Thủ tướng Anh Theresa May hôm qua (13/6) thực hiện chuyến công du nước ngoài đầu tiên tới Pháp kể từ sau thất bại của đảng Bảo thủ cầm quyền trong cuộc tổng tuyển cử sớm tại nước này hôm 8/6. Chuyến đi được cho là nhằm khẳng định quyết tâm của Anh thực hiện đúng lộ trình đàm phán về việc rời Liên minh châu Âu (EU), dự kiến bắt đầu ngay từ tuần tới (19/6), trong bối cảnh nước Anh vẫn chưa có một chính phủ ổn định.
Trong một dấu hiệu cho thấy sự đồng lòng của EU trong các cuộc đàm phán với Anh, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron nhắc lại tuyên bố trước đó cùng ngày của người đứng đầu Bộ Tài chính Đức Wolfgang Schauble khẳng định, cánh cửa vẫn luôn mở để nước Anh có thể ở lại EU chừng nào các cuộc đàm phán về Brexit chưa kết thúc, song cảnh báo, một khi đã bắt đầu thì rất khó để quay trở lại.
“Dĩ nhiên cánh cửa vẫn luôn mở chừng nào các cuộc đàm phán chưa kết thúc, tuy nhiên quyết định của một quốc gia có chủ quyền muốn rời Liên minh châu Âu đã được người dân Anh đưa ra và tôi tôn trọng quyết định của họ, dù là của nhân dân Pháp hay nhân dân Anh.
Tôi muốn tiến trình đàm phán về việc rời Liên minh châu Âu sẽ diễn ra suôn sẻ để các cuộc đàm phán sau đó về tương lai mối quan hệ với Anh có thể được khởi động càng sớm càng tốt, dưới sự điều phối của Ủy ban châu Âu”, ông Macron nói.
Trong bối cảnh uy tính chính trị giảm sút mạnh cả ở trong nước và quốc tế sau cuộc tổng tuyển cử sớm hôm 8/6, bà May sẽ gặp nhiều khó khăn hơn trong các cuộc đàm phán với Liên minh châu Âu, hoàn toàn tương phản với chiến thắng vang dội của ông Macron trong cuộc bầu cử Tổng thống cũng như vòng 2 cuộc bầu cử Quốc hội tại Pháp hồi cuối tuần qua.
Tuy nhiên, khi được hỏi liệu tình huống hiện nay có khiến Chính phủ Anh phải xem xét lại lập trường của mình về một “Brexit cứng” hay không, Thủ tướng may khẳng định, người dân Anh đồng lòng trong vấn đề này, bởi họ đã bỏ phiếu ủng hộ việc rời EU và chính phủ sẽ dẫn dắt tiến trình này thành công, vì lợi ích của cả người dân Anh và 27 nước thành viên Liên minh châu Âu.
Một chủ đề khác cũng được thảo luận tại cuộc gặp giữa hai nhà lãnh đạo Anh và Pháp là cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố.
Phát biểu với báo chí sau cuộc gặp, Tổng thống Pháp thông báo “một kế hoạch hành động chung và rất cụ thể” nhằm tăng cường hợp tác giữa hai nước trong vấn đề này, hơn 10 ngày sau vụ tấn công khủng bố ở trung tâm thủ đô London hôm 3/6 và thành phố Manchester trước đó hôm 22/5.
Theo ông Macron, điều này trước tiên là nhằm tăng cường các cam kết và nghĩa vụ của các nhà điều hành mạng trong ngăn chặn và xóa bỏ những nội dung kích động thù hằn và truyền bá tư tưởng khủng bố dưới mọi hình thức truyền thông.
Anh và Pháp cũng mong muốn tăng cường hợp tác quốc tế với Mỹ, nhất là trong việc cải thiện khả năng tiếp cận những bằng chứng số trong các cuộc điều tra, như từng được đề cập tại Hội nghị cấp cao Nhóm 7 nền công nghiệp phát triển hàng đầu (G7) tại Italy hồi tháng 5 vừa qua.
Theo Thủ tướng Theresa May, cùng với Pháp, hai bên đã nhất trí làm nhiều hơn nữa nhằm chống lại chủ nghĩa khủng bố qua mạng.
Cùng với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, Thủ tướng Anh Theresa May sau đó đã tham dự một trận đấu giao hữu bóng đá giữa đội tuyển quốc gia hai nước, được bắt đầu bởi một nghi lễ tưởng niệm các nạn nhân của các vụ tấn công khủng bố ở London và Manchester./.
Mỗi năm, huyện Yên Thế (Bắc Giang) bán ra thị trường trên 10 triệu con gia cầm thương phẩm, giá trị sản xuất năm 2024 ước đạt trên 1.600 tỷ đồng. Tuy chăn nuôi đã trở thành một nghề quan trọng trong kinh tế địa phương nhưng vẫn còn nhiều khó khăn trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ. Trước thực trạng này, nhiều giải pháp đã được đưa ra.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…