Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 25 tháng 4 năm 2024  
Thứ bảy, ngày 4 tháng 8 năm 2018 | 20:56

Không chấp nhận nền hành chính công gây phiền hà, sách nhiễu người dân

Đó là khẳng định của Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hoà Bình, Trưởng Ban chỉ đạo Cải cách hành chính của Chính phủ trong cuộc kiểm tra công tác CCHC tại Sở Tư pháp và Cục Thuế tỉnh Tuyên Quang sáng 4/8.

 

Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình kiểm tra công tác CCHC tại Cục Thuế tỉnh Tuyên Quang. Ảnh: VGP/Lê Sơn

 

Báo cáo với đoàn công tác, Cục Thuế tỉnh Tuyên Quang cho biết đơn vị đã thực hiện việc niêm yết công khai các thủ tục hành chính (TTHC) được chuẩn hoá trong các lĩnh vực quản lý thuế thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ Tài chính tại trụ sở; niêm yết công khai danh mục TTHC có thể thực hiện qua dịch vụ bưu chính công ích để người nộp thuế biết và đăng ký sử dụng dịch vụ; duy trì đường dây nóng, hòm thư góp ý để tiếp nhận phản ánh, kiến nghị của công dân liên quan đến việc giải quyết TTHC; thái độ, tác phong làm việc của cán bộ khi tiếp xúc với người dân; phối hợp chặt chẽ với các ngân hàng trong việc để triển khai nộp thuế điện tử; phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư trong việc cấp đăng ký thuế, cấp mã số doanh nghiệp; phối hợp với Sở TN&MT trong việc trao đổi, kết nối thông tin liên quan đến giải quyết TTHC lĩnh vực đất đai…

Sở Tư pháp Tuyên Quang cho biết, đến nay đã thực hiện xong 147 TTHC do Sở thực hiện tại bộ phận một cửa cấp độ 3, cấp độ 4. Tuy nhiên, Sở Tư pháp cũng nêu một số khó khăn trong công tác này. Theo đó, một số cơ quan không phải là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh nên không sử dụng cùng nhà cung cấp phần mềm Hệ thống quản lý văn bản và điều hành; quy định về quản lý sử dụng chữ ký số cho văn bản điện tử trong cơ quan nhà nước chưa được pháp luật quy định cụ thể về các nội dung như vị trí ký đối với chữ ký số của cơ quan, tổ chức, các trường hợp không được sử dụng chữ ký số; việc thực hiện cắt giảm thời gian giải quyết TTHC đối với  các TTHC liên thông khó khăn do các cơ quan, đơn vị ngành dọc chưa triển khai, nên Sở Tư pháp chỉ thực hiện cắt giảm được thời gian giải quyết tại đơn vị; chưa triển khai mô hình “kiềng 3 chân” giữa Sở Tư pháp, C53 Bộ Công an và Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia trong việc tra cứu, xác minh lý lịch tư pháp…

Kiểm tra và làm việc thực tế tại Cục Thuế tỉnh Tuyên Quang và Sở Tư pháp tỉnh Tuyên Quang, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ đánh giá cao nỗ lực của cán bộ, công chức hai cơ quan nói trên đã có nhiều cố gắng trong công tác CCHC với nhiều cách làm mới, hiệu quả, thiết thực để nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính công, tạo điều kiện tối đa cho người dân và doanh nghiệp tiếp cận cơ quan hành chính nhà nước cũng như giải quyết TTHC một cách đơn giản, tiết kiệm thời gian và chi phí, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH trên địa bàn.

Bên cạnh đó, Phó Thủ tường Thường trực Chính phủ cũng chỉ rõ những hạn chế, bất cập, yếu kém cần khắc phục như vẫn còn văn bản ban hành trái pháp luật, tình trạng quá hạn trong giải quyết hồ sơ TTHC do chưa thực hiện tốt công tác phối hợp giữa các cơ quan, cần đẩy mạnh việc sử dụng dịch vụ công trực tuyến như cấp phiếu lý lịch tư pháp cần kê khai trực tuyến.

 

Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình trực tiếp đến phòng tiếp nhân dân của Sở Tư pháp Tuyên Quang. Ảnh: VGP/Lê Sơn

 

Đặc biệt, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ lưu ý, các cơ quan cần có giải pháp thiết thực, rút ngắn thời gian phối hợp giữa các ngành, tạo điều kiện tối đa cho người dân, hướng dẫn cho người dân các quy trình thực hiện TTHC, kiên quyết không để tình trạng hướng dẫn, kê khai nhiều lần, đòi cung cấp nhiều loại giấy tờ thủ tục do việc cơ quan hành chính không hướng dẫn nhiệt tình, hiệu quả cho người dân, gây tốn kém chi phí và thời gian, ảnh hưởng đến niềm tin của người dân đối với cơ quan hành chính nhà nước.

“Chúng ta không chấp nhận nền hành chính công gây khó khăn, phiền hà, sách nhiễu người dân”, Phó Thủ tướng Thường trực nhấn mạnh.

Phó Thủ tướng lưu ý các cơ quan này cần tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, nâng cao hiệu quả sử dụng dịch vụ công trực tuyến cấp độ 3, cấp độ 4 trong lĩnh vực thuế, tư pháp; tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan có liên quan để triển khai có hiệu quả TTHC có liên quan đến thuế, tư pháp như thủ tục về đất đai, xây dựng, tư pháp hộ tịch; cần quan tâm hơn nữa đến công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, phẩm chất, kỹ năng giao tiếp với nhân dân khi giải quyết TTHC cho người dân và doanh nghiệp.

“Đặc biệt, không để xảy ra tình trạng hướng dẫn chung chung, không cụ thể, hoặc yêu cầu người dân bổ sung các thành phần giấy tờ, hồ sơ ngoài quy định, gây phiền hà, nhũng nhiễu người dân khi thực hiện các TTHC”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Theo Phó Thủ tướng, hiện nay, về các điều kiện kinh doanh vẫn còn tình trạng nơi này cắt giảm, nơi khác lại không, dẫn đến việc cắt giảm chung chưa hiệu quả. Đối với ngành thuế nói chung vẫn còn dư luận không tốt, nhất là qua khảo sát về sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp. Vì vậy, ngành Thuế phải cố gắng hơn nữa khi vẫn có dư luận về việc doanh nghiệp phải chi phí ngoài luồng. “Ở Tuyên Quang, dù không có tai tiếng vấn đề này là điều đáng mừng nhưng chúng ta cũng phải hết sức nghiêm túc đánh giá mình, không chủ quan mà cần tiếp tục làm tốt hơn nữa”, Phó Thủ tướng nhắc nhở./.

 

 

 

Ý kiến bạn đọc
  • Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Theo vòng quay của thời gian, lại một tháng Tư nữa lại về! Tháng Tư về, nhiều khoảnh khắc thiên nhiên tươi đẹp đọng lại trong mỗi người khi mùa Xuân sắp qua đi, nhường chỗ cho mùa Hè tràn ngập ánh vàng lấp lánh của nắng, sắc trắng mong manh của hoa loa kèn có mặt ở mọi nẻo đường, nhiều góc phố Thủ đô yêu dấu.

  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

Top