Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Chủ nhật, ngày 24 tháng 11 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 14 tháng 12 năm 2018 | 18:52

Hạnh phúc giản dị của những người làm du lịch vì cộng đồng

Để có những lễ hội pháo hoa quy mô quốc tế mãn nhãn người hâm mộ, một Carnaval Hạ Long hấp dẫn đến phút cuối cùng hay những chương trình nghệ thuật ý nghĩa hướng tới cộng đồng như Hòa nhạc trên đỉnh Bà Nà… tiền thôi không đủ.

Sau ánh hào quang của DIFF 2018

Đã nhiều tháng kể từ khi Lễ hội Pháo hoa quốc tế 2018 (DIFF 2018) kết thúc, anh Phan Thành Long - Phó Phòng an ninh của Công ty cổ phần Tập đoàn Mặt trời (Sun Group) đến giờ vẫn chưa quên những chuỗi ngày vận chuyển pháo căng thẳng từ Hải Phòng về kho pháo tại Đà Nẵng.

trinh-dien-phao-hoa-diff-2018.jpg

 

Trải qua quãng đường hơn 800km, đi qua 11 tỉnh thành trong suốt hơn 26 tiếng đồng hồ và phải tuân thủ những nguyên tắc ngặt nghèo, áp lực quá lớn bởi chỉ một sơ sẩy vô cùng nhỏ thôi, không ai có thể nói trước được thiệt hại sẽ như thế nào. “Chỉ đến khi các xe chở pháo về đến kho, chúng tôi mới thở phào nhẹ nhõm” – anh Long chia sẻ.

Sân khấu Lễ hội Pháo hoa quốc tế (DIFF) 2018 được thiết kế ba tầng, diện tích 2.000m2, rộng gấp đôi năm ngoái và được lắp nổi trên mặt sông Hàn. Là người đảm trách lắp đặt toàn bộ sân khấu, khán đài, kỹ sư Trần Xuân Hưng cùng các đồng nghiệp đã sớm triển khai công việc ngay sau Tết Mậu Tuất để kịp bàn giao, chuẩn bị cho DIFF 2018. Oái oăm thay, ngay trước thời điểm bàn giao 3 ngày, hệ thống sàn nâng sân khấu gặp trục trặc.

 

san-khau-phao-hoa-diff-2018.JPG
Sân khấu pháo hoa quốc tế (DIFF)

 

Hơn một tháng lắp đặt và 10 ngày khắc phục sự cố, hai kỹ sư Cường và Hưng cùng đội thi công “ăn, ngủ” với sân khấu, không rời nửa bước. Năm ngày trước lễ khai mạc, khi lỗi hệ thống sàn nâng mới được khắc phục, cả đội mới thở phào, trút được gánh nặng. Ai nấy phờ phạc.

Giờ đây, khi nhắc tới DIFF 2018, người ta thường chỉ nhớ 5 đêm trình diễn pháo hoa, con số kỷ lục hơn 1,5 triệu lượt khách trong 2 tháng diễn ra DIFF... Chẳng mấy ai quan tâm tới chi phí hơn 139 tỷ đồng mà nhà đầu tư Sun Group đã bỏ ra, và doanh thu từ bán vé chỉ vỏn vẹn hơn 58 tỷ đồng, chưa đủ bù đắp một nửa chi phí. Nhưng để Đà Nẵng có một mùa hè sôi động, để tương lai không xa, Việt Nam có một thành phố pháo hoa như Pohang (Hàn Quốc), Sun Group vẫn có những nhà đầu tư tâm huyết, dám làm.

