Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 20 tháng 4 năm 2024  
Thứ tư, ngày 4 tháng 11 năm 2020 | 23:1

Hiểm họa khó lường từ phá rừng, lấn sông

Những cánh rừng bị lâm tặc tàn phá, khai thác trái phép, cùng hàng nghìn m2 đất hành lang sông đang bị lấn chiếm làm nơi xây dựng nhà hàng, hàng “tá” đập thủy điện “cóc” mọc lên như nấm… Có thể nói, đây là nguyên nhân dẫn đến “thiên tai" nặng nề.

Báo động đỏ tình trạng khai thác rừng trái phép

Đơn cử như dự việc được phát hiện tại khu vực rừng giáp ranh giữa hai xã Đức Vân và Thượng Quan, đều thuộc huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn.

Theo số liệu kiểm tra của cơ quan chức năng, tuyến đường mở trái phép vào rừng tự nhiên, rừng sản xuất thuộc các thôn Ma Nòn (xã Thượng Quan) và Phiêng Dượng (xã Đức Vân). Cả tuyến đường có chiều dài lên đến hơn 2,4km, rộng trung bình hơn 3m, với tổng diện tích bị san ủi là rất lớn.

 

122433178_393808428580252_7179910371517460489_n.gif
Tuyến đường rừng được mở dài khoảng 2,4km, là đất rừng tự nhiên. Ảnh: Toán Nguyễn

Dọc tuyến đường san ủi, các đối tượng đã khai thác số lượng lớn gỗ rừng tự nhiên. Cụ thể, theo thống kê đã có 367 cây gỗ từ nhóm IV đến nhóm VIII bị chặt hạ, một phần gỗ đã được di chuyển đi, số lượng còn lại tại hiện trường lên tới 72m3.

 

123294797_294318401691395_7575147696122632497_n.gif
Tại hiện trường, số gỗ đã bị chặt hạ và chưa kịp chuyển đi vào khoảng 72m3. Ảnh: Toán Nguyễn

Vụ phá rừng nói trên mới được phát hiện và đang được các cơ quan chức năng điều tra làm rõ. Thời điểm xảy vụ việc đã kéo dài trong khoảng thời gian từ tháng 9 đến tháng 10/2020.

Kiểm lâm Bắc Kạn đã xác định vụ phá rừng nghiêm trọng, xảy ra trên quy mô lớn và các đối tượng có hành vi ngang nhiên dùng máy xúc phá rừng mở đường vận chuyển gỗ trái phép.

La liệt gỗ tự nhiên bị tàn phá để trục lợi

Người dân thôn Khuổi Le, xã Đông Thành, huyện Bắc Quang (tỉnh Hà Giang) phản ánh trên địa bàn xuất hiện tình trạng các đối tượng liên kết khai thác gỗ tạp tại khu vực rừng đầu nguồn để bán cho các cơ sở sản xuất ván bóc kiếm lời.

Theo ghi nhận của phóng viên, địa điểm các đối tượng khai thác gỗ trộm là khu vực rừng đầu nguồn, giáp ranh với huyện Hàm Yên (tỉnh Tuyên Quang). Tại hiện trường, những khúc gỗ được cắt thành từng đoạn dài 2 mét, các đối tượng tập kết gỗ la liệt ngay dọc đường để chờ cơ hội tẩu tán. Nghiêm trọng hơn, các đối tượng còn thuê máy xúc đào đường lên đỉnh núi để vận chuyển gỗ.

Được biết, liên quan đến vấn đề nêu trên, ngày 27/10/2020, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang đã ký văn bản số: 3546/UBND-KTTH với nội dung: Chấn chỉnh công tác quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn xã Đông Thành, huyện Bắc Quang.

 

123294797_294318401691395_7575147696122632497_n.gif
Gỗ được các đối tượng khai thác và vẫn chưa kịp vận chuyển ra ngoài. Ảnh: P.Họ

 

Trong văn bản, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang yêu cầu huyện Bắc Quang, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công an tỉnh xử lý nội dung báo chí nêu

Sau khi có chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh, các cơ quan trên cùng đơn vị chuyên môn đã trực tiếp họp tại UBND xã Đông Thành chiều ngày 28/10/2020. Đồng thời, vào hiện hiện trường để kiểm tra, xác minh vụ việc.

