Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 20 tháng 4 năm 2024  
Thứ hai, ngày 30 tháng 10 năm 2017 | 9:33

Hội Phụ nữ Hà Nội: Giúp chị em nâng cao nhận thức về thực phẩm an toàn

Được biết, đây là hoạt động thường niên của Trung tâm Phát triển chăn nuôi Hà Nội, phối hợp với Hội Phụ nữ Hà Nội, trong việc giới thiệu chuỗi sản xuất – cung cấp thực phẩm sạch từ trang trại đến bàn ăn nhằm giúp chị em nắm rõ nguồn gốc xuất xứ, đồng thời họ cũng là người kiểm tra, giám sát và tiêu thụ sản phẩm.

Theo đó, đoàn tham quan của Hội Phụ nữ Thủ đô gồm 60 người, đến từ 11 quận huyện nội thành Hà Nội: Ba Đình, Bắc Từ Liêm, Cầu Giấy, Đống Đa, Tây Hồ, Hoàn Kiếm, Hoàng Mai, Hai Bà Trưng… Ngoài ra, còn có lãnh đạo phòng Kinh tế các quận nói trên; lãnh đạo Trung tâm Chăn nuôi, các phòng chức năng và trạm phát triển chăn nuôi. Hai cơ sở được chọn làm điểm tham quan là trang trại chăn nuôi – giết mổ thịt lợn an toàn lợn sinh học (ATSH) của Hợp tác xã Chăn nuôi Dịch vụ Đồng Tâm (Quốc Oai) và trang trại chăn nuôi – giết mổ chuỗi Thực phẩm 3F xã Tiến Xuân (Thạch Thất).

Ông Nguyễn Đình Tường, Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc Hợp tác xã (HTX) Đồng Tâm (Quốc Oai), cho biết, nếu như khi mới năm 2016, chỉ tiêu thụ được 50kg/ngày, sau đó nâng dần lên 100 – 200kg/ngày, với giá 50 – 54.000đồng/kg lợn hơi, thì nay đã tăng lên 400 – 500kg/ngày, vẫn giữ nguyên giá. Hiện, tổng đàn lợn của HTX có 1.400con, dự kiến, năm 2018 là 2.400con.

Đáng ghi nhận là người dân nội thành Hà Nội đặt hàng thịt lợn ATSH của Đồng Tâm ngày càng tăng, nên đàn lợn của HTX đã nhanh chóng đạt đến con số như vậy. Sau khi thị sát cơ sở sản xuất, chị em phụ nữ và đoàn tham quan được thưởng thức thỏa thuê các món ăn như: giò lợn, xúc xích, thịt luộc ba chỉ chấm tương ớt, mắm tép… ai cũng tấm tắc khen ngon.

Quả thật, lợn ATSH của HTX được nuôi bằng thức ăn sinh học, cám gạo, ngô, rau tự phối trộn nên thịt thơm ngon, nước luộc trong, không có bọt… Nhiều chị em cho biết, lâu nay đã sử dụng thịt lợn của HTX, nhưng nay mới được đến thăm trang trại, hy vọng, Đồng Tâm giữ vững được thương hiệu trong lòng người tiêu dùng Thủ đô.

Đoàn cán bộ Hội Liên hiệp Phụ nữ Hà Nội nếm thử thức ăn ở trang trại ông Tường (Quốc Oai)

 Rời Quốc Oai, đoàn đã đến thăm trang trại Hoa Viên (chuỗi thực phẩm 3F), hình thành cách đây gần 15năm, rộng 60ha, hiện đang nuôi 1.000lợn rừng. Thức ăn cho lợn là cỏ VA06, trang trại tự cấy men vi sinh để phối trộn thức ăn chăn nuôi 13năm nay, giúp lợn tiêu hóa tốt, về mùa đông cho thêm ít tỏi, gừng vào thức ăn, lợn sẽ tự miễn dịch. Phân lợn nuôi trùn quế, phân trùn bón cho rau hữu cơ, làm thức ăn cho lợn;  nhờ nuôi trùn quế nên trang trại không có mùi hôi.

Ở khu vực trồng rau, công nhân nhổ cỏ bằng tay, sau đó phơi khô, ủ làm thức ăn cho trùn quế. Lợn rừng nuôi khoảng 15kg thì giết thịt, lợn mẹ khi sinh sản được ăn cháo trùn quế, theo tỷ lệ: 4kg gạo/ 2lạng trùn quế/nồi cháo; giữ chế độ ăn như vậy đến khi lợn con bỏ bú. Ở trang trại Hoa Viên, đoàn tham thực sự bị thuyết phục về chương trình chăn nuôi, trồng trọt theo hướng hữu cơ, khép kín của trang trại.              

