Trung Quốc cho rằng, khái niệm "không phải là quốc gia có nền kinh tế thị trường" không tồn tại trong quy định của Tổ chức Thương mại thế giới.
Trước việc Mỹ chính thức thông báo lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) rằng nước này phản đối cấp quy chế nền kinh tế thị trường cho Trung Quốc, tại buổi họp báo thường kỳ chiều 1/12 tại Bắc Kinh, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng đã đưa ra phản ứng của Trung Quốc cho rằng, khái niệm "không phải là quốc gia có nền kinh tế thị trường" không tồn tại trong quy định của Tổ chức Thương mại thế giới.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng nhấn mạnh cho rằng khái niệm "không phải là quốc gia có nền kinh tế thị trường" không có trong quy định đa biên của WTO, đây chỉ là sản phẩm có từ thời chiến tranh lạnh của một số nước cá biệt. Ông Cảnh Sảng cũng cho biết trong số 164 thành viên của WTO, chỉ một số ít nước có luật này.
Theo Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, căn cứ theo quy định tại điều 15 trong Nghị định thư Trung Quốc gia nhập WTO thì cách thức áp dụng giá của nước thứ 3 trong các vụ kiện chống bán phá giá đối với Trung Quốc cần phải được huỷ bỏ theo đúng thời gian quy định. Điều này không có liên quan tới việc Trung Quốc có đủ tiêu chuẩn là nền kinh tế thị trường hay không.
Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc còn cho rằng một số nước và cá nhân cố tình gắn hai việc này với nhau, làm xáo trộn tình hình. Ông Cảnh Sảng cũng cho biết điều 15 trong Nghị định thư Trung Quốc gia nhập WTO quy định rõ, bắt đầu từ ngày 11/12/2016, dừng việc áp dụng giá của nước thứ 3 trong các vụ kiện chống bán phá giá đối với Trung Quốc và các thành viên của WTO đều phải tuân thủ./.
Mỗi năm, huyện Yên Thế (Bắc Giang) bán ra thị trường trên 10 triệu con gia cầm thương phẩm, giá trị sản xuất năm 2024 ước đạt trên 1.600 tỷ đồng. Tuy chăn nuôi đã trở thành một nghề quan trọng trong kinh tế địa phương nhưng vẫn còn nhiều khó khăn trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ. Trước thực trạng này, nhiều giải pháp đã được đưa ra.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…