KTNT - Theo số liệu của Cục đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), trong hai tháng đầu năm 2018, tổng vốn đăng ký cấp mới, tăng thêm và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài (ĐTNN) là 3,34 tỷ USD, bằng 98,2% so với cùng kỳ năm 2017.
KTNT - Theo số liệu của Cục đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), trong hai tháng đầu năm 2018, tổng vốn đăng ký cấp mới, tăng thêm và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài (ĐTNN) là 3,34 tỷ USD, bằng 98,2% so với cùng kỳ năm 2017. Trong đó, có hơn 300 triệu USD được đổ vào thị trường bất động sản (BĐS) trong hai tháng đầu năm 2018.
Theo đó, tính đến ngày 20/02/2018, các nhà ĐTNN đã đầu tư vào 19/21 ngành trong hệ thống phân ngành kinh tế quốc dân, trong đó lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm tỷ trọng cao nhất với hơn 188 tỷ USD, chiếm 58,5% tổng vốn đầu tư, tiếp theo là các lĩnh vực kinh doanh BĐS với hơn 53 tỷ USD, chiếm 16,6% tổng vốn đầu tư, sản xuất, phân phối điện, khí nước với 21 tỷ USD, chiếm 6,5% tổng vốn đầu tư.
Đã có 126 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư còn hiệu lực tại Việt Nam, trong đó đứng đầu là Hàn Quốc với tổng vốn đăng ký 58,8 tỷ USD, chiếm 18,2% tổng vốn đầu tư. Nhật Bản đứng thứ hai với gần 50 tỷ USD, chiếm 15,4% tổng vốn đầu tư, tiếp theo lần lượt là Singapore và Đài Loan, Britishvirgin Islands, Hồng Kông. Các nhà ĐTNN đã có mặt ở tất cả 63 tỉnh, thành phố trong cả nước, trong đó TP. Hồ Chí Minh vẫn là địa phương dẫn đầu trong thu hút FDI với hơn 44 tỷ USD, chiếm 13,7% tổng vốn đầu tư, tiếp theo là Bình Dương với hơn 30,5 tỷ USD, chiếm 9,5% tổng vốn đầu tư, Hà Nội với hơn 27,6 tỷ USD, chiếm 8,6% tổng vốn đầu tư.
Cụ thể, hai tháng đầu năm, ước tính các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đã giải ngân được 1,7 tỷ USD, tăng 9,7% so với cùng kỳ năm 2017. Trong đó, tính theo lĩnh vực đầu tư, trong hai tháng đầu năm 2018 các NĐTNN đã đầu tư vào 16 ngành lĩnh vực, trong đó lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo là lĩnh vực thu hút được nhiều sự quan tâm của nhà ĐTNN với tổng số vốn đạt 1,83 tỷ USD, chiếm 54,6% tổng vốn đầu tư đăng ký trong 2 tháng đầu năm 2018. Lĩnh vực xây dựng đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư 345,4 triệu USD, chiếm 10,3% tổng vốn đầu tư đăng ký. Đứng thứ 3 là lĩnh vực kinh doanh BĐS với tổng vốn đầu tư đăng ký là 312,1 triệu USD, chiếm 9,3% tổng vốn đầu tư đăng ký.
Tình hình cấp Giấy chứng nhận đầu tư trong 2 tháng đầu năm 2018, hiện cả nước có 411 dự án mới được cấp Giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đăng ký là 1,39 tỷ USD, bằng 68,6% so với cùng kỳ năm 2017. Có 133 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm hơn 700 triệu USD, bằng 92,2% so với cùng kỳ năm 2017. Vốn đầu tư đăng ký cấp mới trong hai tháng đầu năm 2018 giảm so với cùng kỳ năm 2017 do trong hai tháng đầu năm 2017 có nhiều dự án quy mô vốn từ 100 tới gần 300 triệu USD được cấp phép (chiếm 54,6% tổng vốn đăng ký cấp mới trong hai tháng năm 2017) trong khi đó trong hai tháng đầu năm 2018 chỉ cấp phép mới 01 dự án trên 100 triệu USD.
Cũng theo số liệu của Cục đầu tư nước ngoài, trong hai tháng năm 2018, cả nước có 873 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà ĐTNN với tổng giá trị vốn góp là 1,25 tỷ USD, tăng 102,5% so với cùng kỳ 2017. Trong đó có 471 lượt góp vốn, mua cổ phần làm tăng vốn điều lệ của doanh nghiệp với giá trị vốn góp hơn 858 triệu USD và 402 lượt góp vốn mua cổ phần mà nhà ĐTNN mua lại cổ phần trong nước mà không làm tăng vốn điều lệ với tổng giá trị vốn góp hơn 394 triệu USD. Tính chung trong hai tháng đầu năm 2018, tổng vốn đăng ký cấp mới, tăng thêm và góp vốn mua cổ phần của nhà ĐTNN là 3,34 tỷ USD, bằng 98,2% so với cùng kỳ năm 2017./.
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy khẳng định, dù thực hiện theo Luật Đất đai hay theo cơ chế thí điểm của Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất, tất cả các dự án đó đều phải tuân thủ quy hoạch, bảo đảm việc giữ ổn định 3,5 triệu ha đất lúa, bảo đảm độ che phủ rừng...
Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản sẽ hiệu lực từ ngày 1/8, sớm 5 tháng so với thời điểm đã được Quốc hội quyết định trước đó (1/1/2025), sẽ giúp khơi thông nguồn lực đất đai, tạo điều kiện cho nền kinh tế đất nước phát triển và đảm bảo các chính sách an sinh xã hội cho người dân.