Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ ba, ngày 19 tháng 3 năm 2024  
Thứ tư, ngày 1 tháng 7 năm 2020 | 11:55

Hiệp Hoà: Khẳng định sức sống nông trại giữa mùa dịch Covid-19

Mặc dù phải sống chung và cảnh giác với dịch Covid-19, song hội viên Hội Làm vườn huyện Hiệp Hoà (Bắc Giang) vẫn bám ruộng đồng, nông trại để canh tác.

tr14.JPG
Anh Quyết chăm sóc đàn bò.

 

Đến nay, mọi hoạt động sản xuất tại nhiều địa phương vẫn bình ổn và thông thoáng đầu ra. Sản phẩm từ trang trại được thương lái thu mua tại vườn, được mùa, được giá.

Sản xuất tốt, thu nhập cao

Ông Nguyễn Đăng Khoa ở thôn Hoàng Liên, xã Hoàng An, huyện Hiệp Hoà, cho biết, trang trại của ông rộng 3ha, trong đó có 2 ao cá truyền thống, chăn nuôi 1.000 con vịt, lấy cá nhỏ làm thức ăn cho vịt, phân vịt lại nuôi cá.

Hiện, trang trại có 1 khu nuôi vịt, 1 khu nuôi gà, 1 trại chuyên ươm con giống. Vườn rau sạch gồm: rau ăn lá các loại; bí đỏ, đu đủ, trên bờ ao có  200 - 300 gốc chuối tiêu hồng, 100 gốc bưởi Diễn, 100 gốc đu đủ. Hàng ngày, thương lái đến thu mua các loại sản phẩm đưa đi bán buôn, cung cấp cho nhà hàng, đám cưới.

Nếu vịt không bán hết, gia đình đã có Công ty Thực phẩm sạch ở thị trấn Hiệp Hoà tiêu thụ, nên không lo đầu ra, nhất là trong dịp giãn cách xã hội do dịch Covid-19 vừa qua, hàng hoá vẫn lưu thông bình thường.

Năm 2019, ông Khoa thu được 13 tấn vịt, 7 tấn gà, 7 tấn cá/ao. Doanh thu năm 2019 đạt khoảng 800 triệu đồng, trừ chi phí, lãi 250 – 300 triệu đồng. Lúc thời vụ, phải thuê thêm nhân công, trả thù lao 200.000 đồng/người/ngày, chủ yếu để cắt cỏ cho cá ăn và dọn vườn, còn lại do một mình ông đảm nhận. Vợ ông Khoa bán hàng ở chợ huyện, nếu có khách gọi lấy hàng từ trang trại, gia đình sẵn sàng cung cấp, vì vậy, trang trại luôn chủ động đầu ra, không lo ế hàng.

Một gia đình khác, cùng xã với ông Khoa, cũng là hộ làm kinh tế VAC xuất sắc, đó là anh Nguyễn Hữu Quyết, xóm Chùa. Anh cho biết, nông trại của anh rộng 3,3 mẫu (1ha = 2,7 mẫu), nuôi hàng trăm con ngan, gà, 4 con bò thịt và 1 ao cá truyền thống 3 sào (1 sào Bắc Bộ = 360m2). Trên bờ ao có 50 cây mít, đã có 10 cây cho khai thác; 50 cây hồng xiêm, đã cho quả 1 năm nay; 150 cây bưởi Diễn đã bói quả năm thứ nhất.

Trang trại thường xuyên nuôi 500 con ngan. Anh Quyết vừa xuất chuồng 1 lứa 3 tháng tuổi, khách đến mua buôn tại chuồng với giá  45.000 đồng/kg. 

Hiện anh Quyết đang nuôi tiếp  đàn ngan mới 500 con, và cứ quay vòng thường xuyên quanh năm như vậy. Gà thịt bình quân 90.000 đồng/kg. Ngan, gà đều được khách đến mua buôn tại chuồng, hoặc bán cho các chợ đầu mối ở TP. Bắc Giang, Bắc Ninh và chợ Long Biên (Hà Nội).

 

tr15.JPG

Anh Quyết vừa nhập một đàn ngan 2 tháng tuổi.

 

Đặc biệt, bò thịt giống 3B có giá cao, bò con khoảng  20 – 25 triệu đồng/con 4 tháng, và phải nuôi 1 năm sau mới thành bò thịt (khoảng 3 tạ/con), giá bán 45 – 50 triệu đồng/con. Bò thịt thường nuôi gối đầu, xuất chuồng 2 con, lại tiếp tục bổ sung 2 bê con. Năm 2019, anh Quyết bán được 3 con (3 năm tuổi), thu về 150 triệu đồng.

