Khánh Hòa: Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động du lịch
Ngày 15/11, Sở Du lịch và Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì cuộc họp góp ý dự thảo Kế hoạch ứng dụng CNTT trong hoạt động du lịch Khánh Hòa giai đoạn 2019 - 2020 và định hướng đến 2025.
Ông Trần Việt Trung - Giám đốc Sở Du lịch cho biết, mục đích của kế hoạch này nhằm tạo dựng hệ thống thông tin, các công cụ tiện ích phục vụ khách du lịch, nâng cao hiệu quả công tác quảng bá, xúc tiến thị trường và đáp ứng yêu cầu về đổi mới phương thức, nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước, góp phần thúc đẩy tăng trưởng và phát triển bền vững hoạt động du lịch của tỉnh.
Khánh Hòa sẽ ứng dụng công nghệ vào phát triển du lịch
Theo dự thảo kế hoạch (Sở Du lịch chủ trì xây dựng), thời gian tới, Sở Du lịch cùng các sở, ngành liên quan sẽ thực hiện việc xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu số ngành Du lịch; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số hỗ trợ khách du lịch trước và sau chuyến đi. Trong đó, Công an tỉnh sẽ chủ trì việc nâng cấp, hoàn thiện phần mềm ứng dụng quản lý lưu trú; Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì xây dựng bản đồ số về các khu, điểm du lịch, cơ sở dịch vụ đạt chuẩn phục vụ khách du lịch; Sở Văn hóa - Thể thao hoàn thiện số hóa 3D các hiện vật, công trình lịch sử, văn hóa trên địa bàn TP. Nha Trang để quảng bá văn hóa, lịch sử của thành phố cho du khách...
Để hỗ trợ khách du lịch, Sở Du lịch sẽ xây dựng mới Cổng thông tin du lịch Nha Trang - Khánh Hòa trên cơ sở trang web nhatrang-travel.com và nhatrang-travel.com.vn; hoàn thiện ứng dụng trên thiết bị di động cung cấp thông tin điểm đến, đồng thời tích hợp đầu số *2258 để hỗ trợ khách du lịch. Đồng thời, Sở Du lịch cũng xây dựng phần mềm hướng dẫn viên du lịch ảo, thuyết minh du lịch tự động ra các ngôn ngữ phổ biến; phát triển các ứng dụng cung cấp dịch vụ du lịch trên sàn giao dịch du lịch điện tử và các ứng dụng thanh toán trực tuyến trên thiết bị di động thông minh. Trong dự thảo kế hoạch, Sở Du lịch đề xuất việc xây dựng trung tâm điều hành du lịch của tỉnh phục vụ cho việc giám sát, hỗ trợ khách du lịch trong trường hợp khẩn cấp hoặc khách cần sự trợ giúp.
Bình Định: Sửa chữa, lắp đặt miễn phí thiết bị điện sinh hoạt cho hộ nghèo
Ngày 16.11, Điện lực Phù Cát thuộc Công ty Điện lực Bình Định (PC Bình Định) tiến hành sửa chữa, lắp đặt miễn phí thiết bị điện sinh hoạt cho 23 hộ nghèo, gia đình chính sách tại xã Cát Thành (Phù Cát). Đây là hoạt động trong chuỗi các hoạt động “Tri ân khách hàng năm 2019” của PC Bình Định, góp phần mang lại ánh sáng điện trong sinh hoạt, giúp các gia đình sử dụng điện an toàn, tiết kiệm và hiệu quả.
Theo ông Huỳnh Ngọc Việt, Giám đốc PC Bình Định, trong tháng 11 này, đơn vị sẽ sửa chữa điện miễn phí và thay mới đường dây, bảng điện, bóng đèn cho trên 200 hộ nghèo tại các địa phương trong tỉnh. Ước tính chi phí hỗ trợ sửa chữa cho các hộ gia đình khoảng 60 triệu đồng.
Quảng Ngãi: Triển khai kế hoạch chăm lo Tết Nguyên đán cho đoàn viên, người lao động
Sáng ngày 15.11, Liên đoàn Lao động tỉnh tổ chức ký kết thỏa thuận hợp tác chương trình “Phúc lợi cho đoàn viên công đoàn” và triển khai kế hoạch chăm lo cho đoàn viên (ĐV), người lao động (NLĐ) nhân dịp Tết Nguyên đán Canh Tý 2020.
