Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 23 tháng 11 năm 2024  
Chủ nhật, ngày 10 tháng 4 năm 2022 | 21:5

Hợp tác khai thác thế mạnh, phát triển bền vững ĐBSCL

Tại Diễn đàn Kinh doanh Đồng bằng sông Cửu Long, ông Phạm Tấn Công, Chủ tịch VCCI nhận định, Hà Lan có thể cung cấp các giải pháp hữu hiệu giúp ĐBSCL giải quyết các thách thức về cơ sở hạ tầng cứng cũng như vấn đề biến đổi khí hậu, phát triển nông nghiệp.

Khai thác thế mạnh của nhau

Diễn đàn Kinh doanh Đồng bằng sông Cửu Long là dịp để các doanh nghiệp Việt Nam và Hà Lan gặp gỡ, trao đổi những giải pháp đổi mới sáng tạo và các kinh nghiệm của Hà Lan trong lĩnh vực nước, nông nghiệp và hậu cần nhằm giúp Đồng bằng sông Cửu Long phát triển bền vững.

Hà Lan là quốc gia nhỏ nhưng có lợi thế về kỹ thuật canh tác nông nghiệp, logistics, cảng biển, quản lý nguồn nước… trong khi Đồng bằng sông Cửu Long lại có tiềm năng phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nhu cầu hoàn thiện hạ tầng logistics, nguồn lao động dồi dào. Đây là nền tảng để hai bên có thể phối hợp và hỗ trợ tốt cho nhau.

 

 ĐBSCL là trung tâm sản xuất lúa gạo, thủy sản, trái cây lớn nhất cả nước.

 

Ông Phạm Tấn Công, Chủ tịch VCCI cho biết, Hà Lan có thế mạnh về xuất khẩu nông sản, đứng thứ 2 thế giới. Nền nông nghiệp sử dụng các ứng dụng khoa học kỹ thuật, máy móc thiết bị vào trồng trọt và sản xuất theo quy trình sản xuất bền vững, hiệu quả, mang lại năng suất cao.

Do vậy, Hà Lan có thể cung cấp các giải pháp hữu hiệu giúp Đồng bằng sông Cửu Long giải quyết các thách thức về cơ sở hạ tầng cứng cũng như về biến đổi khí hậu, phát triển nông nghiệp và ngược lại Đồng bằng sông Cửu Long sẽ ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật từ phía Hà Lan để khai thác tốt lợi thế, tiềm năng trong thời gian tới, ông Công nhận định.

Bên cạnh đó, Hà Lan là quốc gia cửa ngõ của thị trường châu Âu, nơi có sân bay, cảng biển quy mô và hiện đại trên thế giới. Trong khi đó, ĐBSCL là vùng kinh tế rộng lớn với tổng diện tích 40,5 nghìn km2, dân số 17,2 triệu người. ĐBSCL có các thế mạnh về phát triển nông nghiệp và là trung tâm sản xuất lúa gạo, thủy sản, trái cây lớn nhất cả nước, cung ứng hàng hóa cho thị trường nội địa và xuất khẩu.

Tuy nhiên, vùng ĐBSCL đang đứng trước nhiều thách thức liên quan tới đất, nước, môi trường và rủi ro do biến đổi khí hậu (BĐKH) gây ra. Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng giao thông, logistics còn nhiều hạn chế, lao động trình độ thấp cùng các vấn đề di cư, mô hình sản xuất nông nghiệp theo truyền thống, ứng dụng công nghệ trong nuôi trồng, sản xuất còn thấp, những phương thức cũ không còn phù hợp và đặt ĐBSCL vào yêu cầu cần thay đổi, cần có một mô hình phát triển mới.

Với những điểm có lợi thế của Hà Lan như kỹ thuật canh tác nông nghiệp, logistics, cảng biển, quản lý nguồn nước và nông nghiệp công nghệ cao… trong khi ĐBSCL của Việt Nam có quy mô, thổ nhưỡng, điều kiện tự nhiên và nguồn lao động… Đây là nền tảng để 2 bên có thể phối hợp và hỗ trợ tốt cho nhau. Vào tháng 1-2021, Bộ Nông nghiệp, Thiên nhiên và Thực phẩm Hà Lan phối hợp với VCCI thành lập Nền tảng Kinh doanh Hà Lan - Việt Nam cho ĐBSCL.