Chung tay cùng bà con

Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Quốc Trí, Chủ tịch Hội Làm vườn huyện Hiệp Hoà, cho biết: “Mô hình trang trại VAC giữa mùa dịch Covid-19 vẫn được giữ vững, đàn gia cầm tăng cả số lượng và chất lượng. Mặt khác, bà con vẫn duy trì được mô hình “Vườn bưởi của tôi” trong Hội thi vườn bưởi xuất sắc năm 2019, do Trung tâm Y tế huyện Hiệp Hòa tổ chức.

Hội thi đã tôn vinh các nhà vườn, trang trại đẹp, bưởi chất lượng ngon, đồng thời quảng bá thương hiệu bưởi Hiệp Hòa. Tuy nhiên, do đầu năm có nhiều diễn biến phức tạp về thời tiết, mưa đá dịp Tết Nguyên đán 2020, sau đó lại nắng nóng kéo dài, nên hoa rụng nhiều, tỷ lệ đậu trái ít, dự kiến mùa bưởi năm nay sẽ kém hơn năm ngoái”.

Ông Trí còn cho biết, trong năm qua, Hội đã tổ chức được 12 cuộc hội thảo đầu bờ, cho trên 675 lượt hội viên HLV và Hội Nông dân về ứng dụng KHKT, đưa các loại cây, con mới vào sản xuất. Đặc biệt, đã tổ chức tập huấn chuyển giao KHKT và giải ngân Dự án "Sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP" cho hội viên trong toàn huyện.

Huyện Hiệu Hòa hiện có nhiều mô hình như: sản xuất nấm theo quy trình VietGAP tại HTX nấm Tài Vinh (xã Hoàng An), quy mô 500m2; sản xuất rau gia vị (xã Đông Lỗ) 3ha, với tổng kinh phí 70 triệu đồng…, đang hoàn thiện hồ sơ đề nghị cấp chứng nhận tiêu chuẩn VietGAP.

Đáng ghi nhận là mô hình sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh tại hộ gia đình, quy mô 3 hộ/90 tấn phân bón cho Liên hiệp HTX Nông nghiệp hữu cơ Hiệp Hòa, với tổng kinh phí 75 triệu đồng. Nay, đang thực hiện và bước đầu sản xuất thành công phân bón hữu cơ tại hộ gia đình. Hỗ trợ mô hình sản xuất khoai tây giống nhập khẩu, xã Đoan Bái, quy mô 3ha, với tổng kinh phí 85 triệu đồng (hỗ trợ giống).

Cũng theo ông Trí, năm 2020, HLV Hiệp Hoà vẫn tiếp tục đẩy mạnh phong trào hội viên thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu, giảm nghèo bền vững. Trước mắt, đã xuất hiện nhiều mô hình kinh tế hộ, kinh tế trang trại, gia trại, tổ hợp tác, liên kết trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm, đem lại hiệu quả kinh tế cao, và đang được nhân rộng.

Đồng thời, triếp tục đẩy mạnh phong trào hội viên HLV Hiệp Hoà thi đua XDNTM, và khẳng định vai trò của Hội trong giai đoạn mới.

 

 

Dương An Như
Ý kiến bạn đọc
  • Nam Đông nhân rộng gương làm kinh tế VAC giỏi

    Nam Đông nhân rộng gương làm kinh tế VAC giỏi

    Đến cuối năm 2023 tổng tỷ lệ hộ nghèo đa chiều ở huyện Nam Đông giảm từ 5,3% xuống còn 2,62% và không có phát sinh tái nghèo, huyện đẩy mạnh lồng ghép tuyên truyền, nêu gương những hộ có sáng kiến trong phát triển sản xuất, làm kinh tế giỏi để nhân rộng, nhằm khơi dậy ý chí vươn lên của các hộ nghèo.

  • Gặp những nông dân chịu nghĩ, dám làm

    Gặp những nông dân chịu nghĩ, dám làm

    Thời tiết chuẩn bị vào Xuân se lạnh kèm mưa phùn nhưng chúng tôi thấy ấm lòng khi được gặp những tỷ phú nông dân đang cần mẫn, miệt mài trên thửa vườn, khu trang trại.

  • Giúp nhau làm giàu từ cây nhãn

    Giúp nhau làm giàu từ cây nhãn

    Chuyên nuôi cá tra thương phẩm cung ứng cho đối tác xuất khẩu song thị trường thường xuyên bấp bênh, ông Lê Văn Suốt ở xã Thới Hưng, huyện Cờ Ðỏ đã mạnh dạn tìm tòi học hỏi kinh nghiệm làm vườn và chuyển hướng sang trồng nhãn Ido từ năm 2015.

Top