Hội nghị triển khai kế hoạch chăm lo Tết Nguyên đán cho ĐV và NLĐ được tiến hành nhằm thể hiện vai trò và trách nhiệm của tổ chức Công đoàn trong việc chăm lo tốt hơn đời sống vật chất, tinh thần cho ĐV và NLĐ, đảm bảo tất cả ĐV và người NLĐ đều được vui Tết.
Đồng thời tạo động lực ngay từ đầu năm mới, khích lệ, động viên ĐV và NLĐ làm việc có năng suất cao hơn, chất lượng tốt hơn.
Theo đó, Liên đoàn Lao động tỉnh dự kiến tặng 500 suất quà, mỗi suất trị giá 650 nghìn đồng cho ĐV và NLĐ có hoàn cảnh khó khăn. Ngoài ra, Liên đoàn Lao động tỉnh cũng sẽ tổ chức chương trình “Tết sum vầy – mừng Xuân, ơn Đảng” và “Phiên chợ Tết năm 2020”. Nguồn kinh phí từ nguồn tài chính Công đoàn tỉnh và vận động từ các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh.
Quảng Nam: Triển khai công tác đảm bảo an toàn thực phẩm dịp Tết
UBND tỉnh vừa yêu cầu các sở, ban ngành, đoàn thể tỉnh và UBND các huyện, thị, thành phố triển khai công tác đảm bảo an toàn thực phẩm (ATTP) Tết Nguyên đán Canh Tý và mùa lễ hội xuân 2020 (diễn ra từ ngày 15.12.2019 đến 25.3.2020).
UBND tỉnh yêu cầu Sở Y tế - cơ quan thường trực Ban chỉ đạo liên ngành về ATTP tỉnh chủ trì, phối hợp với các sở, ban ngành liên quan tham mưu UBND tỉnh xây dựng kế hoạch triển khai công tác đảm bảo ATTP dịp tết và mùa lễ hội xuân trên địa bàn tỉnh.
Tổ chức chiến dịch truyền thông về bảo đảm ATTP cho nhà quản lý, người sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng về sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo pháp luật, đảm bảo ATTP tại nơi diễn ra lễ hội; quản lý thực phẩm theo đặc thù địa phương; kịp thời công khai các trường hợp vi phạm quy định ATTP, phổ biến rộng rãi các cơ sở, cá nhân, các địa chỉ sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn cho cộng đồng.
Huy động mọi nguồn lực, mọi hình thức, phương tiện truyền thông thích hợp để phổ biến các quy định về ATTP, kiến thức về ATTP; huy động toàn xã hội tham gia phòng ngừa, đấu tranh với việc sản xuất, kinh doanh thực phẩm giả, kém chất lượng; phòng ngừa ngộ độc thực phẩm, kịp thời cảnh báo nguy cơ mất ATTP dịp trước, trong và sau tết cũng như mùa lễ hội xuân.
Tổ chức các đoàn liên ngành kiểm tra, thanh tra kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý các vi phạm về ATTP, hạn chế ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm; đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về ATTP.
Đẩy mạnh liên kết trong phát triển du lịch dựa vào cộng đồng
Sáng 15.11, tại TP.Tam Kỳ, Hội đồng Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung phối hợp với UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức cuộc hội thảo với chủ đề “Liên kết khai thác du lịch nông nghiệp, văn hóa, sinh thái dựa vào cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới tại vùng kinh tế trọng điểm miền Trung”.
Tại hội thảo, nhiều ý kiến nhìn nhận, sự phát triển du lịch của các tỉnh vùng kinh tế trọng điểm miền Trung trong những năm qua đạt được nhiều kết quả có ý nghĩa, mang lại cho du lịch của vùng thương hiệu quốc tế và mức độ hấp dẫn điểm đến ngày càng tăng. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, phần lớn hoạt động du lịch gắn với nông nghiệp - nông thôn thời gian qua vẫn còn manh mún, đơn điệu, chưa có chiều sâu, chưa bền vững.
