Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 20 tháng 4 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 17 tháng 6 năm 2022 | 14:36

Khoai lang Đắk Lắk rớt giá, ế ẩm, nông dân thua lỗ nặng

Hàng trăm ha khoai lang ở Đắk Lắk đã đến kỳ thu hoạch nhưng người trồng khoai đang đứng ngồi không yên khi giá giảm mạnh mà không có người mua.

Gia đình anh Nguyễn Ngọc Ánh (ở thôn Mê Linh 2, xã Buôn Triết, huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk) năm nay trồng hơn 7,5 ha khoai lang. Anh lo lắng khi khoai đến kỳ thu hoạch, giá giảm mạnh chỉ còn 4.000 – 5.000 đồng/kg mà không có người hỏi mua. Theo tính toán của anh Ánh, với giá bán này vụ khoai năm nay gia đình lỗ hơn 700 triệu đồng.

“Như mọi năm dù giá khoai giảm thấp nhưng vẫn còn được 7.000 – 8.000 đồng/kg nếu bán vẫn còn có công làm. Còn năm nay tự dưng các thương lái họ không mua khiến người trồng khoai nguy kịch, vì thu chưa trả nổi tiền thuê ruộng, chưa nói đến tiền đầu tư, tiền công chăm sóc”, anh Ánh bày tỏ.

Tương tự, anh Trần Văn Thanh ở xã buôn Tría, huyện Lắk cũng trồng hơn 5ha khoai lang với vốn đầu tư hơn 500 triệu đồng nhưng vụ này coi như mất trắng.

 

khoai.jpg

Người trồng khoai lang lo lắng khi giá xuống thấp nhưng không ai hỏi mua. 

 

“Khoai trồng gần 5 tháng đến kỳ thu hoạch nhưng giá thấp và không có người mua nên giờ khó mà bán được. Giờ nhiều người trồng đang muốn bỏ khoai nhưngbỏ đi thì tiếc, đến lúc thu về cộng công cán lại càng lỗ. Đầu tư trồng khoai cao hơn lúa nhiều gấp 2-3 lần nên không bán được mỗi ha sẽ lỗ từ 100 - 150 triệu đồng”, anh Thanh lý giải.

Còn anh Trần Văn Nghĩa, ở xã Quảng Điền, huyện Krông Na năm nay cũng thuê đất trồng hơn 5 ha khoai lang. Nhiều tuần qua anh gọi điện cho thương lái nhờ thu mua nhưng không có ai nhận lời.

“Mọi năm đến thời điểm thu hoạch thương lái vẫn chủ động tìm đến thu mua khoai, nhưng năm nay đã vào vụ rồi nhưng thương lái không tìm đến. Chúng tôi đã liên hệ nhưng họ từ chối bởi vì họ chưa tìm được đầu ra nên họ không thu mua. Tình cảnh khó khăn này khiến người trồng khoai cầm chắc thua lỗ, nên khả năng sang năm người dân phải xem xét lại canh tác cây trồng, con giống khác để ổn định cuộc sống”, anh Nghĩa giãi bày.

Ông Đoàn Văn Trường ở TP. Buôn Ma Thuột - một thương lái chuyện thu mua khoai lang các tỉnh Tây Nguyên để xuất khẩu cho biết, từ cuối tháng 4 đến nay, nguồn cung vượt cầu nên giá khoai lang liên tiếp giảm sâu. Các đối tác phía Trung Quốc nhập khoai nhỏ giọt nên càng khiến giá khoai xuống thấp.

“Hiện nay, thị trường khoai lang gần như đóng băng. Nhiều người thu mua bây giờ không biết xử lý khoai lang đã thu mua đang bị dồn ứ này ra sao. Nhiều gia đình đã liên hệ với chúng tôi để thu mua khoai, nhưng chúng tôi không nắm được đầu ra nên không thể chắc chắn việc tiêu thụ như thế nào để mà nhập khoai của bà con”, ông Trường phân bua.

Theo thống kê của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (thuộc Sở NN&PTNT tỉnh Đắk Lắk) toàn tỉnh có khoảng 2.500 khoai lang. Trong đó, riêng huyện Lắk có tới hơn 1.200 ha khoai lang. Ông Nguyễn Viết Quang, Trưởng Phòng NN&PTNT huyện Lắk cho biết, hiện còn hơn 500 ha khoai lang của bà con chưa thu hoạch vì không có người mua.

“Hiện nay, Phòng nông nghiệp đang phối hợp với các xã Buôn Tría, Buôn Triết để liên hệ một số tư thương cũng như doanh nghiệp thu mua khoai, giúp cho bà con tiêu thụ nông sản. Ngành nông nghiệp cũng đã có văn bản chỉ đạo các xã khuyến cáo bà con nông dân nên trồng những diện tích khoai lang nằm trong kế hoạch, quy hoạch của ngành”, ông Quang nói./.

 

 

 

Theo VOV.VN
Ý kiến bạn đọc
  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Thời gian qua, NHCSXH huyện Quỳ Châu (Nghệ An) đã đồng hành thực hiện các mục tiêu mà nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội địa phương đề ra.

  • Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    A Lưới - một trong 74 huyện nghèo của cả nước, một trong những nút thắt lớn nhất của Thừa Thiên - Huế trên chặng đường đưa tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2025, đang chuyển mình mạnh mẽ.

  • Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sau gần 6 năm thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), những sản phẩm đặc trưng mang tính vùng miền của tỉnh Đắk Lắk đã dần xây dựng được thương hiệu và có chỗ đứng trên thị trường. Hành trình đưa nông sản địa phương từ “ao làng” vươn ra “biển lớn” vẫn đang được tỉnh Đắk Lắk tích cực thực hiện.

  • Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân tỉnh Thanh Hóa, sự đồng lòng hiến đất, đóng góp từ sức người, tài sản đã lan tỏa khắp từ thành thị đến các xã, huyện miền núi và những con em xa quê hương.

  • Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Từ ngày 26/4 đến ngày 1/5, tại Cung Quy hoạch, Hội chợ và Triển lãm tỉnh Quảng Ninh sẽ diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024.

Top