Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 20 tháng 4 năm 2024  
Thứ hai, ngày 7 tháng 12 năm 2020 | 15:55

Huế: Giống cây trồng đặc thù, vắc-xin phòng bệnh và thức ăn chăn nuôi thiếu hụt

Một số khu vực canh tác cây trồng mang tính đặc trưng tại  Thừa Thiên - Huế đang gặp khó khăn trong việc tìm mua giống. Cùng với đó, chăn nuôi cũng đang thiếu hụt thuốc phòng bệnh và thức ăn.

t36.jpg
Trong trường hợp không tìm được giống cây trồng đặc thù (hành lá, ném…), người dân sẽ chuyển đổi cây trồng.

 

Một số loài cây trồng đặc thù bị thiếu giống

Bà Hoàng Thị Thuyền (61 tuổi, trú tại phường Hương Văn, thị xã Hương Trà) cho biết, trong đợt lụt vừa qua, toàn bộ hành lá của địa phương bị hư hỏng.

Theo bà Thuyền, ngay sau đợt lụt đầu tiên, một số hộ đã chủ động mang hạt hành giống ra trồng lại nhưng các đợt lụt kế tiếp khiến toàn bộ số hành giống này bị hư hỏng.

Ông Lê Tiếp (74 tuổi, thôn Cổ Bưu, phường Hương Văn) cho hay, thông thường, thời điểm này người dân tại phường sẽ trồng hành để đến khoảng tháng 2 âm lịch thu hoạch hạt. Hạt giống này được cất trữ để trồng trong các vụ tiếp theo. Nếu bây giờ trồng hành từ hạt giống sẽ không kịp thu hoạch và ảnh hưởng đến tiến độ của các vụ sau.

Anh Lê Quang Đức (40 tuổi, trú tại phường Hương Văn) chia sẻ, thời điểm này, giá hạt hành giống lên tới 400.000 đồng/lon và thời tiết chưa thuận lợi nên người dân không dám đầu tư. Thời điểm bình thường thì giá cây hành giống khoảng 50.000 – 60.000 đồng/kg, bây giờ khoảng 100.000 đồng/kg mà cũng không có hàng nữa.

 

t37a.jpg
Giá thuê máy cày ruộng vụ đông xuân khoảng 100.000 đồng/sào (500 m2).

 

Theo nhiều người dân tại phường Hương Long (thành phố Huế), thời điểm hiện tại, việc trồng trọt của người dân còn phải đối mặt với sự phá phách của chuột đồng.

Ông Hồ Sung (67 tuổi, xã Vinh Hà, huyện Phú Vang) trao đổi, xã  đã hướng dẫn người dân đăng ký giống lúa để có hướng hỗ trợ. Theo tính toán, mỗi sào (1 sào Trung Bộ = 500m2) ruộng cần khoảng 5kg lúa giống. Vụ đông xuân năm nay, Vinh Hà định hướng người dân canh tác giống lúa KH1. Ông Hồ Sung đánh giá, dù năng suất có phần kém hơn so với giống Khang dân nhưng bù lại giống lúa KH1 có thân cây cứng hơn nên có thể chống chịu được đổ ngã tốt hơn.

Phó chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Thừa Thiên - Huế Lê Quý Thảo cho biết, hiện tại, nguồn giống do Trung ương và tỉnh hỗ trợ đã được chuyển đến các địa phương để tiến hành cấp phát cho người dân.

“Tính đến thời điểm hiện tại, việc canh tác vụ đông xuân 2020 – 2021 sẽ diễn ra đúng tiến độ. Trong đó, các loại giống lúa, ngô… cơ bản đáp ứng đủ nhu cầu của người dân toàn tỉnh.

 

t37b.jpg
Người dân tranh thủ thu hoạch những luống rau còn sót lại sau bão lụt.

 

Trên địa bàn đang gặp khó khăn về giống cây thanh trà và sắn (trước đó bị bệnh khảm lá trên diện rộng)…; cùng với đó là một số loại giống cây đặc thù như hành lá, ném (hành tăm)… do không có trong nguồn dự trữ quốc gia nên còn thiếu. Đơn vị đang hướng dẫn các địa phương chủ động liên hệ với các cơ sở bán giống sạch để tiến hành mua giống canh tác. Nếu không tìm được giống thì hướng dẫn người dân chuyển đổi canh tác với quyết tâm không để đất trống”, ông Thảo trao đổi.

Thiếu vắc-xin phòng bệnh và thức ăn cho vật nuôi

Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Thừa Thiên - Huế thống kê, các đợt lụt bão vừa qua khiến toàn tỉnh có 3.921 con gia súc (gồm 287 con trâu, bò, bê, nghé; 746 con dê; 2.507 con lợn; 381 vật nuôi khác) và 751.974 con gia cầm bị chết, bị trôi. Có 343,95 tấn thức ăn chăn nuôi và hơn 20.000 quả trứng gia cầm bị hư hỏng. Chuồng trại và thiết bị chăn nuôi thiệt hại 4.092 triệu đồng.