Trao đổi với báo chí, ông Phạm Xuân Tiến, Hạt trưởng Hạt kiểm lâm huyện Bắc Quang cho biết, do quá thẩm quyền giải quyết, hiện vụ việc đang được Hạt kiểm lâm bàn giao cho cơ quan công an xử lý.

Theo báo cáo của Hạt kiểm lâm huyện Bắc Quang, ngày 13/10/2020 Hạt Kiểm lâm Bắc Quang đã phối hợp cùng UBND xã Đông Thành tiến hành kiểm tra, xác minh chi tiết hiện trường khai thác (Hạt Kiểm lâm đã có Báo cáo nhanh số 46/BC-KT ngày 15/10/2020 về việc: kiểm tra khai thác rừng trái phép tại thôn Kuổi Le, xã Đông Thành, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang.

Về tuyến kiểm tra, tổ công tác xuất phát từ điểm đầu vào thôn Khuỗi Le, xã Đông Thành, dọc tuyến đường theo khe suối lên tiểu khu 350B. Dùng máy định GPS 78S (hệ tọa độ VN 2000) để xác định tọa độ, vị trí rừng bị khai thác thuộc Lô 23, Lô 29, Khoảnh 4, Tiểu khu 350B; trạng thái rừng: Hỗn giao gỗ - tre nứa (HG), trạng thái thực tế chủ yểu là cây nứa, dùng; chức năng: Sản xuất. Đối chiếu bản đồ địa chính xã Đông Thành khu vực khai thác thuộc Lô 90, 94, 100, tờ bản đồ số 3 (theo sổ mục kể và quyết định cấp giấy của UBND huyện Bắc Quang ngày 30/11/2009).

Trong các ngày 15, 20, 23, 24, 26 tháng 10 năm 2020, Hạt Kiểm lâm phối hợp với UBND xã Đông Thành tiếp tục mở rộng kiểm tra tại khu vực giáp ranh tam tinh (Hà Giang, Tuyên Quang, Yên Bái), từ điểm đầu của khe nước Khuỗi Le lên đỉnh tam tỉnh phát hiện vết máy xúc cuốc mở đường, điểm bắt đầu từ khu vực nhà ông Giáng Sính Dũng, thôn Khuổi Le, xã Đông Thành, huyện Bắc Quang lên trên đỉnh vào rừng để khai thác gỗ. Đường mở rộng 3m, chiều dài 1,2 km (chia nhiều nhánh bao quanh đồi).

 

anh-7-1503.jpg
Nhiều khúc gỗ có đường kính khá lớn bị chặt hạ. Ảnh: P.Họ

Qua kiểm tra gỗ được khai thác và lao xuống tập kết theo các điểm (12 điểm) trên tuyến đường cuốc mở mới để cho xe ô tô vào vận chuyển.

Diện tích khu vực rừng bị khai thác đo được là 96.600 m2 thuộc rừng sản xuất là rừng tự nhiên, khối lượng gỗ khai thác đã vận chuyển về Hạt Kiểm lâm tạm giữ đo đếm được là: 26,695 m3 gỗ thuộc loài thông thường (gỗ rừng tự nhiên), được cắt khúc dài từ 02 m; đường kính từ 09 cm đến 35 cm (do trời mưa đường trơn xe ô tô không vào vận chuyển được nên tại hiện trường gô vẫn còn nằm rải rác trên rừng).

Quan sát hiện trường cho thấy vết cắt còn tươi mới thời gian vào khoảng tháng 8 năm 2020, tại hiện trường có dấu vết của xe ô tô lên vận chuyển gỗ ra khỏi khu vực khai thác.

Tại thời điểm kiểm tra tổ công tác chưa xác định được tổ chức hay cá nhân vi phạm. Trong quá trình vận chuyên tang vật từ vị trí khai thác ra đường nhựa, để bốc lên xe vận chuyển về Hạt Kiểm lâm Bắc Quang tạm giữ, xe của đoàn công tác Hạt Kiểm lâm và UBND xã Đông Thành đã bị đánh chông bằng sắt phi 6 hàn bốn cạnh, khiển xe bị thủng lốp và phải đổ gỗ xuống đường để cứu hộ xe ra xưởng sửa chữa sau đó mới tiếp tục vào vận chuyển tang vật về.

