Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Chủ nhật, ngày 24 tháng 11 năm 2024  
Thứ hai, ngày 19 tháng 10 năm 2020 | 15:0

Khảo sát kinh tế VAC của hộ gia đình tại một số tỉnh miền núi phía Bắc: Cần nỗ lực nhiều hơn

Kinh tế VAC có tiềm năng rất lớn, có thể đóng góp 50 - 60% cơ cấu thu nhập của hộ gia đình ở những nơi thuần nông, nhưng chưa được khai thác triệt để.

t33.jpg

Nhóm khảo sát tại hộ gia đình trồng na ở La Hiên, Thái Nguyên.

 

Trong khuôn khổ Dự án “Xây dụng Mô hình Vườn mẫu phát triển kinh tế VAC (vườn, ao, chuồng) theo hướng nông nghiệp hữu cơ ở một số tỉnh trung du và miền núi phía Bắc” do Chương trình nghiên cứu khoa học phục vụ xây dựng nông thôn mới của Bộ Nông nghiệp và PTNT tài trợ, từ tháng 1 đến tháng 3/2020, nhóm khảo sát của Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển cộng đồng nông thôn (CCRD) đã phối hợp với Hội Làm vườn các địa phương tiến hành điều tra thực trạng về tình hình sản xuất VAC ở 3 huyện thuộc 3 tỉnh trung du và miền núi phía Bắc là Yên Thế (Bắc Giang), Võ Nhai (Thái Nguyên) và Yên Thủy (Hòa Bình). Ở mỗi huyện chọn 3 xã để khảo sát. Cuộc khảo sát sử dụng cả phương pháp định tính và định lượng (định tính với lãnh đạo xã và các tổ chức hội như Hội Nông dân, Hội Làm vườn,…; sử dụng phương pháp định lượng thông qua bảng hỏi, phỏng vấn 450 hộ trong xã). Kết quả khảo sát được xử lý thống kê theo phần mềm SPSS.

Vài số liệu thu được

Về đối tượng, quy mô vườn và thu nhập từ vườn

73% chủ hộ làm VAC tham gia khảo sát. Thành phần dân tộc: Kinh 46%, Mường 17,4%, Tày 19,7% Nùng 13,6% Dao 0,7%, dân tộc khác 2,5%.

Bình quân số người trong hộ: 2-4 người, nữ 1-2 người. Đây cũng là số người tham gia lao động chủ yếu. Có ít hộ thuê lao động thường xuyên, chủ yếu thuê lao động thời vụ (2-5 người).

Hộ gia đình có diện tích vườn từ 1.000-5.000m2 chiếm 26-69%, diện tích trên 1ha có 3,9-30,7%. Diện tích chuồng, trại cho chăn nuôi dưới 500m2 chiếm 79-84,7%, không quá 10% số hộ có diện tích 0,5-1ha cho chăn nuôi. Diện tích cho thủy sản dưới 500m2 chiếm 65-76,5%, có một số ít hộ có diện tích 1.000-5.000m2.

Hộ gia đình làm VC (làm vườn và chăn nuôi) chiếm tỷ lệ lớn nhất (39,6%), tiếp đến làm V (làm vườn) 32,8%, làm VAC (vườn, ao, chuồng) chiếm 15,7%. Làm VA (làm vườn và ao) chiếm 7,2%, chỉ làm C (chăn nuôi) chiếm 4,3%.

Giá trị thu nhập từ cây ăn quả (bưởi, cam quýt, ổi, vải và nhãn) so với trồng lúa gấp 3-10 lần. Cụ thể như cây na ở xã La Hiên (Thái Nguyên) cho thu nhập gấp 7 lần lúa, bưởi gấp 2 lần. Vải, nhãn, cam, quýt ở Yên Thế (Bắc Giang) cho thu nhập gấp 7 đến 10 lần lúa. Cây bưởi ở Yên Thủy (Hòa Bình) cho thu nhập gấp 6 lần lúa, cam quýt gấp 20 lần.

Thu nhập từ mô hình hộ chăn nuôi cao nhất: Hộ nuôi gia cầm có thu nhập bình quân 100-339 triệu đồng/hộ, chăn nuôi bò: 30-62 triệu đồng/hộ, chăn nuôi lợn 48-115 triệu đồng/hộ.

Hộ nuôi thủy sản có thu nhập thấp nhất do chủ yếu nuôi để cải thiện, nhưng có một số ít hộ thu từ cá và thủy sản khác gần 100 triệu đồng/hộ và cao nhất 200 triệu đồng/hộ tùy theo diện tích ao và phương thức kinh doanh.

Về quy hoạch, thiết kế vườn

96-98% hộ chưa có bản quy hoạch thiết kế vườn và nhà ở với các công trình phụ trong khuôn viên hộ gia đình, 71-82,5% hộ gia đình chưa trồng hàng rào xanh.

