Huyện Nam Trà My (Quảng Nam) tổ chức khai mạc lễ hội Sâm Ngọc Linh lần thứ II năm 2018 gắn với chào mừng kỷ niệm 15 năm tái lập huyện.
Tối 01/8, huyện Nam Trà My (Quảng Nam) đã tổ chức khai mạc lễ hội Sâm Ngọc Linh lần thứ II năm 2018, với chủ đề ‘Hương sắc sâm Ngọc Linh’ gắn với chào mừng kỷ niệm 15 năm tái lập huyện (01/8/2003 – 01/8/2018).
Tham dự lễ có đại diện lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương; đại biểu Quận Hamyang (Hàn Quốc); các tỉnh bạn, huyện bạn; lãnh đạo tỉnh Quảng Nam... và đông đảo nhân dân trên địa bàn huyện.
Lễ hội bao gồm các hoạt động: Trưng bày, triển lãm ảnh nghệ thuật về Sâm Ngọc Linh, dược liệu, văn hóa địa phương; Hội chợ Sâm Ngọc Linh và hàng nông sản đặc trưng miền núi tỉnh Quảng Nam; Hội thi Sâm Ngọc Linh; Hội chợ truyền thống và các trò chơi dân gian; Lễ rước biểu tượng Sâm Ngọc Linh; các hoạt động văn hoá, nghệ thuật…
Lễ hội nhằm quảng bá những giá trị đặc biệt của cây sâm Ngọc Linh; đưa sâm núi Ngọc Linh trở thành cây dược liệu có thương hiệu, giá trị kinh tế cao, xứng tầm là loại dược liệu quý của không chỉ Việt Nam, mà còn của các nước trong khu vực và trên thế giới.
Thông qua các hoạt động của Lễ hội để tiếp tục giới thiệu hình ảnh, tiềm năng, thế mạnh của huyện Nam Trà My, các nét đẹp đậm đà bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc huyện Nam Trà My tới du khách trong và ngoài nước.
Tại lễ khai mạc, Ban tổ chức đã công bố quyết định sâm Ngọc Linh là sản phẩm quốc gia và đại diện Bộ KH&CN đã Công bố mở rộng chỉ dẫn địa lý sâm Ngọc Linh cho 07 xã huyện Nam Trà My.
Trước đó, ngày 16/8/2016, Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ KH&CN đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý “Ngọc Linh” số 00049 cho sản phẩm sâm củ của 2 tỉnh Quảng Nam và Kon Tum, có giá trị vô thời hạn.
Có thể nói rằng, cả thế giới chỉ có nước Việt Nam, cả nước chỉ có 2 tỉnh Kon Tum và Quảng Nam và tại 2 tỉnh cũng chỉ có 2 huyện, với 16 xã thuộc huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum và huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam là có sâm Ngọc Linh. Đỉnh Ngọc Linh cao 2.598m được xem như nóc nhà của Tây Nguyên, có rừng nguyên sinh cùng với sự phong phú của hệ động, thực vật với các điều kiện tự nhiên đặc biệt phù hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cây sâm Ngọc Linh.
Hơn 30 năm qua, các nhà khoa học trong và ngoài nước đã chứng minh sâm Ngọc Linh là loại sâm quý hiếm và tốt nhất thế giới hiện nay, bên cạnh sâm Triều Tiên, sâm Trung Quốc và sâm Mỹ. Sâm Ngọc Linh có tác dụng như loại thuốc tăng lực, chống lão hóa, hồi dương, tăng cường sức đề kháng, chống độc tố, kích thích điều hòa cơ chế miễn dịch của cơ thể và hỗ trợ phòng bệnh ung thư,...
Đặc biệt, sâm Ngọc Linh có những tính năng mà sâm một số nước khác không có là tính kháng khuẩn, chống trầm cảm, hiệp lực tốt với thuốc kháng sinh, thuốc điều trị bệnh tiểu đường…
Phát biểu khai mạc, ông Hồ Quang Bửu, Chủ tịch UBND huyện Nam Trà My nói: Cây sâm Ngọc Linh (sâm Việt Nam) có từ bao đời nay tại vùng núi Ngọc Linh thuộc địa phận huyện Nam Trà My (Quảng Nam) và huyện TuMơRông (tỉnh Kon Tum). Là một loại cây dược liệu đặc biệt quý hiếm, nó chứa đến 52 hợp chất saponin, có hàm lượng vi chất bồi bổ sức khỏe và chữa trị nhiều bệnh hơn các loại sâm khác trên thế giới; đây là loại cây trồng mang lại giá trị kinh tế cao nhất trên một đơn vị diện tích, đã xuất hiện tỷ phú giữa núi rừng Ngọc Linh.
Hiện nay, tỉnh Quảng Nam đã quy hoạch trên 15.000ha để trồng sâm. Phong trào trồng sâm trong nhân dân phát triển mạnh mẽ, số hộ trồng sâm tăng lên đến 1.500 hộ với diện tích trồng là 1.600ha, tại 7/10 xã được quy hoạch; giá cả cây sâm Ngọc Linh không ngừng tăng lên; các nhà khoa học, các doanh nghiệp đã tập trung vào việc đầu tư nghiên cứu áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trồng sâm, sản xuất sản phẩm từ sâm. Đặc biệt, trồng sâm đi đôi với công tác bảo vệ và phát triển rừng, vì cây sâm chỉ sống dưới tán rừng nguyên sinh.
Lễ hội diễn ra từ ngày 01-03/8/2018 tại xã Trà Mai, huyện Nam Trà My.
Chương trình từ thiện: Cùng em đến trường hỗ trợ học sinh nghèo “Viết tiếp ước mơ” giai đoạn 2025 - 2028 sẽ hỗ trợ cho hàng nghìn học sinh nghèo tại các vùng khó khăn, biên giới, hải đảo và vùng chịu thiệt hại nặng nề do bão lũ.
Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã triển khai gói tín dụng 2.500 tỷ đồng để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp khắc phục thiệt hại do bão Yagi gây ra. Ngoài ra, Ngân hàng cũng thực hiện các giải pháp cơ cấu nợ, giãn, hoãn nợ cho khách hàng phù hợp với tình hình thực tế.
Mới đây, tại các Điện lực trực thuộc Công ty Điện lực Đắk Nông đã tổ chức trao giải và cấp giấy chứng nhận cho các khách hàng tiêu biểu đạt tiêu chí của chương trình “Hộ gia đình tiết kiệm điện năm 2024” do công ty phát động.
Tối 22/11, tại Bảo tàng tỉnh Phú Yên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Bến Vũng Rô và hoạt động tiếp nhận chi viện từ những chuyến Tàu Không số”. Hoạt động nhằm hướng đến kỷ niệm 60 năm Bến Vũng Rô tiếp nhận chuyến hàng đầu tiên của Tàu Không số (28/11/1964 – 28/11/2024).
Sáng 22/11, Thị ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ thị xã Duy Tiên long trọng tổ chức Kỷ niệm 555 năm danh xưng Duy Tiên (1469 - 2024) và 95 năm thành lập Chi bộ Đông Dương Cộng sản Đảng Duy Tiên (11/1929 - 11/2024).
Hàng ngàn người đổ về thị trấn Sông Đốc (Trần Văn Thời - Cà Mau) để xem cuộc đua vỏ lãi kỳ thú. Thị trấn ven biển này cũng là nơi 70 năm trước diễn ra sự kiện tập kết ra Bắc lịch sử.
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.