Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Chủ nhật, ngày 24 tháng 11 năm 2024  
Thứ bảy, ngày 20 tháng 5 năm 2017 | 6:55

Khai thác, thu mua, chế biến, tiêu thụ cá ngừ theo chuỗi còn nhiều khó khăn

Sáng 20-5, tại TP. Tuy Hòa (Phú Yên), Bộ Nông nghiệp và PTNT phối hợp với UBND tỉnh Phú Yên tổ chức Hội nghị sơ kết 2 năm thực hiện đề án “Thí điểm tổ chức khai thác, thu mua, chế biến, tiêu thụ cá ngừ theo chuỗi” và kế hoạch triển khai trong thời gian tới.

Các đại biểu đến tham dự hội nghị

Báo cáo tại hội nghị cho biết hiện nay, tổng số tàu cá khai thác cá ngừ tại các tỉnh Bình Định, Phú Yên và Khánh Hòa là 2.372 tàu, trong đó Bình Định: 1.329 tàu, Phú Yên: 578 tàu; Khánh Hòa: 465 tàu. Cơ cấu nghề khai thác: nghề câu là 1.591 tàu, nghề lưới rê là 205 tàu và nghề lưới vây là 576 tàu. Tổng sản lượng cá ngừ khai thác của 3 tỉnh năm 2016 là: 92.192 tấn; trong đó, Bình Định đạt 53.860 tấn, Phú Yên đạt 10.812 tấn và Khánh Hòa đạt 27.520 tấn. Trong đó, cá ngừ mắt to và vây vàng là 17.542 tấn; cá ngừ vằn là 74.650 tấn. Năm 2016, sản lượng khai thác cá ngừ vây vàng, mắt to là 17.625 tấn; sản lượng khai thác cá ngừ vằn đạt 74.650 tấn, tăng 49,3% so với kế hoạch năm và chưa đạt ngưỡng khai thác bền vững (165.000 tấn/năm). Đối với tỉnh Khánh Hoà, các tàu khai thác cá ngừ vây vàng và mắt to đạt năng suất cao, nên sản lượng khai thác vượt so với phân bổ quy hoạch của tỉnh; các tàu nghề lưới vây khai thác cá ngừ vằn có sự đầu tư lớn về trang thiết bị khai thác, hàng hải nên đạt hiệu quả và năng suất đánh bắt cao; sản lượng khai thác cá ngừ vằn vượt so với kế hoạch.

Trong năm 2015 và 2016, tàu khai thác cá ngừ, đặc biệt số tàu đóng mới đã được trang bị hầm bảo quản bằng công nghệ xốp thổi (PU), nhiều tàu lưới vây đã trang bị máy dò cá hiện đại nên năng suất khai thác cao hơn trước. Đặc biệt, nhiều tàu đã trang bị thiết bị làm ngất cá do một số đơn vị trong nước sản xuất khi thu hoạch nhằm nâng cao chất lượng. Đồng thời, các địa phương cũng chủ động tổ chức tập huấn cho ngư dân về kỹ thuật xử lý, sơ chế, bảo quản sản phẩm nên chất lượng, giá cá đã được nâng cao hơn so với thời gian trước.

Xuất khẩu cả ngừ trong thời gian qua cũng đã phục hồi do nhu cầu tiêu thụ tại các thị trường chính như Mỹ, EU... đã phục hồi; 8 thị trường xuất khẩu cá ngừ chính của Việt nam gồm Mỹ, ASEAN, Israel, Trung Quốc, Nhật Bản, Canada và Mexico, chiếm 87% tổng giá trị xuất khẩu các ngừ Việt Nam. Sản phẩm cá ngừ Việt nam xuất khẩu sang các nước đều tăng; hiện các doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm cá ngừ đông lạnh như loin, fillet và các loại cá ngừ chế biến như cá ngừ hộp, cá ngừ xông khói, cá ngừ fillet ép khuôn, cá ngừ ngâm dâu đóng túi....