Để thúc đẩy nền tảng này phát triển và đạt kết quả như kỳ vọng, các chuyên gia đến từ Hà Lan giới thiệu các dự án và công nghệ về nông nghiệp, nguồn nước, hậu cần triển khai trên thực tế. Một số địa phương trong vùng ĐBSCL tổng kết, đánh giá khoản tài trợ của Hà Lan trong việc hỗ trợ thích ứng với khí hậu, dự án bảo vệ bờ biển ở Cà Mau…

Theo Đại sứ Vương quốc Hà Lan tại Việt Nam Elsbeth Akkerman, để cụ thể hóa những dự án hỗ trợ Đồng bằng sông Cửu Long, Hà Lan đã đầu tư khoảng 50 triệu USD từ ngân sách nhà nước và nguồn lực tư nhân cho các dự án và sáng kiến tại khu vực này. Tại Vĩnh Long, Chính phủ Hà Lan đã ký thỏa thuận viện trợ không hoàn lại 19,5 triệu USD cho dự án trị giá 202,2 triệu USD hỗ trợ tỉnh này thích ứng với biến đổi khí hậu và bảo vệ người dân trước rủi ro lũ lụt. Khoản viện trợ này được tỉnh Vĩnh Long dự kiến xây dựng nhà máy xử lý nước ở thành phố Vĩnh Long.

Hà Lan mong muốn hợp tác nhiều vấn đề lớn

Từ những dự án đã và đang triển khai hỗ trợ các tỉnh, thành phố thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long như: nâng cao chất lượng trái cây Việt Nam; trữ nước ở Đồng bằng sông Cửu Long; chuyển đổi rác thải nông nghiệp thành năng lượng ở tỉnh Hậu Giang; dự án trung tâm logistics và cảng hạ lưu Cái Mép Hạ..., các chuyên gia, nhà khoa học của Hà Lan đã đưa ra các giải pháp hỗ trợ người dân đồng bằng thuận thiên với biến đổi khí hậu, phát triển nông nghiệp bền vững, nuôi trồng thủy sản thân thiện môi trường và giải pháp quản lý nguồn nước vừa đảm bảo sinh hoạt vừa đảm bảo sản xuất nông nghiệp...

Theo ông Nguyễn Phương Lam, Giám đốc VCCI Cần Thơ, các doanh nghiệp của Hà Lan và Việt Nam đều đánh giá vùng ĐBSCL có chi phí không chính thức thấp, chứng tỏ chính quyền rất tích cực trong điều hành, môi trường kinh doanh được cải thiện rất nhiều; năng suất lao động cũng được kỳ vọng cải thiện rất lớn trong những năm tới…

 

 Tuy nhiên, ĐBSCL đang đứng trước nhiều thách thức liên quan tới đất, nước, môi trường và rủi ro do biến đổi khí hậu gây ra.

 

Theo chuyên gia nước Hà Lan Sepehr Eslami, xâm nhập mặn tăng cao trong thời gian ngắn; hệ thống nước ngầm bị sử dụng quá mức ở khu vực nông thôn là vấn đề cần sớm triển khai các giải pháp để hạn chế vấn nạn sụt lún đất hiện nay ở Đồng bằng sông Cửu Long.

Những giải pháp cần được triển khai như hướng dẫn người dân thay đổi phương thức canh tác giúp thích ứng với xâm nhập mặn và sụt lún đất; tưới tiết kiệm thay thế cho tưới tràn; lưu trữ lượng nước ngọt sâu dưới lòng đất vừa cung cấp được nước vào mùa khô vừa giảm được tình trạng sụt lún; lắp đặt hệ thống thẩm thấu nước ngọt (dự án đã và đang triển khai ở tỉnh Trà Vinh)...