Hệ thống chuồng nuôi kiên cố  91-97,4%, tuy nhiên vẫn còn chuồng tạm. Hệ thống nước thải có tỷ lệ thấp, 21-58,2% chưa có hệ thống thải cứng, chủ yếu dựa vào độ nghiêng thải tràn.

Hệ thống tưới phun nhỏ giọt có nhưng rất thấp, chưa quá 10%; chủ yếu tưới thủ công, tưới vòi, tưới rãnh... 84-91%. Nhu cầu hộ sản xuất xây dựng mới tưới tiêu thấp, thải 27-31%, tưới 22-60%. Đề nghị hỗ trợ vốn, thiết bị và kỹ thuật là chủ yếu.

Về ứng dụng tiến bộ kỹ thuật

Kết quả khảo sát cho biết về tình hình áp dụng tiến bộ kỹ thuật (TBKT) như sau: 10-38% hộ có hầm Biogas, trong đó có 62-90% là  hộ chăn nuôi lớn có hầm Biogas, hầu hết các hộ chăn nuôi nhỏ chưa xây hầm. Chỉ có 2-32% hộ có nhu cầu xây hầm mới. Mới có 25-60% hộ có sử dụng phân hữu cơ. Khả năng tự sản xuất 19-85%, tùy theo hộ có chăn nuôi nhiều hay ít. Tỷ lệ hộ dùng đệm lót sinh học thấp, không quá 10%. Tỷ lệ dùng chất khử mùi cao hơn nhưng không quá 50%. Nhu cầu hỗ trợ làm hầm Biogas, làm phân vi sinh khử mùi có nhiều nhưng đề nghị hỗ trợ vốn, thiết bị và công nghệ.

Sử dụng thuốc BVTV tỷ lệ thuốc thông thường 70-90%, thuốc sinh học 49-65,5%, thuốc tự chế 17-40% và có cả bẫy bả thiên địch 1-22%; có xu hướng chuyển sang thuốc BVTV sinh học.

Nuôi giun, tỷ lệ có nuôi rất thấp, chỉ 1-2%; tỷ lệ đăng ký nuôi tăng lên 19-31%.

Bảo quản sau thu hoạch, chủ yếu bán tươi 86-100%, số ít có bảo quản sấy khô và bảo quản lạnh, đóng hộp tạm thời cho tiêu thụ. Nhu cầu hỗ trợ chính là kỹ thuật bảo quản vì chủ yếu hoa quả tươi. Thiết bị phòng lạnh và vốn đi kèm.

Sản xuất theo quy trình GAP áp dụng cho cây trồng chiếm 8-28%, áp dụng cho chăn nuôi các loại (nuôi lợn, trâu bò, gia cầm) tỷ lệ rất thấp, 1-2%, chưa đến 5% kể cả thủy sản theo địa bàn tỉnh, nhưng ở từng xã có tỷ lệ khác nhau, như ở Ngọc Lương (Hòa Bình) áp dụng GAP cho chăn nuôi 40,5%, La Hiên áp dụng GAP cho trồng na 64,5% và các xã có áp dụng cho chăn nuôi trồng trọt tỷ lệ thấp 1-2%. Lý do chưa áp dụng GAP chính là chưa có thông tin đầy đủ (44-62,4%). Những hộ có sản xuất GAP có dán nhãn để khẳng định sản phẩm của mình mới đạt 18%. Nhu cầu hỗ trợ để thực hiện sản xuất GAP là biện pháp nông nghiệp hữu cơ mang tính tổng hợp áp dụng TBKT. Đề nghị hỗ trợ vốn, kỹ thuật.

Về liên kết và tiêu thụ sản phẩm

Hộ có liên kết HTX 3-14,5%, cao nhất ở Hòa Bình. Liên kết tổ nhóm sản xuất 13-19%. Phương thức liên kết theo quy trình 3-39,3%. Phương thức theo đầu vào 7-23%, theo tiêu thụ sản phẩm 2,9-11,9%.

Xét theo xã thì liên kết HTX có xã Ngọc Lương (Hòa Bình) có liên kết cao nhất (28,6%) và La Hiên (17,7%). Liên kết tổ nhóm La Hiên cao nhất, 46,8% và Ngọc Lương, 23,8%. Phương thức liên kết theo đầu vào và tiêu thụ sản phẩm thấy có La Hiên theo đầu vào 25% và theo tiêu thụ sản phẩm 12,5%.

Tiêu thụ sản phẩm chưa có giao dịch với doanh nghiệp, HTX, chủ yếu giao dịch tư nhân. Tiêu thụ bán tại vườn 86-94%, bán chợ 58-91%, bán cho tiểu thương 94-96%.

