Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 25 tháng 4 năm 2024  
Thứ bảy, ngày 15 tháng 8 năm 2020 | 14:22

Hiệp Hoà: Có xã còn 2 hộ giữ được đàn lợn sau DTLCP

Từ sau DTLCP đến nay, việc khôi phục đàn lợn ở Hiệp Hoà rất khó, có xã chỉ còn 2 hộ giữ được đàn lợn, thay vì 20 hộ như trước đó.

Ông Nguyễn Văn Sơn ở thôn Hoàng Liên, xã Hoàng An, huyện Hiệp Hoà (Bắc Giang), cho biết, gia đình ông hiện có 12 con lợn nái, 70 con lợn thịt, dự kiến 2 tháng nữa sẽ xuất chuồng. Song, việc gây dựng lại đàn lợn như khi chưa có DTLCP thì rất khó.

 

img_2655.jpg

 Đàn lợn nhà ông Sơn được chăm sóc tốt, sạch sẽ, khoẻ mạnh

 

Nguyên nhân chủ yếu do trục trặc khi phối giống, nên lợn con không đạt yêu cầu, giá 1 lần phối 120.000 đồng không đắt quá, song, phải chờ 21 ngày mới biết kết quả.

Mặt khác, không phải cứ sau 21 ngày là có kết quả như mong đợi, thậm chí có khi phải phối giống 3 -4 lần mới được (tương đương với việc phải chờ 3 -4 tháng).

Hoặc, phối giống trực tiếp cũng lúc được, lúc không, khó khăn trong việc gây giống, chậm tái đàn là vì vậy. Từ đầu năm đến nay, gia đình đã phối giống 3 lần đều không được, hiện có 2 lợn mẹ, 8 tháng nay chưa thụ tinh được.

Nếu mua lợn con ở ngoài thì rất đắt, giá 3 triệu đồng/con 8 – 10 kg, đây là mức giá quá cao. Bình thường, khi chưa có dịch, chỉ khoảng 1,6 – 1,7 triệu đồng/1 lợn con. Hiện, gia đình còn 70 con lợn thịt, dự kiến 2 tháng nữa sẽ xuất chuồng.

Đồng thời, lúc ấy cũng có 7 lợn nái sinh sản, bình quân 10 lợn con/nái. Như vậy là vừa có lợn ra, lợn vào, không bị “trắng” chuồng. Song, để gây dựng lại như ban đầu thì chưa được.

 

img_2656-11.jpg

Lợn mẹ được chăm sóc tốt, đảm bảo sức khoẻ sinh sản.

 

Đàn lợn của gia đình cao nhất là khi có 20 nái sinh sản, trong chuồng luôn có 200 lợn con gối đầu. Từ tháng 10/2019 đến nay, do có DTLCP nên đã rơi vào tình cảnh như vậy.

“Hiện, trong xã chỉ còn 2 gia đình giữ được đàn lợn (khi chưa có dịch khoảng 20 hộ), giá lợn thịt lúc này khoảng 90.000 đồng/kg. Thức ăn cho đàn lợn là cám đậm đặc, gồm khô đậu tương và bột cá, mua của các hãng thức ăn chăn nuôi tin cậy. Đồng thời,  gia đình cũng tự ủ men để có thêm thức ăn phong phú, đảm bảo sức khoẻ cho đàn lợn chống chọi bệnh tật” – ông Sơn cho biết thêm.

 

Dương An Như
Ý kiến bạn đọc
  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Thời gian qua, NHCSXH huyện Quỳ Châu (Nghệ An) đã đồng hành thực hiện các mục tiêu mà nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội địa phương đề ra.

  • Nỗ lực Dần Thàng

    Nỗ lực Dần Thàng

    Chỉ vài ba năm trở về trước, xã Dần Thàng (Văn Bàn, Lào Cai) còn là một địa danh ẩn sâu trong những tán rừng, được bao bọc bởi nhiều dãy núi, nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc Dao. Quyết tâm XD NTM đã khiến Dần Thàng “chuyển động”, mạnh mẽ nhất là phong trào phát triển kinh tế.

  • Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM) gắn với thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn đi vào chiều sâu, bền vững, từng bước hiện đại đang được Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân Quảng Trị triển khai có hiệu quả.

  • Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Để "đặt chân" sâu hơn vào thị trường quốc tế đòi hỏi sản phẩm OCOP cần phải khắc phục hạn chế và sản xuất cái thị trường cần thay vì cái mình có, định vị thị trường và mở kênh bán hàng…

Top