Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 23 tháng 11 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 5 tháng 11 năm 2021 | 14:13

Hội Làm vườn Thái Nguyên nỗ lực thực hiện mục tiêu kép

Do dịch bệnh diễn biến phức tạp, ảnh hưởng không nhỏ tới triển khai các nhiệm vụ đề ra, Hội Làm vườn Thái Nguyên đã và đang phấn đấu thực hiện tốt “mục tiêu kép”, vừa đẩy mạnh tuyên truyền hội viên phòng chống dịch...

hlv1.jpg
Mô hình vườn tưới tại huyện Đồng Hỷ.

 

Do dịch bệnh diễn biến phức tạp, ảnh hưởng không nhỏ tới triển khai các nhiệm vụ đề ra, Hội Làm vườn Thái Nguyên đã và đang phấn đấu thực hiện tốt “mục tiêu kép”, vừa đẩy mạnh tuyên truyền hội viên phòng chống dịch, vừa triển khai phong trào sản xuất VAC giỏi kết hợp bảo vệ môi trường, xây dựng nông thôn mới.

Chung tay cùng hội viên

Những tháng đầu năm 2021, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, các hoạt động sản xuất kinh doanh của nông dân nói chung, hội viên Hội Làm vườn nói riêng, bị ảnh hưởng khá nhiều. Tuy nhiên, do tỉnh Thái Nguyên làm tốt về công tác phòng, chống dịch bệnh nên HLV đã chủ động hướng dẫn các cơ sở Hội, hội viên phát huy tính năng động, sáng tạo, khai thác hiệu quả tiềm năng, nội lực trong sản xuất, kinh doanh, nhờ đó, trên địa bàn xuất hiện nhiều mô hình trang trại, gia trại VAC mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Cụ thể, trong công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19, Hội tích cực tuyên truyền đến cán bộ, hội viên các biện pháp phòng chống dịch bệnh theo khuyến cáo của Bộ y tế như thông điệp 5K, tuyên truyền vận động hội viên thực hiện các văn bản chỉ đạo của Trung ương, tỉnh Thái Nguyên trong phòng chống dịch Covid đến các chi hội và toàn thể hội viên. Vận động cán bộ, hội viên phát quang hành lang giao thông, thu dọn vệ sinh đường làng, ngõ xóm, nhà ở đồng thời phun thuốc sát khuẩn tại các điểm công cộng, khu vực đông người. Phát động phong trào thi đua trong hội viên, đoàn kết, trao đổi, hướng dẫn cách làm ăn mới có hiệu quả, giúp nhau về giống, vốn, kỹ thuật nhằm phát triển kinh tế VAC.

Đối với công tác phát triển sản xuất, Hội Làm vườn tỉnh đã trồng mới 2.100 cây ăn quả (mít thái, hồng xiêm xoài) tại 3 xã: Yên Ninh (Phú Lương), Thịnh Đức (thành phố Thái Nguyên), Nam Hòa (Đồng Hỷ). Phát phân bón hữu cơ cho các hộ tham gia chương trình trồng mới cây ăn quả tổng số phân bón phát cho các hộ 7 tấn. Triển khai thêm 3 lớp tập huấn kỹ thuật trồng cây ăn quả cho 210 hội viên. Ngoài ra, huyện Đại Từ mở các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật cho 2.370 lượt  hội viên, huyện Võ Nhai mở 3 lớp tập huấn cho 125 hội viên tham gia…

Cùng với đó, xây dựng 4 mô hình VAC tình nghĩa cho các hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn và hộ nghèo ở các xã Linh Sơn, Huống Thượng, Tích Lương, Phúc Xuân thuộc thành phố Thái Nguyên (hỗ trợ cho mỗi hộ 40 cây ăn như mít thái, hồng xiêm xoài, hỗ trợ 100kg/hộ phân bón hữu cơ vi sinh và ngày công lao động) giúp các hộ phát triển sản xuất.

Trong đó, có nhiều mô hình cho hiệu quả kinh tế cao, điển hình là mô hình trồng na toàn huyện Võ Nhai với quy mô trên 400ha. Năng suất trung bình của cây na đạt 100 tạ/ha, tổng sản luợng đạt trên 4.500 tấn.

Trao đổi với phóng viên, bà Đào Thị Dung, Chủ tịch Hội Làm vườn tỉnh Thái Nguyên cho biết: “Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, Hội đã chủ động khuyến cáo cán bộ, hội viên thực hiện nghiêm thông điệp 5K của Bộ Y tế. Tháo gỡ kịp thời những đề xuất, vướng mắc của các cấp hội, hội viên trong phòng, chống dịch, đẩy mạnh công tác tuyên truyền tới toàn thể nhân dân về tổ chức Hội và hiệu quả kinh tế VAC. Hội thường xuyên phối hợp tuyên truyền; phát động các phong trào thi đua yêu nước: “Thái Nguyên chung sức xây dựng nông thôn mới” triển khai ở các huyện Đồng Hỷ, Phú Lương”.

Linh hoạt thích ứng

Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, song phong trào phát triển kinh tế VAC, trang trại vẫn được các cơ quan ban ngành tại tỉnh Thái Nguyên quan tâm chỉ đạo.

Các cấp Hội luôn bám sát nhu cầu của hội viên về vật tư, phân bón, cây, con giống, tiền vốn để phục vụ sản xuất. Mặt khác, công tác dịch vụ còn giúp hội viên tìm đầu ra cho sản phẩm của kinh tế VAC. Chỉ có làm tốt công tác dịch vụ thì mới giúp hội viên có giống, vốn để phát triển sản xuất, nhất là sản xuất VAC mang tính hàng hóa.

