Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 25 tháng 4 năm 2024  
Chủ nhật, ngày 17 tháng 9 năm 2017 | 1:54

Hòa Phú, khi sức dân được huy động

Cũng như nhiều địa phương khác trên địa bàn huyện Chiêm Hóa (Tuyên Quang), khi mới triển khai Chương trình XDNTM, xã Hòa Phú gặp không ít khó khăn do xuất phát điểm thấp. Thế nhưng, bằng sự nỗ lực, đoàn kết của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận của nhân dân, xã đã thu được nhiều kết quả quan trọng, đang dồn tất cả mọi nguồn lực để về đích NTM vào cuối năm 2017 theo đúng lộ trình đề ra.

Trạm y tế xã Hòa Phú được xây dựng khang trang.

Ông Nguyễn Văn Hiếu, Chủ tịch UBND xã Hòa Phú, cho biết, thời điểm năm 2011, khi bắt đầu thực hiện XDNTM, Hòa Phú còn đối mặt với muôn vàn khó khăn khi tỷ lệ hộ nghèo cao (20,68%), thu nhập bình quân mới đạt 10,32 triệu đồng/người, hệ thống hạ tầng thiếu và chưa đồng bộ, các hình thức sản xuất chưa phát triển. Làm thế nào để khơi dậy nguồn lực trong dân trong bối cảnh ai cũng nghèo là bài toán khó đặt ra  cho chính quyền địa phương.

“Trong bối cảnh đó, chúng tôi xác định phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền để người dân hiểu XDNTM không phải là  dự án trông đợi vào nguồn vốn của Nhà nước, và không phải tiêu chí nào cũng cần nhiều kinh phí mới thực hiện được. XDNTM trước hết là thay đổi thói quen sản xuất, thói quen sinh hoạt, chỉnh trang nhà cửa, đường làng, ngõ xóm. Những việc đó, không cần nhiều tiền chúng ta vẫn có thể thực hiện được, nếu tuyên truyền đúng và trúng”, ông Hiếu nói.

Sau khi được tuyên truyền, vận động, đa phần người dân Hòa Phú đều hiểu được vai trò chủ thể của mình trong XDNTM và đồng lòng chung sức tham gia. Ông Hiếu cho biết, nhờ sự góp sức của dân, xã đã làm được 1,5km đường mẫu qua trung tâm xã theo đúng tiêu chuẩn, có rãnh thoát nước, gạch block lát vỉa kè, có hệ thống chiếu sáng hoàn chỉnh, trong đó nhân dân đóng góp gần 1 tỷ đồng.

Cùng với con đường mẫu, xã Hòa Phú cũng đã bê tông và nhựa hóa được 35,41km đường giao thông, trong đó, đường trục thôn là 13,3km; ngõ xóm 9,981km; đường nội đồng 7,63km. Riêng trong năm 2017, xã xây dựng được 4 trạm biến áp, nâng tổng số trạm biến áp trên địa bàn lên con số 7 và thời gian tới sẽ hoàn thành thêm 2 trạm nữa, nâng tỷ lệ hộ được dùng điện an toàn lên 97,8%. Trường tiểu học và THCS đã đạt chuẩn quốc gia, trường mầm non được trang bị đầy đủ các thiết bị dạy và học khang trang. Trạm y tế cũng đã đạt chuẩn, hiện 90% dân số trên địa bàn tham gia bảo hiểm y tế. Trong tháng 8, 17/17 thôn hoàn thiện nhà văn hóa.

Riêng trong 6 tháng đầu năm 2017, xã phối hợp với Phòng Kinh tế hạ tầng huyện Chiêm Hóa, đơn vị tư vấn thực hiện khảo sát chuẩn bị xây dựng các hạng mục công trình 9 phòng học trường tiểu học, nhà văn hóa xã, trường mầm non trung tâm, chợ trung tâm xã; xóa nhà tạm dột nát được 30/41 hộ.

Để tích cực nâng cao thu nhập cho người dân, đáp ứng tiêu chí hộ nghèo, xã tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng - vật nuôi, tận dụng khai thác hết diện tích đất để trồng vụ đông (chủ yếu là ngô), rau đậu các loại; thực hiện mô hình trồng lúa chất lượng cao, có liên kết “4 nhà”. Nhờ vậy, tổng sản lượng lương thực 6 tháng đầu năm 2017 ước đạt 1.462 tấn; diện tích gieo cấy lúa đông xuân đạt 183ha, ngô 50ha. Xã còn phối hợp với Nhà máy đường Sơn Dương thu hoạch mía cho nhân dân được 157,6ha, sản lượng 9.548 tấn. Trong lĩnh vực chăn nuôi, xã tích cực chỉ đạo nhân dân thực hiện tốt các biện pháp phòng trị bệnh cho gia súc, gia cầm; kết quả, đàn trâu, bò giữ ổn định ở mức 1.060 con; đàn lợn 6.145 con; đàn gia cầm 45.060 con.

Trên địa bàn xã Hòa Phú còn có 1 chợ trung tâm nên dịch vụ thương mại khá phát triển, thu hút 178 hộ tham gia kinh doanh; các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp như chế biến nông, lâm sản; sản xuất vật liệu xây dựng,… được mở rộng. Nhờ phát triển đa dạng các loại hình sản xuất, thu nhập bình quân của xã hiện đạt 22 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh, còn 7,38%.

Tính đến thời điểm này, Hòa Phú đã đạt 12/19 tiêu chí NTM. Để về đích vào cuối năm 2017 như lộ trình đề ra, ông Hiếu cho biết, xã sẽ thường xuyên kiểm tra  các tiêu chí đã đạt, các tiêu chí chưa đạt để đặt ra mục tiêu phù hợp; hoàn thiện  hồ sơ đề nghị điều chỉnh quy hoạch; đầu tư xây dựng hạng mục nghĩa trang, bãi rác, sân thể thao của xã; cắm mốc quy hoạch; trình UBND huyện phê duyệt quy chế quản lý quy hoạch. Đẩy nhanh tiến độ nhận xi măng, làm đường bê tông nội đồng, ngõ xóm; hoàn thiện các hồ sơ trình đề nghị cấp có thẩm quyền công nhận xã đạt chuẩn NTM vào cuối năm 2017.

Kiều Thủy

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Theo vòng quay của thời gian, lại một tháng Tư nữa lại về! Tháng Tư về, nhiều khoảnh khắc thiên nhiên tươi đẹp đọng lại trong mỗi người khi mùa Xuân sắp qua đi, nhường chỗ cho mùa Hè tràn ngập ánh vàng lấp lánh của nắng, sắc trắng mong manh của hoa loa kèn có mặt ở mọi nẻo đường, nhiều góc phố Thủ đô yêu dấu.

  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

Top