Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Chủ nhật, ngày 24 tháng 11 năm 2024  
Chủ nhật, ngày 9 tháng 2 năm 2020 | 23:59

Hàng loạt cán bộ phường Yên Bình “hô biến” đất nông nghiệp

Tìm về phường Yên Bình, TP Tam Điệp, Ninh Bình, chúng tôi không khỏi giật mình trước những dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng về trật tự xây dựng của nhiều cán bộ phường...

Liên quan đến vấn đề vi phạm trên đất nông nghiệp, thời gian qua, nhiều người dân bức xúc với việc bà Phạm Thị Phương - cán bộ tư pháp phường Yên Bình xây dựng nhà trên đất nông nghiệp. “Mục sở thị”, chúng tôi thấy ngôi nhà to đẹp của gia đình bà Phương với tường xây cao bao quanh, cổng sắt ra vào hoành tráng. Nhiều người thậm chí còn tưởng đây là dinh thự của một đại gia nào đó.

Theo tìm hiểu, hơn 2 năm trước, đây là khu ruộng lao động tổ dân phố Đồi cao 2, rộng 15.000 m2 bà Phương nhận giao khoán vào mục đích nuôi trồng thủy sản và chăn nuôi. Theo Hợp đồng giao khoán không số bà Phương ký với UBND phường Yên Bình ngày 9/8/2017 thì giá đất tính tiền nhận khoán là 40 kg/sào/năm. Thời gian giao khoán 5 năm, kể từ ngày 9/8/2017 đến ngày… tháng… năm…. (không ghi cụ thể).

Ông Đinh Duy Vường, Phó Chủ tịch UBND phường Yên Bình trả lời báo chí, gia đình bà Phương làm mô hình trang trại, nuôi trồng thủy sản, kết hợp nuôi gia cầm. Ông Vường cho biết, hộ bà Phương xây nhà tạm (khoảng 100m) để trông coi phát triển kinh tế, xây trên đất nông nghiệp. 

nhà-ông-nguyễn-văn-cúc.jpg
Nhà ông Nguyễn Văn Cúc - Chủ tịch UBND phường Yên Bình. Ảnh: Ly Hoàng

 

Còn ông Nguyễn Văn Cúc, Chủ tịch UBND phường Yên Bình thì khẳng định, bà Phương có đơn cam kết xin xây nhà để trông coi sản xuất. Sau khi tiếp nhận đơn, chúng tôi nói rõ cho xây nhà tạm rộng 20 - 25 m2 và phải có giấy công nhận trang trại. Áng chừng thì bà Phương xây... gấp đôi diện tích cho phép, xây kèo sắt, lợp ngói.

Ông chủ tịch phường nhấn mạnh: “Theo luật là sai. Dân ý kiến thì mình phải khắc phục. Cái gì sai thì sửa, cái gì tạo điều kiện được thì tạo điều kiện”.

Bản thân ông chủ tịch phường Yên Bình Nguyễn Văn Cúc cũng bị phản ánh lợi dụng chức vụ, quyền hạn xây công trình trên mương tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Theo so sánh, dinh thự của gia đình bà Phạm Thị Phương chẳng thấm tháp gì so với tòa nhà cao tầng đồ sộ của ông Nguyễn Văn Cúc.

Ngoài ra, ông Đinh Duy Vường khẳng định, gia đình ông Cúc đã làm công trình qua mương thoát nước thủy lợi. Phần đất thủy lợi đã được "hô biến" thành lối đi riêng cho gia đình ông Chủ tịch phường.

Trả lời về việc xây dựng lối đi trên bề mặt mương thoát nước tưới tiêu phục vụ nông nghiệp, ông Nguyễn Văn Cúc giải thích: “Mương vẫn đang sử dụng để tưới tiêu, tôi làm 2 cống không ảnh hưởng tới thoát nước… làm gọi là phong thủy”. Nhưng ông Cúc thừa nhận, trong bản vẽ thiết kế không thể hiện lối đi này (làm không đúng giấy phép xây dựng)".

Theo hồ sơ có được, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của vợ chồng ông Nguyễn Văn Cúc có diện tích 616 m2 (trong đó 200 m2 đất ở và 416 m2 đất vườn, đất ao). Gia đình ông Cúc xây dựng mới toà nhà cao tầng, trong khi nhà cũ vẫn để nguyên.

Trước nghi ngờ về việc xây dựng vượt quá diện tích 200 m2 đất ở của gia đình, ông Cúc cho biết: “Ngôi nhà mới của gia đình tôi rộng khoảng 135 m2, nhà cũ là 18 m2. Nếu tính cả sân thì có khả năng vượt diện tích”.

Ông Nguyễn Văn Dục, đảng viên, bí thư chi bộ tổ dân phố Lý Nhân, phường Yên Bình cũng có trong danh sách những người "hô biến" đất công.

Ông Đinh Duy Vường cho biết, trước kia cạnh nhà ông Dục có hố rác gần chân cột điện, rộng khoảng 35 m2. Năm 2015, xã chuyển thành phường, có 1 xe chở rác đi luôn. Nhân dân thống nhất xây bít hố rác cũ lại, không cho vứt rác tại đấy. Gia đình ông Dục có đơn xin mượn diện tích đất công này, xây tường cao 30 phân.