Đồng thời, đẩy mạnh công tác cải tạo vườn tạp phát triển nhằm đưa kinh tế hộ gia đình, kinh tế gia trại phát triển thành trang trại sản xuất mang tính hàng hóa nên công tác dịch vụ phát triển Hội đã tiến hành cung cấp các loại cây ăn quả giống mới, đem lại hiệu quả kinh tế cao như: Mít Thái Lan, hồng xiêm xoài, bưởi đỏ Tân Lạc...

 

hlv2.jpg

Hội Làm vườn Thái Nguyên tích cực khai lắp đặt mô hình công nghệ tưới Israel đối với môt số nhà vườn.

 

Cùng với dạy nghề, tập huấn kỹ thuật, việc xây dựng các mô hình chuyển giao tiến bộ kỹ thuật thời gian này cũng được đẩy mạnh, Hội đã kết hợp với các tổ chức thực hiện thành công nhiều mô hình hiệu quả.

Theo đó, vừa qua Hội đã triển khai lắp đặt mô hình công nghệ tưới Israel đối với một số nhà vườn.

Nói về ưu điểm của công nghệ này, bà Đào Thị Dung cho biết: “Áp dụng công nghệ tưới này sẽ giúp bà con nông dân tiết kiệm thời gian, nhân công, với tốc độ tưới chậm, lượng nước được ngấm dần dần vào đất giúp cho các khoáng chất dinh dưỡng có trong đất không bị rửa trôi, cây hấp thụ phân, thuốc tốt hơn, tạo điều kiện thuận tiện cho cây phát triển tốt hơn”.

Có thể nói, do ảnh hưởng từ dịch bệnh Covid-19, nhiều mặt hàng nông sản bị đình trệ, khó tiêu thụ trên khắp cả nước không riêng gì Thái Nguyên. Nhằm chung tay cùng hội viên, Hội đã tìm đầu ra và bao tiêu sản phẩm cho các Hội viên nông dân qua đó, kết nối với nhiều đơn vị, doanh nghiệp thu mua nông sản, giảm thiểu áp lực cho bà con.

Bàn về phương hướng hoạt động trong thời gian tới sau khi tình hình dịch bệnh được kiểm soát, đại diện HLV tỉnh Thái Nguyên khẳng định, Hội sẽ tiếp tục thực hiện nhiệm vụ công tác Hội, vận động hội viên cải tạo vườn tạp, xây dựng các mô hình phát triển kinh tế phù hợp với điều kiện tự nhiên, góp phần vào công tác xóa đói, giảm nghèo tại địa phương. Tiếp tục tìm kiếm các chương trình và phối hợp với các ban ngành đoàn thể mở các lớp tập huấn và chuyển giao khoa học kỹ thuật cho hội viên. Tăng cường tư vấn chế biến và tiêu thụ sản phẩm kinh tế VAC cho hội viên và nông dân.

 

(Bài viết tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ)

 

Thanh Xuân
Ý kiến bạn đọc
  • Kết nối chuỗi cung ứng tiến tới xây dựng hệ sinh thái nông nghiệp bền vững

    Kết nối chuỗi cung ứng tiến tới xây dựng hệ sinh thái nông nghiệp bền vững

    Chương trình “Kết nối chuỗi cung ứng và đáp ứng nhu cầu thị trường” là cầu nối giúp cho nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp và cơ quan quản lý tại Việt Nam có điều kiện kết nối với các đối tác Nhật Bản trong việc tham gia chuỗi cung ứng nông sản cho thị trường.

  • Sâm Ngọc Linh gặp khó khi trồng ngoài núi Ngọc Linh

    Sâm Ngọc Linh gặp khó khi trồng ngoài núi Ngọc Linh

    Những năm qua, việc thực hiện trồng thử nghiệm dưới tán rừng tại các huyện Bắc Trà My, Tây Giang, Đông Giang, Nam Giang, Phước Sơn, Núi Thành và Tiên Phước, cây sâm Ngọc Linh đều không thích ứng, sinh trưởng và phát triển kém.

  • Hà Nội thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển bền vững

    Hà Nội thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển bền vững

    Kế hoạch này nhằm triển khai thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các Đề án: Phát triển công nghiệp sản xuất giống; công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi; giết mổ, chế biến và thị trường sản phẩm chăn nuôi; đẩy mạnh hoạt động khoa học công nghệ ngành chăn nuôi đến năm 2030 trên địa bàn thành phố Hà Nội.

  • Xây dựng mô hình sản xuất cây ăn quả VietGAP

    Xây dựng mô hình sản xuất cây ăn quả VietGAP

    Thời gian qua, Trung tâm Khuyến nông và Tư vấn dịch vụ nông nghiệp tỉnh Bến Tre (Trung tâm) đã triển khai thực hiện nhiều mô hình, dự án khuyến nông hỗ trợ nhà nông sản xuất các loại nông sản chủ lực, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

  • Khởi nghiệp xanh từ phân trùn quế

    Khởi nghiệp xanh từ phân trùn quế

    Anh Lê Minh Vương ở thôn Tân Sơn 1, xã Thành Hải (TP. Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận) là một trong 85 doanh nông nhận được thư khen của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan với dự án khởi nghiệp xanh tạo ra những sản phẩm phân bón hữu cơ từ trùn (giun) quế.

  • Nông dân Bảo Yên tham quan học tập kinh nghiệm nuôi trùn quế

    Nông dân Bảo Yên tham quan học tập kinh nghiệm nuôi trùn quế

    Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.

Top