Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ tư, ngày 24 tháng 4 năm 2024  
Thứ tư, ngày 21 tháng 11 năm 2018 | 21:12

Hơn 225.000 lượt khách hàng giao dịch bằng ô tô chuyên dùng

Tính đến ngày 31/10, 30 chi nhánh của Agirbank triển khai đợt 1 đề án điểm giao dịch lưu động bằng ô tô chuyên dùng đã tổ chức được 2.045 phiên giao dịch, phục vụ cho 225.288 lượt khách hàng tại 236 xã trong cả nước.

img_6951.JPG

 Hơn 225.000 lượt khách hàng được giao dịch bằng ô tô chuyên dùng

Với mục tiêu mở rộng mạng lưới của Agirbank tại các vùng xa xôi, hẻo lánh trên phạm vi cả nước nhằm giảm bớt thời gian đi lại, tiết kiệm chi phí và đảm bảo an toàn cho khách hàng, đồng thời phát triển thêm công cụ đầu tư để giảm bớt tín dụng đen, thu hẹp khoảng cách giữa thành thị và nông thôn, giữa miền núi, vùng sâu, vùng xa với đồng bằng, mô hình điểm giao dịch lưu động bằng ô tô chuyên dùng thí điểm hoạt động từ cuối năm 2017 và chính thức triển khai từ tháng 1/2018, đến nay,  mô hình này đã và đang phát huy hiệu quả rõ rệt.

Tính đến 31/10/2018, 30 chi nhánh của Agirbank triển khai đợt 1 đề án điểm giao dịch lưu động bằng ô tô chuyên dùng đã tổ chức được 2.045 phiên giao dịch, phục vụ cho 225.288 lượt khách hàng tại 236 xã trong cả nước, trung bình 1 phiên, điểm giao dịch phục vụ cho 110 khách hàng. Từ khi triển khai đến nay, mô hình điểm giao dịch lưu động đã giải ngân, thu nợ cho 8.810 khách hàng với số tiền 1.008 triệu đồng, trong đó giải ngân qua tổ vay vốn là 2.259 tổ với 5.024 khách hàng, giải ngân không qua tổ vay vốn là 3.786 khách hàng.

Chỉ tính riêng trong tháng 10/2018, 30 chi nhánh thực hiện điểm giao dịch lưu động đã tổ chức được 242 phiên giao dịch, phục vụ cho 30.725 lượt khách hàng, trung bình trong một phiên điểm giao dịch lưu động phục vụ 126 khách hàng.

img_6945-1.jpg

  

Kết quả thực tế cho thấy, trong 30 chi nhánh thực hiện điểm giao dịch lưu động thì Hà Nam, Đồng Nai, Tuyên Quang, Ninh Bình, Tây Ninh là những chi nhánh triển khai nhiều phiên giao dịch nhất. Cũng trong tháng 10/2018, các chi nhánh đã tổ chức giao dịch tại 163 xã, trong đó có những chi nhánh đã triển khai trên nhiều địa bàn như Sơn La (20 xã), Lạng Sơn (10 xã), Ninh Bình (14 xã), Thái Nguyên (13 xã).

Một số chi nhánh có số lượng khách hàng giao dịch bình quân lớn trong phiên giao dịch như Thanh Hóa 618 khách hàng/1 phiên giao dịch, Hà Tĩnh 148 khách hàng/1 phiên giao dịch.

Bằng việc trang bị những thiết bị tối cần thiết để thuận tiện cho các hoạt động giao dịch tại chỗ, điểm giao dịch lưu động đảm bảo mọi hoạt động giao dịch được thực hiện ngay tại ô tô chuyên dùng, bao gồm giải ngân các khoản vay đã được phê duyệt, thu nợ, lãi tiền vay... từ khách hàng do Agribank cho vay trực tiếp hoặc cho vay qua tổ vay vốn/tổ liên kết với 8.810 khách hàng; cho vay cầm cố bằng số dư thẻ tiết kiệm do Agribank phát hành với 37 khách hàng; huy động tiết kiệm với 3.450 khách hàng... Ngoài ra, các điểm giao dịch lưu động cũng cung cấp các sản phẩm dịch vụ ngân hàng tiện ích khác như chi trả kiều hối, mở tài khoản, phát hành thẻ, nộp ngân sách nhà nước, bán bảo hiểm... với 23.208 khách hàng.

Qua đánh giá của chính quyền và nhân dân các địa phương, từ khi điểm giao dịch lưu động bằng ô tô chuyên dùng đi vào hoạt động đã góp phần phục vụ tốt hơn nhu cầu của khách hàng; giảm chi phí, thời gian đi lại, đảm bảo an toàn về tài sản và tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tiếp cận với các dịch vụ ngân hàng.

Kịp thời chuyển tải đồng vốn đến với bà con nông dân đầu tư phát triển kinh tế hàng hóa, nâng cao thu nhập và đời sống của dân cư tại địa bàn nông thôn, vùng sâu, vùng xa, thông qua điểm giao dịch lưu động, Agribank đang góp phần từng ngày làm đổi thay diện mạo kinh tế - xã hội tại nhiều vùng quê Việt Nam.

Với những kết quả đạt được từ triển khai điểm giao dịch lưu động đợt 1, tháng 11/2018, Agribank tiếp tục triển khai điểm giao dịch lưu động bằng ô tô chuyên dùng đợt 2 giai đoạn I với việc trang bị thêm 38 xe ô tô phục vụ khách hàng địa bàn nông thôn các tỉnh, thành phố trên toàn quốc.

 

 

 

PV
Ý kiến bạn đọc
  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Thời gian qua, NHCSXH huyện Quỳ Châu (Nghệ An) đã đồng hành thực hiện các mục tiêu mà nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội địa phương đề ra.

  • Nỗ lực Dần Thàng

    Nỗ lực Dần Thàng

    Chỉ vài ba năm trở về trước, xã Dần Thàng (Văn Bàn, Lào Cai) còn là một địa danh ẩn sâu trong những tán rừng, được bao bọc bởi nhiều dãy núi, nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc Dao. Quyết tâm XD NTM đã khiến Dần Thàng “chuyển động”, mạnh mẽ nhất là phong trào phát triển kinh tế.

  • Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM) gắn với thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn đi vào chiều sâu, bền vững, từng bước hiện đại đang được Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân Quảng Trị triển khai có hiệu quả.

  • Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Để "đặt chân" sâu hơn vào thị trường quốc tế đòi hỏi sản phẩm OCOP cần phải khắc phục hạn chế và sản xuất cái thị trường cần thay vì cái mình có, định vị thị trường và mở kênh bán hàng…

Top