Đại sứ Hà Lan tại Việt Nam Elsbeth Akkerman nhấn mạnh, vai trò quan trọng của ĐBSCL về kinh tế, sinh thái và xã hội đối với Việt Nam là không thể bàn cãi. Chúng ta có chung mục tiêu là đảm bảo vùng đồng bằng tồn tại và phát triển bền vững trong tương lai, có khả năng phục hồi về mặt kinh tế và sinh thái. Điều này đòi hỏi một cách tiếp cận thuận thiên, liên ngành và tích hợp. Hà Lan mong muốn trở thành đối tác của Việt Nam trong khuôn khổ quan hệ đối tác chiến lược của hai nước về nước, biến đổi khí hậu, nông nghiệp bền vững và an ninh lương thực, thông qua các giải pháp về hậu cần và phân phối.

Cũng theo Đại sứ Elsbeth Akkerman, khu vực kinh tế tư nhân cần phải hành động nhanh, mạnh hơn để tham gia sâu hơn vào kinh doanh bền vững và giảm thiểu các tác động của biến đổi khí hậu tại Đồng bằng sông Cửu Long. Chính thành phần kinh tế tư nhân cần phải dẫn đầu trong các hoạt động kinh doanh này. Khu vực kinh tế tư nhân đóng vai trò động lực cho sự thay đổi, các doanh nghiệp là những đơn vị tiên phong trong hành động để đạt được các mục tiêu phát triển bền vững. Hà Lan là đối tác tin cậy và lâu dài của Việt Nam trong quản lý nước, nông nghiệp bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu.

Chúng tôi tin tưởng rằng, Hiệp định EVFTA có thể thúc đẩy hơn nữa mối quan hệ hợp tác kinh doanh và Hà Lan mong muốn trở thành đối tác của Việt Nam trong khuôn khổ quan hệ đối tác chiến lược của hai bên về nước và biến đổi khí hậu, về nông nghiệp bền vững và an ninh lương thực, thông qua các giải pháp về hậu cần và phân phối cũng như thông qua hợp tác chiến lược… Đại sứ Akkerman chia sẻ.

Hi vọng, với những tiềm năng, thế mạnhcủa hai nước, thời gian tới, vùng ĐBSCL nói riêng, Việt Nam nói chung và Hà Lan sẽ có nhiều hơn nữa các chương trình hợp tác ở nhiều lĩnh vực, trong đó chú trọng những vấn đề mang tính toàn cầu như: nguồn nước, biến đổi khí hậu, cơ sở hạ tầng giao thông, logistics...

 

Hà Lan là đối tác tin cậy và lâu dài của Việt Nam trong quản lý nước, nông nghiệp bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu. Các chuyên gia Hà Lan đã phối hợp chặt chẽ với Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam xây dựng bản Quy hoạch tích hợp vùng ĐBSCL. Ngày 28/2 vừa qua, Chính phủ Việt Nam đã phê duyệt Quy hoạch vùng ĐBSCL, quy hoạch tích hợp vùng đầu tiên tại Việt Nam.

 

Hoàng Văn (tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc
  • Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.

  • Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Hai bên thống nhất sẽ cùng nghiên cứu, tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách, góp phần vào sự phát triển của quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa ngành ngân hàng nói riêng và hợp tác truyền thống giữa Việt Nam và Cuba nói chung.

  • Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.

  • Phát triển kinh tế hợp tác gắn với chuỗi giá trị

    Phát triển kinh tế hợp tác gắn với chuỗi giá trị

    Từ những cây trồng áp dụng quy trình VietGAP mang hiệu quả kinh tế cao, người dân Thừa Thiên - Huế đã tích cực tham gia hợp tác xã (HTX) để sản xuất theo chuỗi giá trị.

  • Năm 2023 – 2024, Hải Phòng huy động 45.000 tỷ xây dựng NTM kiểu mẫu

    Năm 2023 – 2024, Hải Phòng huy động 45.000 tỷ xây dựng NTM kiểu mẫu

    Ngày 22/11, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. Hải Phòng giám sát chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu tại Văn phòng Điều phối nông thôn mới.

  • HTX nông nghiệp ở Quảng Ngãi “Ăn nên làm ra”

    HTX nông nghiệp ở Quảng Ngãi “Ăn nên làm ra”

    Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…

Top