Ngoài việc đi thăm thực tế các trang trại, chị em còn được Giám đốc Trung tâm Phát triển chăn nuôi, bổ sung những kiến thức cần thiết như: Thực phẩm bẩn trên thị trường còn nhiều do sử dụng thức ăn có chất hóa học độc hại, dùng kháng sinh không đúng quy trình. Giết mổ 90% bằng phương pháp thủ công, 85% tiêu thụ tại chợ truyền thống (khó truy xuất nguồn gốc).

Theo thống kê 54.400 người Việt Nam mới có 1 cửa hàng tiện ích; 95% sản phẩm không nhãn mác, không nguồn gốc xuất xứ, đồng nghĩa với việc không có thương hiệu. Trên 95% sản phẩm tiêu thụ trên thị trường không được sản xuất theo chuỗi; do đó, chúng ta cần phải thay đổi tư duy, tìm nhãn hiệu sản phẩm tin dùng và  hiểu rõ nguồn gốc sản phẩm.

Mặt khác, cần có kiến thức nhất định về thịt lợn như: Vi khuẩn không phát triển ở nhiệt độ dưới 5oC, chỉ phát triển mạnh ở nhiệt độ 5 – 45o C; đặc biệt: 28 – 37oC phát triển rất mạnh. Vì vậy, giết mổ xong phải cho ngay vào kho lạnh 0 – 4oC (khoảng 12 – 24h) sau đó mới pha lóc, sơ chế, chế biến và đưa vào cấp đông để bảo quản. Chỉ có cửa hàng tiện ích mới đảm bảo được các khâu trên; trong thịt nóng (vừa giết mổ xong), có phốt pho, nếu ăn nhiều da sẽ xạm đen.        

Đoàn cán bộ Phụ nữ Thủ đô thăm trang trại lợn rừng Hoa Viên (Chuỗi thực phẩm 3F), Thạch Thất, Hà Nội.

Trao đổi với chúng tôi, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Liên hiệp Phụ nữ Hà Nội, bà Nguyễn Thị Tuyết, cho biết: “Từ năm 2016 đến nay, chúng tôi đã phối hợp với Trung tâm Phát triển chăn nuôi Hà Nội, tổ chức rất nhiều chuyến đi thực tế cho chị em các quận, huyện trong Thành phố; bởi họ chính là người tổ chức bữa ăn an toàn cho cả gia đình. Hơn nữa, qua giao lưu, gặp gỡ bạn bè, họ có thể hướng dẫn nhau cách tổ chức một bữa ăn gia đình tốt hơn. Một bộ phận đông đảo phụ nữ này sẽ làm cho chuỗi liên kết tăng lên theo “cấp số nhân” rất nhanh. Vì vậy, chương trình từ trang trại, đến bàn ăn như thế này rất bổ ích và thiết thực; khi nhận được thông báo của Hội đi tham quan thực tế, hiếm khi có đoàn nào vắng mặt. Nhờ tận mắt trông thấy chuồng trại, quy mô chăn nuôi khoa hoc, bài bản; được nếm thử thức ăn, niềm tin của họ khi mua hàng trong chuỗi được củng cố, thắt chặt hơn. Hy vọng, các cơ sở chăn nuôi – giết mổ đúng quy trình, được đầu tư công phu như thế này, luôn giữ đựơc niềm tin yêu trong lòng khách hàng, người dân Thủ đô”.

Dương An Như

 

 

   

 

 

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Nghệ An hoàn thành hơn 8.400 căn nhà cho người nghèo

    Nghệ An hoàn thành hơn 8.400 căn nhà cho người nghèo

    Ngày 19/4, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức sơ kết 1 năm triển khai chương trình vận động, hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà cho người nghèo, người có khó khăn về nhà ở giai đoạn 2023-2025 (Chương trình 1838).

  • “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    Với 28 lần hiến máu nhân đạo, trình dược viên Từ Thị Tuyên (SN 1989), xã Thạch Thắng, Thạch Hà (Hà Tĩnh) đã trở thành tấm gương sáng trong các hoạt động an sinh xã hội, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng…

  • PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    Với tinh thần tương thân tương ái, vừa qua, Đoàn Thanh niên Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã tổ chức chương trình từ thiện “Xuân tình nguyện 2024” để thăm hỏi, động viên và trao quà đến các em học sinh nghèo, các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại xã Nậm Chảy, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai. Đây là hoạt động hưởng ứng tinh thần Tháng Thanh niên và Năm Thanh niên tình nguyện của tuổi trẻ PVcomBank.

Top