Quang cảnh hội nghị

Phát biểu tại hội nghị ông Trần Văn Phúc, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Bình Định, cho biết, Bình Định là tỉnh được Bộ NN-PTNT chọn triển khai mô hình “Thí điểm liên kết sản xuất, tiêu thụ cá ngừ theo chuỗi”. Trong thời gian thực hiện, phía Nhật Bản đã thiết kế, sản xuất và vận chuyển sang Việt Nam 25 bộ ngư cụ khai thác cá ngừ đại dương chuyển giao cho tỉnh Bình Định vào cuối tháng 9-2015, bàn giao cho 25 ngư dân Bình Định. Phía Nhật Bản cũng đã tổ chức 13 chuyến công tác đến Bình Định để phối hợp với cán bộ kỹ thuật của Sở NN-PTNT, Công ty CP Thủy sản Bình Định (Bidifisco) kiểm tra đánh giá chất lượng cá ngừ, kiểm tra, bảo dưỡng, hướng dẫn sử dụng và sửa chữa thiết bị TSS cho ngư dân sau mỗi chuyến biển; thảo luận về các biện pháp kỹ thuật để nâng cao chất lượng cá ngừ cũng như giải pháp vận chuyển sản phẩm trên biển; hỗ trợ Bidifisco về kỹ thuật kiểm tra chất lượng cá, lựa chọn cá xuất khẩu, đấu giá cá ngừ tại Nhật Bản.

Hàng tháng, Sở NN-PTNT tổ chức họp giữa ngư dân tham gia dự án với đối tác Nhật Bản và Bidifisco để bàn và tìm biện pháp cải tiến, hoàn chỉnh công nghệ, kỹ thuật và động viên ngư dân kiên trì thực hiện theo hướng dẫn của chuyên gia. Tổ chức vận hành mô hình chuỗi liên kết từ khai thác, bảo quản, thu mua xuất khẩu cá ngừ nhằm nâng cao chất lượng, giá trị. Trong 5 tháng đầu năm 2017, ngư dân toàn tỉnh đã khai thác được 2.452 con cá ngừ, sản lượng hơn 98 tấn. Trong đó đạt tiêu chuẩn đi Nhật là 14 con, khối lượng 571kg. Bên cạnh đó, để khuyến khích ngư dân áp dụng ngư cụ và công nghệ Nhật Bản khai thác nhằm nâng cao chất lượng cá ngừ hướng đến mục tiêu nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm, tăng thu nhập cho ngư dân, tỉnh Bình Định đã hỗ trợ chủ tàu tham gia dự án kinh phí cải tạo, nâng cấp hầm bảo quản: 30 triệu đồng/tàu; hỗ trợ công sức lao động cho ngư dân các tàu tham gia dự án thực hiện đúng quy trình kỹ thuật là 50.000 đồng/kg cá đối với cá ngừ đạt tiêu chuẩn xuất khẩu tươi đi Nhật Bản (loại A) và 10.000 đồng/kg đối với cá loại B (fillet cao cấp).

Còn đại diện lãnh đạo Sở NN-PTNT Phú Yên kiến nghị Bộ NN-PTNT chỉ đạo Viện Hải sản nâng cao trình độ dự báo ngư trường đàn cá ngừ, hướng dẫn ngư dân áp dụng công nghệ phát hiện đàn cá bằng hệ thống viễn thám để nâng cao hiệu quả chuyển biến, giảm chi phí. Sớm ban hành chính sách hỗ trợ cho tổ chức, cá nhân đầu tư khai thác trên các vùng biển xa 1 lần sau đầu tư...

