Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Chủ nhật, ngày 24 tháng 11 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 14 tháng 7 năm 2017 | 2:45

HLV Thái Bình: Lựa chọn hội viên tiêu biểu cho Hội nghị tuyên dương điển hình làm VAC giỏi lần 3

Hội Làm vườn tỉnh Thái Bình vừa tổ chức Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm và phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2017.

Vườn chanh gần 200 cây của gia đình anh Trần Văn Hoàng ở thôn Trực Tầm, xã Trà Giang (Kiến Xương) cho thu 60 triệu đồng/năm. Ảnh: Khắc Duẩn

Theo báo cáo của tỉnh Hội, 6 tháng đầu năm, tổ chức Hội các cấp trên địa bàn tiếp tục được củng cố, hoạt động Hội được giữ vững, đảm bảo nề nếp; công tác phát triển hội viên mới không ngừng được mở rộng, chất lượng hội viên tiếp tục được nâng cao. Tại hội nghị tổng kết năm 2016, Hội Làm vườn tỉnh đã trao tặng 30 Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp phát triển VAC” cho các thế hệ cán bộ, hội viên có nhiều công lao đóng góp xây dựng Hội và phong trào phát triển kinh tế VAC; 7 Bằng khen của Trung ương Hội Làm vườn Việt Nam, 1 Giấy khen của Hội Làm vườn tỉnh cho 8 tập thể có thành tích xuất sắc trong công tác Hội năm 2016.

Các cấp Hội ở 6 huyện, thành phố đã kết nạp được 173 hội viên mới, nâng tổng số hội viên toàn tỉnh lên 36.017 người. Về xây dựng quỹ Hội, toàn tỉnh có 246/277 cơ sở Hội có quỹ, trong đó 213 cơ sở Hội thu được hội phí với tổng số tiền 2.010 triệu đồng.

Công tác sinh hoạt hội viên và Ban chấp hành tiếp tục được các cấp Hội đổi mới cả về hình thức và nội dung để phù hợp hơn với điều kiện thực tế kết hợp với hình thức tham quan, trao đổi, học tập kiến thức khoa học kỹ thuật trong sản xuất VAC… đã tạo được sức hút cho hội viên khi tham gia.

Trong lĩnh vực chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, Hội Làm vườn tỉnh Thái Bình đã chủ động phối hợp với các đơn vị ngành nông nghiệp, Hội Nông dân… tổ chức 335 lớp tập huấn kỹ thuật cho trên 16.000 lượt người về kỹ thuật chăm sóc cây trồng vụ xuân, công tác tiêm phòng bệnh cho gia súc, gia cầm, kỹ thuật nuôi trồng thủy sản… Tổ chức 35 cuộc tham quan học tập các mô hình phát triển kinh tế VAC ở trong và ngoài tỉnh cho 465 lượt hội viên tham gia

Bên cạnh đó, Hội Làm vườn tỉnh và các cấp Hội còn phối hợp với báo, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Thái Bình, Đài Phát thanh các huyện đưa tin, đăng tải các mô hình, điển hình tiên tiến về phát triển kinh tế VAC hiệu quả nhằm tuyên truyền, nhân rộng mô hình, giúp hội viên tham khảo, học tập. Ngoài ra, Hội vẫn duy trì xuất bản Bản tin “Kỹ thuật sản xuất và quản lý VAC”.

Công tác dịch vụ VAC nhằm cung cấp cho hội viên và nông dân giống cây - con, vật tư nông nghiệp, thức ăn chăn nuôi… đảm bảo chất lượng được các cấp Hội thực hiện tốt. Hội Làm vườn huyện Hưng Hà có 35/35 cơ sở Hội đã cung ứng cho thị trường 111.000 cây trồng, 52.000 con giống gia súc, gia cầm và 108.000 con giống thủy sản các loại; Hội Làm vườn huyện Vũ Thư có 20/30 cơ sở cung ứng được 135.000 cây trồng, 100.000 con giống và 3,5 triệu con giống thủy sản các loại; Hội Làm vườn huyện Kiến Xương có 7/37 cơ sở đã cung ứng được hơn 46.000 cây trồng, 15.000 con giống gia cầm và trên 85.000 con giống thủy sản các loại…

Bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động của Hội Làm vườn Thái Bình vẫn còn tồn tại một số hạn chế cần phải khắc phục: Tổ chức Hội các cấp chưa chặt chẽ, Hội cơ sở chưa được chú trọng xây dựng và củng cố, kiện toàn; nội dung, phương thức hoạt động của Hội nhiều nơi chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra, vai trò nòng cốt của Hội chưa được thể hiện rõ, chưa đảm bảo được quyền và lợi ích của hội viên. Những đóng góp của Hội cho phát triển kinh tế nông thôn, xây dựng nông thôn mới chưa được nhiều, chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh.