Ông Phó chủ tịch phường thừa nhận, việc gia đình ông Dục “mượn” đất công là không đúng quy định pháp luật về đất đai và khẳng định hành vi của ông Dục là xây dựng trái phép trên đất công.

Việc vi phạm của các cán bộ chủ chốt phường Yên Bình đã "hai năm rõ mười". Khi nào UBND TP Tam Điệp lập đoàn thanh tra xử lý dứt điểm những vi phạm về trật tự xây dựng tại đây?

 

Điều tra 2 vụ phá rừng gây thiệt hại hơn 6 ha rừng ở Đắk Lắk

Sở Nông nghiệp và PTNT Đắk Lắk  vừa yêu cầu Hạt Kiểm lâm huyện Ea H’leo và chủ rừng khẩn trương phối hợp với các ngành chức năng huyện Ea H’leo điều tra, xử lý việc phá rừng trái pháp luật tại lâm phần của Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Chư Phả.

Ngày 16/1 và 21/1/2020, Chi cục Kiểm lâm đã chỉ đạo Hạt Kiểm lâm huyện Ea H’leo phối hợp với Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Lâm nghiệp Chư Phả và UBND xã Ea H’Leo kiểm tra, phát hiện 2 vụ phá rừng với diện tích lớn tại các tiểu khu 18, 22 thuộc lâm phần do Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Lâm nghiệp Chư Phả quản lý. Trong đó, tại tiểu khu 18 có 3,75 ha rừng phòng hộ bị phá; tại tiểu khu 22 có 2,283 ha rừng sản xuất bị phá. Sau khi phát hiện vụ việc, các lực lượng chức năng của huyện Ea H’leo đã tiến hành khám nghiệm hiện trường để điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật. 

đọc-lệnh-bắt-tạm-gia.jpg
Ảnh minh họa (Nguồn: TTX VN)

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đắk Lắk yêu cầu Hạt Kiểm lâm huyện Ea H’leo phối hợp với chủ rừng, các cơ quan chức năng của huyện Ea H’leo hoàn tất hồ sơ 2 vụ phá rừng trên để chuyển đến các cơ quan chức năng có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật; tăng cường tuần tra, kịp thời phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm Luật Lâm nghiệp. Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Lâm nghiệp Chư Phả phối hợp chặt chẽ với lực lượng chức năng để điều tra xử lý vụ việc, tăng cường công tác tuần tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm lâm luật trên diện tích rừng, đất lâm nghiệp được giao quản lý; đồng thời làm rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân để xảy ra vụ việc.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đắk Lắk đề nghị UBND huyện Ea H’leo chỉ đạo các lực lượng chức năng của huyện phối hợp điều tra, xử lý vụ việc theo quy định; tổ chức lực lượng tăng cường tuần tra, chốt chặn, xử lý các hành vi phá rừng, lấn chiếm đất lâm nghiệp, khai thác, vận chuyển, mua bán, tàng trữ lâm sản trái pháp luật. 

 

 

Vĩnh Phúc: Cần làm rõ việc khai thác khoáng sản trái phép, cung cấp cho Nhà máy gạch Prime

Thời gian qua, hoạt động khai thác khoáng sản cao lanh trái phép diễn ra khá thường xuyên tại tổ dân phố Vinh Phú, thị trấn Hợp Hòa, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc. Có thể khẳng định, hoạt động trên đã gây thất thoát tài nguyên khoáng sản quốc gia, đồng thời ảnh hưởng nặng nề đến cuộc sống sinh hoạt người dân xung quanh.

vinh phuc can lam ro viec khai thac khoang san trai phep cung cap cho nha may gach prime

Máy xúc đất ngày đêm “ăn cắp” khoáng sản trên địa bàn Tam Dương. (Ảnh cắt từ video Báo điện tử Tầm nhìn)

Được biết, trong nhiều ngày, liên tục ghi nhận việc các xe đầu kéo chở khoáng sản cao lanh do thổ phỉ khai thác tại tổ dân phố Vinh Phú, thị trấn Hợp Hòa, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc. Sau đó, các xe đầu kéo này di chuyên đến nhà máy gạch Prime ở Phổ Yên, Thái Nguyên.

Theo đó, những ngày cuối tháng 12/2019, phóng viên có nhận được phản ánh của người dân về tình trạng khai thác đất trái phép tại thôn Vinh Phú, gây thất thoát tài nguyên khoáng sản, ảnh hưởng nặng nề đến cuộc sống của người dân.

Trên khu đất rộng 3 nghìn mét vuông, luôn có 2 máy xúc đất cho hàng chục xe tải, xe đầu kéo siêu trường siêu trọng “đánh cắp” đất cao lanh. Theo quan sát, mỗi ngày hàng trăm nghìn mét khối đất đã bị khai thác trái phép.

vinh phuc can lam ro viec khai thac khoang san trai phep cung cap cho nha may gach prime

Số lượng đất cao lanh bị khai thác đến giờ vẫn chưa ước tính được. (Ảnh cắt từ video Báo điện tử Tầm nhìn) 

Ngay khi nhận được phản ánh của phóng viên, UBND Huyện Tam Dương đã có công văn hỏa tốc về việc tăng cường công tác quản lý khai thác đất đai và khoáng sản trên địa bàn gửi công an huyện, phòng tài nguyên môi trường, UBND thị trấn Hợp Hòa xử lý.