 

t37.jpg

Người dân Thừa Thiên - Huế đang có nhu cầu rất lớn và cấp thiết về vắc-xin phòng bệnh, thức ăn chăn nuôi.

 

Trước tình hình trên, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã ban hành Công văn số 7759/BNN-CN ngày 09/11/2020 về việc hỗ trợ tỉnh Thừa Thiên - Huế khôi phục sản xuất nông nghiệp sau bão lũ. Trong đó, hỗ trợ 110.000 con gà giống 01 ngày tuổi. Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Thừa Thiên - Huế cũng đề nghị Bộ nghiên cứu hỗ trợ kinh phí úm hoặc chuyển sang hỗ trợ gà ít nhất đến 21 ngày tuổi để giúp nông dân chăn nuôi đạt hiệu quả tốt hơn.

Cùng với đó, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Thừa Thiên - Huế đề nghị hỗ trợ theo Nghị định số 02/2017/NĐ-CP ngày 09/11/2017 của Chính phủ về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh.

Trao đổi với phóng viên Kinh tế nông thôn, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Thừa Thiên - Huế Nguyễn Văn Hưng cho biết, nhờ nguồn hỗ trợ của Trung ương và tỉnh nên đến nay, giống vật nuôi cơ bản đảm bảo đáp ứng nhu cầu người dân trên địa bàn.

“Bây giờ người dân đang rất cần nguồn vắc-xin để phòng bệnh cho vật nuôi. Đặc biệt là vắc - xin dành cho gia cầm như Gumboro, Newcastle… Ước tính nhu cầu khoảng 110.000 liều mỗi loại, tương ứng để tiêm cho 110.000 con gia cầm giống. Bên cạnh đó, người dân chăn nuôi vật nuôi trên cạn còn có nhu cầu khoảng 30 tấn thức ăn”, ông Hưng thông tin.

 

Văn Nghĩa
Ý kiến bạn đọc
  • Nghệ An hoàn thành hơn 8.400 căn nhà cho người nghèo

    Nghệ An hoàn thành hơn 8.400 căn nhà cho người nghèo

    Ngày 19/4, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức sơ kết 1 năm triển khai chương trình vận động, hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà cho người nghèo, người có khó khăn về nhà ở giai đoạn 2023-2025 (Chương trình 1838).

  • “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    Với 28 lần hiến máu nhân đạo, trình dược viên Từ Thị Tuyên (SN 1989), xã Thạch Thắng, Thạch Hà (Hà Tĩnh) đã trở thành tấm gương sáng trong các hoạt động an sinh xã hội, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng…

  • PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    Với tinh thần tương thân tương ái, vừa qua, Đoàn Thanh niên Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã tổ chức chương trình từ thiện “Xuân tình nguyện 2024” để thăm hỏi, động viên và trao quà đến các em học sinh nghèo, các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại xã Nậm Chảy, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai. Đây là hoạt động hưởng ứng tinh thần Tháng Thanh niên và Năm Thanh niên tình nguyện của tuổi trẻ PVcomBank.

  • Lễ hội Hoa Phượng Đỏ, niềm tự hào của người dân Hải Phòng

    Lễ hội Hoa Phượng Đỏ, niềm tự hào của người dân Hải Phòng

    Lễ hội Hoa Phượng Đỏ là sự kiện chính trị, văn hóa, xã hội, là lễ hội truyền thống đặc trưng, niềm tự hào của người dân Hải Phòng được tổ chức thường niên vào tháng 5 gắn với kỷ niệm Ngày giải phóng Hải Phòng.

  • Hội Sách Hải Phòng 2024: Nơi gặp gỡ giữa những người yêu sách

    Hội Sách Hải Phòng 2024: Nơi gặp gỡ giữa những người yêu sách

    Hội Sách Hải Phòng 2024 với hơn 20 gian hàng và khoảng 12.000 đầu sách, nhiều thể loại sách phong phú, đa dạng được giới thiệu đến nhân dân thành phố Cảng.

  • Khai hội Du lịch Cửa Lò năm 2024

    Khai hội Du lịch Cửa Lò năm 2024

    Tối 18/4, tại Quảng trường Bình Minh (thị xã Cửa Lò), UBND tỉnh Nghệ An, UBND thị xã Cửa Lò tổ chức khai mạc Lễ hội Du lịch Cửa Lò 2024 gắn với sự kiện công bố, đón nhận quyết định công nhận Di sản văn hoá phi vật thể Quốc gia - Lễ hội Đền Yên Lương (phường Nghi Thủy).

Top