Về phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm, Hội Làm vườn tỉnh Thái Bình sẽ tiếp tục duy trì các hoạt động và sinh hoạt Ban Thường vụ, Ban chấp hành ở các cấp Hội một cách đầy đủ; triển khai kế hoạch hướng dẫn Đại hội Hội Làm vườn các cấp nhiệm kỳ 2018-2023 đến các cấp hội; Hội Làm vườn các huyện, thành phố thực hiện tốt việc lựa chọn hội viên tiêu biểu, lập danh sách và đăng ký đại biểu với Hội Làm vườn tỉnh để chuẩn bị cho Hội nghị tuyên dương điển hình tiên tiến sản xuất VAC giỏi lần 3, dự kiến vào quý III hoặc đầu quý IV năm 2017.

Tiếp tục coi trọng và đẩy mạnh công tác tuyên truyền đặc biệt là lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn; Tiếp tục có các biện pháp, kế hoạch thực hiện để có đóng góp nhiều hơn cho phong trào thi đua. Tăng cường phối hợp với các ngành, đơn vị mở các lớp tập huấn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho hội viên, giới thiệu, tham quan các mô hình kinh tế đang có hiệu quả cao ở trong cũng như ở ngoài tỉnh; đồng thời, các cấp Hội tiếp tục chỉ đạo công tác giáo dục chính trị tư tưởng, chú trọng tới nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới trên địa bàn. Tăng cường phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng để tuyên truyền, vận động hội viên áp dụng tiến bộ kỹ thuật về giống cây, con, quy trình sản xuất theo hướng hữu cơ, sử dụng chế phẩm sinh học…

Tiếp tục thực hiện chương trình khuyến nông năm 2017; đẩy mạnh việc phát động và nâng cao chất lượng phong trào thi đua phát triển kinh tế VAC; vận động hội viên chủ động xây dựng kế hoạch sản xuất; các cấp Hội tiếp tục làm tốt công tác dịch vụ, sản xuất và cung ứng ra thị trường các giống cây, con bảo đảm chất lượng và hiệu quả kinh tế cao.

Chu Thành Năm

 

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Kết nối chuỗi cung ứng tiến tới xây dựng hệ sinh thái nông nghiệp bền vững

    Kết nối chuỗi cung ứng tiến tới xây dựng hệ sinh thái nông nghiệp bền vững

    Chương trình “Kết nối chuỗi cung ứng và đáp ứng nhu cầu thị trường” là cầu nối giúp cho nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp và cơ quan quản lý tại Việt Nam có điều kiện kết nối với các đối tác Nhật Bản trong việc tham gia chuỗi cung ứng nông sản cho thị trường.

  • Sâm Ngọc Linh gặp khó khi trồng ngoài núi Ngọc Linh

    Sâm Ngọc Linh gặp khó khi trồng ngoài núi Ngọc Linh

    Những năm qua, việc thực hiện trồng thử nghiệm dưới tán rừng tại các huyện Bắc Trà My, Tây Giang, Đông Giang, Nam Giang, Phước Sơn, Núi Thành và Tiên Phước, cây sâm Ngọc Linh đều không thích ứng, sinh trưởng và phát triển kém.

  • Hà Nội thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển bền vững

    Hà Nội thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển bền vững

    Kế hoạch này nhằm triển khai thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các Đề án: Phát triển công nghiệp sản xuất giống; công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi; giết mổ, chế biến và thị trường sản phẩm chăn nuôi; đẩy mạnh hoạt động khoa học công nghệ ngành chăn nuôi đến năm 2030 trên địa bàn thành phố Hà Nội.

  • Xây dựng mô hình sản xuất cây ăn quả VietGAP

    Xây dựng mô hình sản xuất cây ăn quả VietGAP

    Thời gian qua, Trung tâm Khuyến nông và Tư vấn dịch vụ nông nghiệp tỉnh Bến Tre (Trung tâm) đã triển khai thực hiện nhiều mô hình, dự án khuyến nông hỗ trợ nhà nông sản xuất các loại nông sản chủ lực, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

  • Khởi nghiệp xanh từ phân trùn quế

    Khởi nghiệp xanh từ phân trùn quế

    Anh Lê Minh Vương ở thôn Tân Sơn 1, xã Thành Hải (TP. Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận) là một trong 85 doanh nông nhận được thư khen của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan với dự án khởi nghiệp xanh tạo ra những sản phẩm phân bón hữu cơ từ trùn (giun) quế.

  • Nông dân Bảo Yên tham quan học tập kinh nghiệm nuôi trùn quế

    Nông dân Bảo Yên tham quan học tập kinh nghiệm nuôi trùn quế

    Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.

Top