Cụ thể, các sản phẩm du lịch nông nghiệp có tính độc đáo, chuyên nghiệp cao chưa nhiều. Hầu hết các hoạt động du lịch nông nghiệp vẫn mang tính tự phát, nhỏ lẻ, trùng lặp, chưa phát huy được giá trị cốt lõi của bản sắc văn hóa truyền thống, sự tinh tế, dấu ấn đặc trưng vùng miền trong các sản phẩm du lịch nông nghiệp. Nhiều mô hình du lịch nông nghiệp đã được khai thác trong nhiều năm nhưng không được đầu tư làm mới, chủ yếu vẫn dựa vào tài nguyên tự nhiên nên không hấp dẫn khách.
Trong khi đó, phần lớn sản phẩm du lịch nông nghiệp - nông thôn mới chỉ đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ ngơi, ăn uống, trải nghiệm của du khách ở mức đơn giản. Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất phụ trợ tại nhiều điểm du lịch nông nghiệp - nông thôn chưa được đầu tư hoàn chỉnh hoặc đã được đầu tư nhưng không đảm bảo chất lượng.
Theo nhiều đại biểu, về phát triển sản phẩm du lịch nông nghiệp - nông thôn, thời gian tới cần rà soát, quy hoạch, định hướng, xây dựng kế hoạch và đầu tư phát triển theo hướng liên kết vùng, trong đó cần chú trọng quy hoạch phát triển du lịch nông nghiệp gắn với chính sách phát triển nông thôn mới.
Cạnh đó, tập trung khai thác các giá trị đặc thù về cảnh quan, môi trường, văn hóa, lịch sử của nông thôn tại các vùng miền để tạo thành các sản phẩm du lịch đặc sắc, phát triển du lịch chiều sâu theo hướng sinh thái, gần gũi với thiên nhiên, bảo vệ sức khỏe. Chú trọng bảo tồn không gian văn hóa, di tích lịch sử, sinh thái và hạn chế các tác động tiêu cực từ quá trình đô thị hóa, ô nhiễm môi trường.
Đặc biệt, tăng cường kết nối và phát huy vai trò của các công ty lữ hành trong phát triển du lịch nông nghiệp - nông thôn; đồng thời cũng cần sự hỗ trợ tích cực của các công ty lữ hành trong việc định hướng tiêu dùng, hoàn thiện sản phẩm đáp ứng yêu cầu...
Chương trình từ thiện: Cùng em đến trường hỗ trợ học sinh nghèo “Viết tiếp ước mơ” giai đoạn 2025 - 2028 sẽ hỗ trợ cho hàng nghìn học sinh nghèo tại các vùng khó khăn, biên giới, hải đảo và vùng chịu thiệt hại nặng nề do bão lũ.
Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã triển khai gói tín dụng 2.500 tỷ đồng để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp khắc phục thiệt hại do bão Yagi gây ra. Ngoài ra, Ngân hàng cũng thực hiện các giải pháp cơ cấu nợ, giãn, hoãn nợ cho khách hàng phù hợp với tình hình thực tế.
Mới đây, tại các Điện lực trực thuộc Công ty Điện lực Đắk Nông đã tổ chức trao giải và cấp giấy chứng nhận cho các khách hàng tiêu biểu đạt tiêu chí của chương trình “Hộ gia đình tiết kiệm điện năm 2024” do công ty phát động.
Tối 22/11, tại Bảo tàng tỉnh Phú Yên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Bến Vũng Rô và hoạt động tiếp nhận chi viện từ những chuyến Tàu Không số”. Hoạt động nhằm hướng đến kỷ niệm 60 năm Bến Vũng Rô tiếp nhận chuyến hàng đầu tiên của Tàu Không số (28/11/1964 – 28/11/2024).
Sáng 22/11, Thị ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ thị xã Duy Tiên long trọng tổ chức Kỷ niệm 555 năm danh xưng Duy Tiên (1469 - 2024) và 95 năm thành lập Chi bộ Đông Dương Cộng sản Đảng Duy Tiên (11/1929 - 11/2024).
Hàng ngàn người đổ về thị trấn Sông Đốc (Trần Văn Thời - Cà Mau) để xem cuộc đua vỏ lãi kỳ thú. Thị trấn ven biển này cũng là nơi 70 năm trước diễn ra sự kiện tập kết ra Bắc lịch sử.
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.