Sơ bộ đánh giá

Kinh tế VAC có tiềm năng rất lớn, có thể đóng góp 50 - 60% cơ cấu thu nhập của hộ gia đình ở những nơi thuần nông, nhưng chưa được khai thác triệt để. Trong khuôn viên hộ gia đình chưa có quy hoạch sắp xếp vườn, ao, chuồng đáp ứng tiêu chuẩn vệ sinh, môi trường sống và hiệu quả của sử dụng đất. Các phế thải động vật, thực vật từ trong khuôn viên hộ gia đình chưa được xử lý tại chỗ nhằm tái tạo năng lượng và tạo môi trường nông thôn sạch, đẹp. Chưa xây dựng được mô hình liên kết giữa người sản xuất và các doanh nghiệp về chế biến, tiêu thụ sản phẩm.

Xây dựng vườn mẫu theo mô hình VAC theo hướng nông nghiệp hữu cơ sẽ mở ra cách tiếp cận mới trong giải quyết các tiêu chí của Chương trình xây dựng NTM. Thông qua việc xây dựng mô hình ở những địa bàn có tiềm năng phát triển kinh tế vườn nơi gặp nhiều khó khăn trong việc đạt các tiêu chí về thu nhập và môi trường cần được tổng kết và mở rộng.

Nguồn lực làm vườn mẫu chủ yếu từ hộ nông dân. Nhà nước chỉ hỗ trợ thông qua chương trình khuyến nông, tập huấn cách làm và một phần hỗ trợ vật tư, kỹ thuật cho các hộ làm vườn mẫu do vậy có tính khả thi cao.

Nhìn chung, cần sự nỗ lực của tất cả các nhà (Nhà nước – Nhà nông – Doanh nghiệp – Nhà khoa học – Ngân hàng), nhất là Nhà nước – Nhà nông – Doanh nghiệp trong phát triển mô hình kinh tế VAC để thay đổi cơ cấu sản xuất, tăng thu nhập cho hộ gia đình.

 

TS. Đỗ Văn Hòa và nhóm nghiên cứu

Ý kiến bạn đọc
  • Kết nối chuỗi cung ứng tiến tới xây dựng hệ sinh thái nông nghiệp bền vững

    Kết nối chuỗi cung ứng tiến tới xây dựng hệ sinh thái nông nghiệp bền vững

    Chương trình “Kết nối chuỗi cung ứng và đáp ứng nhu cầu thị trường” là cầu nối giúp cho nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp và cơ quan quản lý tại Việt Nam có điều kiện kết nối với các đối tác Nhật Bản trong việc tham gia chuỗi cung ứng nông sản cho thị trường.

  • Sâm Ngọc Linh gặp khó khi trồng ngoài núi Ngọc Linh

    Sâm Ngọc Linh gặp khó khi trồng ngoài núi Ngọc Linh

    Những năm qua, việc thực hiện trồng thử nghiệm dưới tán rừng tại các huyện Bắc Trà My, Tây Giang, Đông Giang, Nam Giang, Phước Sơn, Núi Thành và Tiên Phước, cây sâm Ngọc Linh đều không thích ứng, sinh trưởng và phát triển kém.

  • Hà Nội thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển bền vững

    Hà Nội thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển bền vững

    Kế hoạch này nhằm triển khai thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các Đề án: Phát triển công nghiệp sản xuất giống; công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi; giết mổ, chế biến và thị trường sản phẩm chăn nuôi; đẩy mạnh hoạt động khoa học công nghệ ngành chăn nuôi đến năm 2030 trên địa bàn thành phố Hà Nội.

  • Xây dựng mô hình sản xuất cây ăn quả VietGAP

    Xây dựng mô hình sản xuất cây ăn quả VietGAP

    Thời gian qua, Trung tâm Khuyến nông và Tư vấn dịch vụ nông nghiệp tỉnh Bến Tre (Trung tâm) đã triển khai thực hiện nhiều mô hình, dự án khuyến nông hỗ trợ nhà nông sản xuất các loại nông sản chủ lực, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

  • Khởi nghiệp xanh từ phân trùn quế

    Khởi nghiệp xanh từ phân trùn quế

    Anh Lê Minh Vương ở thôn Tân Sơn 1, xã Thành Hải (TP. Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận) là một trong 85 doanh nông nhận được thư khen của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan với dự án khởi nghiệp xanh tạo ra những sản phẩm phân bón hữu cơ từ trùn (giun) quế.

  • Nông dân Bảo Yên tham quan học tập kinh nghiệm nuôi trùn quế

    Nông dân Bảo Yên tham quan học tập kinh nghiệm nuôi trùn quế

    Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.

Top