Carnaval Hạ Long 2018 –Sức hút mới cho vùng di sản 

Đêm 28/4/2018, Carnaval Hạ Long trở lại ngoạn mục sau một năm vắng bóng. Khán đài hơn 6000 người trên Quảng trường Sun Carnival Hạ Long không còn một chỗ trống. Một sân khấu với mô hình rồng phượng vùng vẫy trên miền biển di sản, một sân khấu không có giới hạn, khiến khán giả liên tục bất ngờ, màn trình diễn pháo hoa ấn tượng, rất nhiều nghệ sỹ từ khắp ba miền đất nước, hàng trăm nghệ sỹ từ Ukraine, Brazil, Trung Quốc, Cuba... Để có thể quy tụ cả vài ngàn nghệ sỹ, trong một chương trình với những lớp lang, chương hồi như thế… đạo diễn kỳ cựu Phạm Hoàng Nam từng phải thốt lên: "Nghe đơn giản nhưng thực ra quá khó khăn".

hoa-nhac-tren-dinh-ba-na.jpg
Hòa nhạc trên đỉnh Bà Nà

 

530.000 lượt khách đến Hạ Long trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5, tăng 27% so với cùng kỳ năm 2017 là con số biết nói khi nhắc đến Carnaval Hạ Long 2018. Người dân Quảng Ninh đã được tận hưởng một lễ hội Carnaval đúng nghĩa nhất, chuyên nghiệp nhất, để họ thêm yêu và tự hào về quê hương của mình, còn với du khách, họ có thêm lý do để đến hẹn lại lên với Carnaval Hạ Long. Sau cái được lớn nhất ấy, chẳng mấy ai biết, đơn vị đồng hành với Quảng Ninh tổ chức, và là nhà tài trợ chính của chương trình là ai.

Cõng đàn lên núi, mang nhạc hàn lâm lên đỉnh

Trung tuần tháng 7/2018, Bà Nà Hills mời hẳn Dàn nhạc giao hưởng Sun Symphony Orchestra do nhạc trưởng người Pháp nổi tiếng Olivier Ochanine dẫn dắt, với sự góp mặt của những nhạc công trong và ngoài nước, tới biểu diễn phục vụ du khách, tất nhiên là miễn phí.

Ở chốn núi cao, bốn mùa sương mây bao phủ, độ ẩm cao như Bà Nà Hills, đặc biệt không tốt cho "sự an toàn" của những cây đàn, những nhạc cụ trị giá cả gia tài. Nhạc trưởng người Pháp yêu cầu nhà kho chứa các nhạc cụ phải luôn được canh chỉnh nhiệt độ ở mức an toàn, từ 25 đến 27 độ. Việc vận chuyển phải được làm vô cùng cẩn trọng để không va chạm, xây xước nhạc cụ...

van-chuyen-dan-chuan-bi-cho-hoa-nhac-tren-dinh-ba-na-2.jpg
Vẩn chuyển đàn chuẩn bị cho buổi hòa nhạc trên đỉnh Bà Nà

 

40 người được huy động, chỉ để phục vụ công tác vận chuyển 20 thiết bị nhạc cụ. Mỗi lần cõng trên lưng cây đàn cao hơn người, với họ, như thể vác cả gia tài trên vai, sơ sểnh là... "bán nhà đi mà đền". Có nguyên một đội an ninh luôn túc trực 24/24 tại kho để bảo vệ, tránh mất mát và để nhiệt độ phù hợp luôn được đảm bảo. Có hẳn một đội hình tác chiến tại chỗ được thành lập, để ứng biến kịp thời với thứ thời tiết đang nắng lại đổ mưa ở Bà Nà, kịp thời "hỏa tốc" vận chuyển nhạc cụ về nơi an toàn, hoặc di chuyển dàn nhạc đến sân khấu ngoài trời ở Du Dôme, Cầu Vàng...

Chắc chắn, chẳng có mấy doanh nghiệp dám "mạo hiểm" đánh bạc với thời tiết, để đảm bảo khối tài sản hơn 40 tỷ đồng của dàn nhạc được an toàn, khi điều mà họ thu về chỉ là những tràng pháo tay và khuôn mặt rạng rỡ khi bất ngờ được thưởng thức âm nhạc hàn lâm trong một không gian đặc biệt như thế. Nhưng với người làm du lịch ở Bà Nà, phần thưởng cho những kỳ công đưa âm nhạc hàn lâm lên đỉnh ấy, chỉ đơn giản là được mang đến niềm vui cho người khác.

