Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 23 tháng 11 năm 2024  
Thứ ba, ngày 20 tháng 4 năm 2021 | 22:27

Hàng rong tự phát trên trục đường phía Nam gây nguy hiểm cho người đi đường

Tình trạng lấn chiếm vỉa hè làm nơi bán hàng rong đang diễn ra tấp nập ngay trên trục đường phía Nam đoạn qua KĐT Kiến Hưng và Thanh Hà thuộc địa bàn phường Kiến Hưng, Hà Đông (Hà Nội) quản lý, tiềm ẩn nguy cơ cao mất ATGT.

91.jpg
16.jpg

Trục đường phía Nam qua KĐT Kiến Hưng và KĐT Thanh Hà (đoạn qua địa bàn phường Kiến Hưng, Hà Đông quản lý) là một tuyến đường trục Tây Nam Hà Nội, là huyết mạch đặc biệt quan trọng của Thủ đô. Tuy nhiên, dọc tuyến đường đang xảy ra tình trạng lấn chiếm làm nơi buôn bán hàng rong, gây mất ATGT, mỹ quan đô thị nghiêm trọng.

6.jpg
121.jpg
7.jpg
Ngay tại điểm bắt đầu của trục đường, nơi giao cắt giữa địa bàn quận Hà Đông và huyện Thanh Oai (Hà Nội). Người bán hàng rong không ngần ngại đậu hẳn xe tải ngay trên vỉa hè để bán hàng cả ngày, gây nguy hiểm cho người đi đường.
2.jpg
13.jpg

 

14.jpg
Những người bán hàng rong chiếm hết vỉa hè thậm trí là dưới trục đường để bày bán hàng; biển quảng cáo bày khắp nơi, gây mất mỹ quan đô thị.

 

8.jpg 
4.jpg
Điểm đón trả khách của xe Buýt cũng dần trở thành nơi bày bán. Đây là điểm dừng chân để chờ xe Buýt.
10.jpg
5.jpg
Những người bán hàng rong chiếm hết vỉa hè dọc đường trục phía Nam qua KĐT Kiến Hưng và Thanh Hà để bày bán hàng đã diễn ra từ lâu, nhưng dường như không hề bị cơ quan chức năng vào cuộc xử lý tình trạng này.

Anh Khanh, một cư dân sinh sống tại KĐT Thanh Hà bức xúc nói, tình trạng những chiếc xe tải và xe máy tấp đầy hoa quả để bày bán trên đoàn đường này đã diễn ra thường xuyên, trong khi đoạn đường này thường xuất hiện xe tải hạng nặng lưu thông qua và không che chắn theo quy định gây bụi bẩn. Hình ảnh kẻ mua, người bán diễn ra tấp nập, mỗi khi di chuyển qua đoạn đường này hết sức nguy hiểm, vì người đi đường bỗng nhiên tạt vào lề đường để mua hoa quả, khiến cho người đi phía sau không kịp xử lý dẫn đến tai nạn giao thông.

 

171.jpg
Thiết nghĩ, cơ quan chức năng phường Kiến Hưng, quận Hà Đông (Hà Nội) cần sớm vào cuộc kiểm tra, xử lý dứt điểm tình trạng lấn chiếm vỉa hè làm nơi buôn bán gây mất an toàn cho người tham gia giao thông, gây mất mỹ quan đô thị.

 

 
Cần siết chặt công tác quản lý
 
Giải phóng vỉa hè đang là bài toán khó chưa có lời giải. Trước thực trạng vỉa hè bị chiếm dụng làm nơi kinh doanh gây mất ATGT, mất mỹ quan đô thị, Sở Giao thông - Vận tải Hà Nội cần mạnh tay hơn nữa trong việc kiểm tra, xử lý dứt điểm tình trạng này. Bên cạnh đó là, tuyên truyền cho người dân dần thay đổi những tập quán kinh doanh buôn bán hàng rong gắn liền với văn hóa hè phố, bám mặt đường. Do việc đầu tư xây dựng vỉa hè chưa đồng bộ dẫn đến nhiều nơi, vỉa hè bị người dân biến thành của riêng, nhiều vỉa hè đang bị xuống cấp, không đồng bộ gây phản cảm và không còn giữ chức năng trong không gian công cộng của đô thị.
 
Mặt khác, thói quen ăn uống, mua bán, sinh hoạt trên vỉa hè còn tồn tại trong nếp nghĩ của phần lớn người dân và đây cũng là một vấn đề quan trọng cần sớm được thay đổi trong mỗi gia đình.
 
Có thể thấy, việc buông lỏng quản lý khiến vỉa hè bị “chia lô”, biến thành chợ cóc, quán giải khát, gara ô-tô… trách nhiệm thuộc về các quận, phường (dù đã được phân cấp quản lý vỉa hè). Tuy nhiên, một số nguyên nhân chủ yếu là do chủ tịch phường ngại khó, ngại va chạm với dân.
 
Những tồn tại trên là do sự quản lý lỏng lẻo, kiểm tra, xử lý thiếu kiên quyết của các phường. Tại nhiều địa bàn, do việc kiểm tra mang tính chiếu lệ, qua loa, không thường xuyên, khiến một số người dân “lấn tới” lấn chiếm vỉa hè. Khi được hỏi về vấn đề này, nhiều lãnh đạo phường phàn nàn rằng, lập lại trật tự vỉa hè gặp nhiều khó khăn, bất cập, phức tạp nên cấp phường không giải quyết được...
 
Sự thiếu ý thức của người dân và buông lỏng quản lý của chính quyền các cấp dẫn đến tình trạng vỉa hè bị chiếm dụng không còn chỗ cho người đi bộ.
 
Để trả lại đúng công năng của vỉa hè, các cơ quan chức năng cần tăng cường vận động, tuyên truyền, kiểm tra, xử phạt nghiêm các trường hợp vi phạm, tái phạm.
 
 
Lê Nguyễn
Ý kiến bạn đọc
  • Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.

  • Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Ông Lê Đức Giang, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ký văn bản chấn chỉnh thực hiện dự án nạo vét lòng hồ Khe Trầu (phường Trúc Lâm, TX Nghi Sơn), sau phản ánh của Tạp chí Kinh tế nông thôn.

  • Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Liên quan đến trang trại tổng hợp gây ô nhiễm môi trường ở xã Thăng Bình, UBND huyện Nông Cống (Thanh Hoá) yêu cầu chủ trang trại dừng nuôi lợn, hoàn thiện hồ sơ cấp phép môi trường và hoàn thiện các hạng mục, công trình xây dựng phục vụ hoạt động sản xuất theo đúng quy định.

Top