Trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, việc sản xuất ra các sản phẩm không chỉ đạt hiệu quả cao, tạo ra các sản phẩm sạch. Bên cạnh đó, những người sản xuất nông nghiệp cần trao đổi thông tin, kinh nghiệm trong sản xuất để bắt kịp với xu thế sản xuất nông nghiệp hiện đại và hướng tới phục vụ những gì thị trường cần.
Tại tỉnh Đồng Tháp, mô hình “hội quán” đã được thành lập ở một số xã thuộc các huyện trong tỉnh. Gần nhất vào ngày 15/02/2017, tại xã Vĩnh Thới, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp, mô hình “Hội quán Thành Tâm” cũng được thành lập với sự tham dự của TS. Võ Mai, Phó chủ tịch Hội Làm vườn Việt Nam, đồng chí Lê Minh Hoan, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp cùng lãnh đạo các sở, ngành, Huyện ủy, UBND huyện Lai Vung đến dự lễ ra mắt Hội quán Thành Tâm.
Các đại biểu cùng mở băng khai trương Hội quán Thành Tâm tại xã Vĩnh Thới
Với hơn 45 thành viên là những nhà vườn có kinh nghiệm trong sản xuất cây có múi, chủ yếu là cây quýt đường của xã Vĩnh Thới. Mỗi tháng, Hội quán sẽ sinh hoạt định kỳ một lần nhằm trao đổi thông tin, giúp đỡ nhau về kỹ thuật chăm sóc cây có múi, tháo gỡ khó khăn trong sản xuất, tạo ra sản phẩm sạch và mở rộng đầu ra cho nông sản. Tiếp thêm ngọn lửa nhiệt huyết cho các thành viên của hội quán, tại lễ ra mắt Hội quán Thành Tâm, Bí thư Tỉnh ủy Lê Minh Hoan đã lắng nghe ý kiến, tâm tư nguyện vọng của nông dân, chia sẻ nhiều câu chuyện thú vị về bài học đoàn kết, đồng thời khẳng định chỉ có sự đoàn kết và sự đổi mới trong cách thức sản xuất mới có thể đưa việc sản xuất và các sản phẩm của người dân làm ra không chỉ là những sản phẩm ngon mà còn đòi hỏi phải sạch và phải có chứng nhận nhãn hiệu hàng hóa rõ ràng. Cũng tại đây, Bí thư Tỉnh ủy cũng chỉ đạo các ngành và địa phương có sự hỗ trợ kịp thời và mong muốn sau khi hội quán được thành lập, các thành viên trong hội quán sẽ là đầu mối, là một khối đại đoàn kết để đưa các sản phẩm nông nghiệp của xã Vĩnh Thới ngày càng phát triển.
Bí thư Tỉnh ủy Lê Minh Hoan tặng một số thiết bị phục vụ cho sản xuất nông nghiệp cho Hội quán
Tại buổi thành lập Hội quán, TS. Võ Mai, Phó chủ tịch Hội Làm vườn Việt Nam, nhấn mạnh, Hội quán không chỉ là nơi để các nhà vườn gặp gỡ, chia sẻ kinh nghiệm trong cuộc sống hằng ngày và trong sản xuất, cùng hợp tác để tạo ra những sản phẩm đạt chất lượng cung ứng cho thị trường trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, người nông dân cần vận dụng đưa các sản phẩn mình làm ra giới thiệu với khách du lịch qua đó tăng giá trị lợi nhuận của các sản phẩm, giúp cải thiện cuộc sống người dân. TS. Võ Mai cũng nhấn mạnh người sản xuất nông nghiệp cần thay đổi tư duy sản xuất, vận dụng các mô hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm ở một số quốc gia để nâng cao giá trị sản phẩm, tránh tình trạng “được mùa rớt gia - được giá lại mất mùa”.
Cũng trong dịp này, Tỉnh ủy, UBND tỉnh và UBND huyện Lai Vung đã trao tặng cho Hội quán một số thiết bị phục vụ cho sản xuất như 1 máy tính xách tay, các thiết bị đo độ PH và độ ẩm của đất, thiết bị đo độ ngọt trái cây và thiết bị đo dư lượng thuốc bảo vệ thực vật.
PV
Kế hoạch này nhằm triển khai thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các Đề án: Phát triển công nghiệp sản xuất giống; công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi; giết mổ, chế biến và thị trường sản phẩm chăn nuôi; đẩy mạnh hoạt động khoa học công nghệ ngành chăn nuôi đến năm 2030 trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.