Trong buổi làm việc với UBND thị trấn Hợp Hòa, được biết ngày 11/1/2020, UBND đã kiểm tra hoạt động khai thác trái phép trên và tiến hành lập biển bản với ông Nguyễn Văn Thương ngay tại hiện trường thửa đất lâm nghiệp – khu đồi kiến, tổ dân phố Vinh Phú.

Theo ông Phan Văn Nghĩa – Chủ tịch UBND thị trấn Hợp Hòa, ngay khi có thông tin người dân phản ánh, đã có lực lượng xuống kiểm tra và phát hiện sai phạm. Sau đó, UBND thị trấn Hợp Hòa làm biên bản, ra quyết định xử phạt hành chính.

Ngày 13/1, UBND thị trấn Hợp Hòa ra Quyết định 22/QĐ-XPVPHC với ông Nguyễn Văn Thương sinh năm 1999 về việc khai thác khoáng sản không có giấy phép. Đáng chú ý, trong buổi làm việc, UBND thị trấn Hợp Hòa chưa làm rõ cụ thể diện tích, khối lượng khoáng sản đã thất thoát.

Trả lời về vấn đề này, ông Nghĩa cho biết: Thật sự không ước tính được khối lượng, mục đích của buổi kiểm tra là ngăn chặn để dừng hoạt động trái phép trên, còn khu này đã khai thác bao nhiêu thì chưa ước tính được.

Tuy nhiên, hoạt động đánh cắp tài nguyên khoáng sản đã diễn ra từ tháng 11/2019 đến tận tháng 1/2020 mới bị lập biên bản. Liệu ai biết được, trong khoảng thời gian đó, đã có bao nhiêu nghìn mét khối đất bị khai thác, trục lợi cho những cá nhân, tổ chức nào đó?

Theo quan sát, những xe đầu kéo này đều có lịch trình như nhau, đúng 9 giờ sáng múc đất tại đồi kiến, sau khi che chắn cẩn thận sẽ ra khỏi tỉnh Vĩnh Phúc (theo đường tỉnh lộ 35).

vinh phuc can lam ro viec khai thac khoang san trai phep cung cap cho nha may gach primeXe chở đến Nhà máy gạch Prime Phổ Yên. (Ảnh cắt từ video Báo điện tử Tầm nhìn)

 

Đến 3 giờ chiều, những chiếc xe này từ từ tiến vào nhà máy gạch Prime – nhà máy gạch lớn ở Thái Nguyên có công suất khoảng 12 triệu mét khối gạch lát/năm.

Bất ngờ hơn, mỗi khi có xe chở đất cao lanh đến, lái xe phải tiến hành làm thủ tục kí nhận, điều này được giám sát kĩ càng bằng camera của nhà máy gạch Prime. Tất cả số cao lanh chở đến được tập kết phía sau nhà máy, chỉ nhìn sơ qua, số lượng đã lên đến chục ngàn mét khối.

Dư luận không ngừng đặt ra câu hỏi, liệu nhà máy Prime biết nhưng vẫn làm ngơ và tiêu thụ trái phép số khoáng sản trên? Những hóa đơn chứng từ liệu có được làm rõ? Và hơn hết, nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước liệu có được thực hiện đầy đủ? Một nhà máy sản xuất lớn nhất nhì tại Thái Nguyên lại cả gan tiêu thụ tài nguyên khoáng sản trái phép, có hay không việc chính quyền địa phương không kiểm soát được tình hình khai thác trên địa bàn?  

 

 

Hữu Thắng (Tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc
  • Lợi thế đắt giá đến từ vị trí của phân khu Victoria

    Lợi thế đắt giá đến từ vị trí của phân khu Victoria

    Là phân khu hưởng trọn lợi thế siêu kết nối của đại đô thị, cùng vị trí đắc địa khi nằm tách biệt với các dự án khác, The Victoria trở thành giao điểm kết nối giữa nhịp sống sôi động và yên bình để trở thành một điểm nhấn khác biệt của Vinhome Smart City.

  • The Miami 5: Không gian sống lý tưởng cho gia đình trẻ

    The Miami 5: Không gian sống lý tưởng cho gia đình trẻ

    The Miami 5 – Tòa tháp cuối cùng của phân khu The Miami là đáp án hoàn hảo cho bài toán không gian sống mà các gia đình trẻ Hà Nội đang kiếm tìm. Đó là chốn an cư lý tưởng với hệ thống tiện ích hoàn chỉnh và cộng đồng dân cư hiện hữu.

  • Thanh Hóa vận động hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo

    Thanh Hóa vận động hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo

    Mới đây, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa đã ban hành Chỉ thị số 22-VT/TU về Cuộc vận động hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh trong 2 năm 2024-2025.

Top