Tiếp sức, để nghệ thuật truyền thống không còn cô đơn

17 năm quanh quẩn với rối nước, nghệ sĩ Nguyễn Văn Tâm, người tự nhận là “gã rối say nghề” của Nhà hát Múa rối Hoa Sen- đã có lúc tưởng như không theo nổi được cái nghề khá “cô đơn” này. Thế nhưng, như một cơ duyên, anh được Tập đoàn Sun Group mời về làm người phụ trách Nhà hát Rối nước Ánh Trăng tại Sun World Halong Complex (Tp Hạ Long).

Ngày anh về, cái hồ nước của nhà hát còn đang cạn khô. Và giờ thì, mưa, nắng, ít khách, nhiều khách, vẫn cứ diễn. Đến xem rối ở Sun World Halong Complex, du khách không phải bỏ thêm tiền. Những người bỏ công sức, tiền của xây nhà hát, thuê nghệ sỹ biểu diễn tại đây, chỉ đơn giản là muốn gia tăng trải nghiệm cho du khách đến công viên, muốn giữ rối nước để văn hóa truyền thống được lan tỏa cho muôn đời sau, để du khách quốc tế luôn nhớ Việt Nam có rối nước “hay lắm, đặc sắc lắm”, để người nghệ sỹ như anh Tâm được tiếp tục say nghề.

d2-múa-rối-nước-tại-nhà-hát-múa-rối-ánh-trăng-tại-sun-world-halong-complex-6.JPG
Múa rối nước tại Nhà hát múa rối Ánh trăng tại Sun World Halong Complex

 

Đứng sau những chương trình lễ hội hoành tráng, quy mô, những sự kiện văn hóa nghệ thuật ít ai muốn làm đó, những nhà đầu tư như Tập đoàn Sun Group đơn giản chỉ quan tâm đến một điều duy nhất: Họ đã, đang và sẽ còn tiếp tục mang đến những niềm vui cho cộng đồng, cho những du khách đã tin yêu những sản phẩm du lịch đẳng cấp của Sun Group.

 

 

PV
Ý kiến bạn đọc
  • Hội thi pháo đất Vĩnh Bảo - bảo tồn nét đẹp truyền thống

    Hội thi pháo đất  Vĩnh Bảo - bảo tồn nét đẹp truyền thống

    Sáng 23/11, tại nhà thi đấu thể dục thể thao huyện, UBND huyện Vĩnh Bảo (Hải Phòng) tổ chức Hội thi pháo đất năm 2024 nhằm bảo tồn và phát huy giá trị trò chơi dân gian truyền thống.

  • Phú Yên trưng bày nhiều hiện vật từ những chuyến Tàu Không số

    Phú Yên trưng bày nhiều hiện vật từ những chuyến Tàu Không số

    Tối 22/11, tại Bảo tàng tỉnh Phú Yên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Bến Vũng Rô và hoạt động tiếp nhận chi viện từ những chuyến Tàu Không số”. Hoạt động nhằm hướng đến kỷ niệm 60 năm Bến Vũng Rô tiếp nhận chuyến hàng đầu tiên của Tàu Không số (28/11/1964 – 28/11/2024).

  • Kỷ niệm 555 năm danh xưng Duy Tiên

    Kỷ niệm 555 năm danh xưng Duy Tiên

    Sáng 22/11, Thị ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ thị xã Duy Tiên long trọng tổ chức Kỷ niệm 555 năm danh xưng Duy Tiên (1469 - 2024) và 95 năm thành lập Chi bộ Đông Dương Cộng sản Đảng Duy Tiên (11/1929 - 11/2024).

Top