Báo cáo cũng nêu, căn cứ Luật Lâm nghiệp; Nghị định số 35/2014/NĐ-CP ngày 25/4/2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Lâm nghiệp.

Hành vi khai thác trái pháp luật trong rừng sản xuất đối với gỗ thuộc loại thông thường, nếu khai thác đến dưới 10 m3 gỗ rừng tự nhiên thì sẽ bị áp dụng hình thức xử phạt bằng tiền.

Trong trường hợp này khối lượng gỗ khai thác trái phép lớn, đối chiếu với quy định tại Nghị định số 35/2014/NĐ-CP, hành vi vi phạm đã vượt quá khung xử lý vi phạm hành chính.

Sai phạm cả về đất đai, đê điều và xây dựng

UBND tỉnh Nam Định vừa ra quyết định xử phạt hành chính với Công ty TNHH Trường Thoa là chủ đầu tư công trình khu sinh thái Lưu Gia Trang nằm bên ngoài đê sông Đào (thuộc địa bàn phường Năng Tĩnh, thành phố Nam Định) với số tiền 140 triệu đồng.

Ngoài ra, tỉnh Nam Định cũng yêu cầu công ty này phải có biện pháp khắc phục những sai phạm, xây dựng phương án, tổ chức tháo dỡ công trình, hạng mục công trình xây dựng vi phạm và biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định. Thời hạn thực hiện trong vòng một năm.

Theo đó quyết định xử phạt, Công ty TNHH Trường Thoa đã mắc hàng loạt sai phạm cả về đất đai, đê điều và xây dựng.

 

tp_luu2_fxgo.jpg
Công ty TNHH Trường Thoa tự ý xây kè trên đê để mở nhà hàng, quán cafe - Ảnh: Hoàng Long

Cụ thể, về lĩnh vực đất đai, công ty đã sử dụng quá hơn 200m² so diện tích 6.923m² được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Về lĩnh vực đê điều, doanh nghiệp đã xây dựng hạng mục cổng và một đoạn tường bao ngay trên mái đê sông Đào, vi phạm hành lang bảo vệ đê điều.

Về lĩnh vực xây dựng, Công ty TNHH Trường Thoa đã tăng quy mô, diện tích một số công trình mà không có giấy phép xây dựng; có nhiều công trình với diện tích hơn 480m² nằm trong phạm vi quy hoạch không được xây mới công trình. Công ty cũng xây nhiều hạng mục công trình không có trong quy hoạch tổng mặt bằng và không có giấy phép xây dựng với tổng diện tích hơn 728m². Với các hạng mục công trình có trong quy hoạch tổng mặt bằng và giấy phép được xây dựng được cấp, hiện trạng nhiều công trình có sự thay đổi về vị trí, diện tích, chiều cao, số tầng.

Theo hồ sơ vụ việc vi phạm trên, khu đất có diện tích gần 7.000m² nằm ven sông Đào này được nhà nước cho thuê đất từ năm 2016, thời hạn đến năm 2043 với mục đích sử dụng làm "văn phòng, cửa hàng giới thiệu sản phẩm kết hợp trồng cây xanh".

Năm 2016, UBND tỉnh Nam Định cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với loại hình đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp cho diện tích đất thuê của Công ty TNHH Trường Thoa. Cùng thời gian, Sở Xây dựng tỉnh cấp giấy phép xây dựng cho doanh nghiệp này.

Tuy nhiên, thực tế từ khi nhận bàn giao mặt bằng, Công ty TNHH Trường Thoa lại tiến hành xây một tổ hợp nhà hàng, quán cafe, lầu vọng cảnh, khu vui chơi và công trình tâm linh ngay bên ngoài đê sông Đào, gọi đây là khu sinh thái Lưu Gia Trang.

tại đây, ngoài hệ thống tổ hợp nhà hàng, quán cafe, các công trình tâm linh, chủ đầu tư còn trồng hàng loạt cây cảnh có giá trị rất lớn. Ước tính tổng đầu tư lên đến vài chục tỷ đồng, biến Lưu Gia Trang thành khu sinh thái lớn và đẹp nhất Nam Định.