Bà Trần Thị Thu Hà, Phó Chủ tịch Hội Nghề cá Việt Nam phát biểu

Tại buổi sơ kết, các đại biểu đánh giá bước đầu ngư dân đã làm quen với công nghệ mới; tổ chức thu mua theo chuỗi đã đạt được kết quả nhất định; nhiều doanh nghiệp đã tiếp cận nhanh các tiến bộ kỹ thuật. Ngoài ra, các đại biểu đã tham gia thảo luận và góp ý kiến xây dựng phương hướng trong thời gian tới và kiến nghị các cấp, ngành giải quyết một số vấn đề như: có chính sách hỗ trợ cho ngư dân; giúp đỡ các ngư dân chuyển đổi mô hình hoạt động. Để thực hiện tốt đề án, các đại biểu đề nghị cần phải đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm để nâng cao giá trị, thay vì chạy theo số lượng, chất lượng cá đã được nâng lên nhưng số lượng đủ tiêu chuẩn xuất khẩu còn ít; cá đưa vào hầm bảo quản chưa đáp ứng được yêu cầu; thời gian đánh bắt dài, chất lượng và số lượng đá ướp cá chưa đạt…

Bà Cao Thị Kim Lan, Giám đốc Công ty CP Thủy sản Bình Định (Bidifisco) phát biểu tham luận

Trong đó, đại diện Bidifisco cho rằng, để tiếp tục thực hiện thành công đề án, Bộ NN-PTNT cần hỗ trợ địa phương trong việc tổ chức phương án vận chuyển sản phẩm của ngư dân vào bờ, đảm bảo thời gian, nhằm nâng cao chất lượng và tăng số lượng cá ngừ đại dương xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản....

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường phát biểu chỉ đạo

Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường đã ghi nhận, biểu dương những thành tựu của lãnh đạo và các cấp ngành 3 tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa. Bộ trưởng trưởng nhấn mạnh: Để tiếp tục nâng cao và phát huy những thành quả đã đạt được, các địa phương cần đẩy mạnh hơn nữa công tác rà soát lại các chính sách liên quan đề án trên, tổng kết sâu từng mô hình liên kết trên biển, khai thông cơ chế phát triển ngành các ngừ đại dương Việt Nam. Các địa phương cũng cần xây dựng nền nông nghiệp đô thị, công nghệ cao, phát huy tiềm năng, lợi thế của từng vùng để phát triển gắn với phát triển du lịch; hoàn thiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững và Ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng thương mại cùng với cơ quan chuyên môn, các địa phương nghiên cứu tháo gỡ vướng mắc cho ngư dân tiếp cận thuận lợi trong việc vay vốn tín dụng để các chính sách đã được ban hành đi vào cuộc sống. …

Trước đó (ngày 19-5), Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường cùng đoàn công tác đã đi thăm làm việc tại một số cơ sở sản xuất, chế biến thủy sản trên địa bàn tỉnh Phú Yên./.

Quốc Hùng

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.

  • Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Hai bên thống nhất sẽ cùng nghiên cứu, tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách, góp phần vào sự phát triển của quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa ngành ngân hàng nói riêng và hợp tác truyền thống giữa Việt Nam và Cuba nói chung.

  • Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.

  • Phát triển kinh tế hợp tác gắn với chuỗi giá trị

    Phát triển kinh tế hợp tác gắn với chuỗi giá trị

    Từ những cây trồng áp dụng quy trình VietGAP mang hiệu quả kinh tế cao, người dân Thừa Thiên - Huế đã tích cực tham gia hợp tác xã (HTX) để sản xuất theo chuỗi giá trị.

  • Năm 2023 – 2024, Hải Phòng huy động 45.000 tỷ xây dựng NTM kiểu mẫu

    Năm 2023 – 2024, Hải Phòng huy động 45.000 tỷ xây dựng NTM kiểu mẫu

    Ngày 22/11, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. Hải Phòng giám sát chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu tại Văn phòng Điều phối nông thôn mới.

  • HTX nông nghiệp ở Quảng Ngãi “Ăn nên làm ra”

    HTX nông nghiệp ở Quảng Ngãi “Ăn nên làm ra”

    Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…

Top