Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 23 tháng 11 năm 2024  
Thứ bảy, ngày 23 tháng 9 năm 2017 | 5:40

Huế: Đẩy mạnh xây dựng, tái tạo và phát triển các khu bảo vệ thủy sản

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế số lượng người và tàu thuyền tham gia đánh bắt, khai thác thủy sản ngày một đông, ngư cụ đánh bắt ngày càng nhiều, chủ yếu là các loại ngư cụ hiện đại hoặc không đúng quy định… và đa số các tàu thuyền hoạt động đánh bắt gần bờ đã và đang làm giảm nhanh nguồn lợi các loài.

Cùng với đó, do ảnh hưởng của thủy lưu, tác động của biến đổi khí hậu mà trực tiếp là ô nhiễm môi trường đã làm cho nhiều hệ sinh thái dưới biển có nguy cơ bị xóa sạch.

Trước thực trạng nguồn lợi thủy sản ngày càng cạn kiệt đến mức báo động, từ năm 2010 đến nay, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã phối hợp với các cơ quan chức năng xây dựng các khu bảo vệ thủy sản với mục đích tăng cường công tác quản lý, bảo vệ bãi giống, bãi đẻ của các loài thủy sản đang bị suy giảm rất nhanh.

Người dân đang dựng cột mốc để đánh dấu các khu bảo vệ thủy sản.

Theo quy định, trong các khu bảo vệ thủy sản, nghiêm cấm hoàn toàn các hoạt động đánh bắt, nuôi trồng thủy sản và xây dựng các công trình sản xuất kinh tế... làm ảnh hưởng đến nguồn lợi thủy sản tự nhiên và môi trường thủy sinh của vùng đầm phá. Tại các khu bảo vệ, các loài thủy sản có môi trường thuận lợi để sinh sản, sinh trưởng an toàn; sau đó nguồn lợi được phát tán bổ sung ra các vùng đầm phá xung quanh, ngư dân được phép khai thác.

Trao đổi với PV., Ông Võ Giang - Trưởng phòng Khai thác và phát triển nguồn lợi thủy sản (Chi cục Thủy sản tỉnh) cho biết: “đến nay toàn tỉnh Thừa Thiên Huế đã có 23 khu bảo vệ thủy sản trên đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, chiếm diện tích 614,2ha. Các khu thủy sản này được giao lại cho Chi hội nghề cá của địa phương quản lý”.

Theo ông Giang, mục đích chính của các khu bảo vệ thủy sản là bảo vệ nguồn cá đẻ, cung cấp nguồn gen giống; duy trì quần thể tự nhiên và các habitat không bị tác động; phục hồi sinh cảnh vùng nước... “Qua theo dõi, chúng tôi thấy tỉ lệ thủy sản phát triển tăng gấp đôi, gấp ba. Kích thước một số sinh vật và đa dạng sinh học tăng từ 20-30%... ” .

Tiếp tục phát triển kế hoạch, năm 2017, Chi cục Thủy sản tỉnh Thừa Thiên Huế đã phối hợp cùng các xã Vinh Hưng, Vinh Giang và xã Lộc Bình (huyện Phú Lộc); Chi hội nghề cá Giang Xuân (xã Vinh Giang), Chi hội nghề cá Lộc Bình 1 (xã Lộc Bình) và Chi hội nghề cá đầm phá Trung Hưng (xã Vinh Hưng) tạo sinh cảnh tại các khu bảo vệ này, gồm các hoạt động như thả chà rạo, cắm bổ sung cột mốc ranh giới...

Theo Chi cục Thủy sản tỉnh, sẽ hỗ trợ xây dựng mô hình “chà rạo” trên khu vực bảo tồn giúp tạo nơi cư trú và sinh sản cho các loài hải sản trên biển, nâng cao hiệu quả và khai thác bền vững các loại thủy sản đang dần cạn kiệt, đồng thời tổ chức hoạt động tuần tra bảo vệ, hội thi tìm hiểu thủy sản để nâng cao nhận thức cho người dân trong quá trình nuôi trồng và khai thác thủy sản.

Lễ thành lập khu bảo vệ thủy sản Doi Chỏi, xã Phú Diên, tỉnh TT- Huế

Thông qua các chuỗi hoạt động cho cộng đồng ngư dân trong bảo vệ, khai thásử dụng tài nguyên thủy sản bền vững. Đặc biệt, là phương pháp xây dựng các khu bảo vệ không những góp phần đảm bảo cần bằng sinh thái vùng đầm phá, điều hoà môi trường và nguồn giống thủy sản mà còn có ý nghĩa to lớn đối với phát triển kinh tế lâu dài, với nghiên cứu khoa học, du lịch sinh thái…

Phan Tiến

 

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.

  • Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Hai bên thống nhất sẽ cùng nghiên cứu, tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách, góp phần vào sự phát triển của quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa ngành ngân hàng nói riêng và hợp tác truyền thống giữa Việt Nam và Cuba nói chung.

  • Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.

  • Phát triển kinh tế hợp tác gắn với chuỗi giá trị

    Phát triển kinh tế hợp tác gắn với chuỗi giá trị

    Từ những cây trồng áp dụng quy trình VietGAP mang hiệu quả kinh tế cao, người dân Thừa Thiên - Huế đã tích cực tham gia hợp tác xã (HTX) để sản xuất theo chuỗi giá trị.

  • Năm 2023 – 2024, Hải Phòng huy động 45.000 tỷ xây dựng NTM kiểu mẫu

    Năm 2023 – 2024, Hải Phòng huy động 45.000 tỷ xây dựng NTM kiểu mẫu

    Ngày 22/11, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. Hải Phòng giám sát chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu tại Văn phòng Điều phối nông thôn mới.

  • HTX nông nghiệp ở Quảng Ngãi “Ăn nên làm ra”

    HTX nông nghiệp ở Quảng Ngãi “Ăn nên làm ra”

    Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…

Top