Đáng chú ý là việc xây dựng khu sinh thái Lưu Gia Trang này bằng mắt thường cũng nhận ra sai phạm về luật đê điều, xây dựng nhưng tỉnh Nam Định phải mất hơn một năm mới điều tra ra nguyên nhân và ra quyết định xử lý.

Cụ thể, vào giữa năm 2019, dư luận tại Nam Định xôn xao về việc tổ hợp công trình Lưu Gia Trang kiên cố, đồ sộ "mọc" ra trên khu vực vốn là hành lang an toàn đê và hành lang thoát lũ.

 

tp_luu7_wbsb.jpg
Chủ đầu tư tự ý xây lầu vọng cảnh và tổ hợp sinh thái, nhà hàng, cafe lớn nhất thành phố Nam Định ở ven đê sông Đào - Ảnh: Hoàng Long

Ngay sau đó, UBND tỉnh Nam Định thành lập và cho giao đoàn kiểm tra liên ngành do Sở Xây dựng Nam Định chủ trì tiến hành rà soát hiện trạng khu sinh thái Lưu Gia Trang.

Ngạc nhiên là ngay sau khi tỉnh Nam Định thành lập Đoàn kiểm tra, thay vì tháo dỡ các công trình vi phạm, Công ty Trường Thoa lại vẫn tiếp tục xây dựng công trình, thậm chí mở rộng quy mô, tiếp tục mở nhà hàng ăn uống trong khu đất này.

Đặc biệt, đơn vị này tự ý làm kè, hành lang kéo dài trên thân đê sông Đào để tạo phong cảnh cho chuỗi tổ hợp hàng cafe, hàng ăn.

Chính trong biên bản xử lý vụ việc, UBND tỉnh Nam Định cũng thừa nhận việc thông báo kết quả kiểm tra sai phạm tại khu sinh thái Lưu Gia Trang đã nhiều lần phải gia hạn do các đơn vị "chưa làm rõ được hành vi vi phạm của Công ty TNHH Trường Thoa cũng như trách nhiệm của các Sở, ngành và UBND thành phố Nam Định trong quản lý nhà nước về quản lý, sử dụng đất, đê điều và đầu tư xây dựng".

Cuối cùng, UBND tỉnh Nam Định sau đó phải đề nghị Thanh tra tỉnh Nam Định vào cuộc, tham mưu xử lý vụ việc.

Đến ngày 28/8/2020, được sự hỗ trợ từ cơ quan Thanh tra, sau hơn một năm từ khi phát lộ vụ việc, Sở Xây dựng tỉnh Nam Định mới ra được thông báo về  kết quả kiểm tra việc sử dụng đất và việc chấp hành pháp luật về xây dựng, đê điều đối với dự án của Công ty TNHH Trường Thoa.

Sau đó, UBND tỉnh Nam Định ra quyết định với xử phạt công ty Trường Thoa và yêu cầu cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra, đôn đốc Công ty TNHH Trường Thoa thực hiện kết quả kiểm tra; báo cáo các Bộ có liên quan để xử lý các vi phạm theo quy định.

Đặc biệt, căn cứ sai phạm, UBND tỉnh Nam Định yêu cầu các Sở có liên quan, UBND thành phố Nam Định và UBND phường Năng Tĩnh phải kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân để xảy ra sai phạm khi triển khai thực hiện dự án của Công ty TNHH Trường Thoa trước ngày 28/11/2020.

 

Theo ĐBQH Hoàng Đức Thắng – Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Trị cho biết: "Câu chuyện hủy hoại về rừng không còn là chuyện mới song nhìn lại lũ lụt, sạt lở miền Trung chúng ta càng thấy thấm thía cái giá phải trả cho sự tàn phá này”.

Trưởng đoàn đại biểu tỉnh Quảng Trị cũng nhấn mạnh: "Thủy điện có thể không làm ra lũ nhưng thủy điện làm mất rừng và tác nhân gây ra lũ rừng lớn hơn và có sức tàn phá nặng nề hơn".

Hữu Thắng (Tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc
Top