Thời gian qua, hệ thống khuyến nông từ tỉnh đến cơ sở ở Hòa Bình đã tích cực triển khai các hoạt động tư vấn, hướng dẫn, tập huấn chuyển giao tiến bộ kỹ thuật và nhận diện các mô hình tiên tiến, giúp nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng,..
Xác định vai trò là cầu nối quan trọng trong chuyển giao khoa học kỹ thuật cho nông dân, thời gian qua, hệ thống khuyến nông từ tỉnh đến cơ sở ở Hòa Bình đã tích cực triển khai các hoạt động tư vấn, hướng dẫn, tập huấn chuyển giao tiến bộ kỹ thuật và nhận diện các mô hình tiên tiến, giúp nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, tạo nền tảng vững chắc cho việc thực hiện các tiêu chí nông thôn mới (NTM) như: nâng cao thu nhập, giảm tỷ lệ hộ nghèo, hình thức tổ chức sản xuất và môi trường.
Tích cực chuyển giao tiến bộ kỹ thuật
Cán bộ khuyến nông tỉnh Hòa Bình hướng dẫn nông dân ủ phân hữu cơ từ phụ phẩm nông nghiệp.
Từ các nguồn vốn của trung ương và nguồn vốn của địa phương, công tác chuyển giao tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất được Trung tâm Khuyến nông tỉnh Hòa Bình (TTKN) triển khai thông qua nhiều hình thức như: đào tạo, tập huấn, xây dựng mô hình trình diễn, hội nghị đầu bờ, chuyển giao công nghệ, khuyến khích sáng kiến cải tiến kỹ thuật, khảo nghiệm và xây dựng các mô hình… Qua đó, góp phần không nhỏ nâng cao tư duy, nhận thức, trình độ sản xuất và thu nhập cho người dân. Thông qua các hoạt động này, chủ trương, chính sách về phát triển nông nghiệp, nông thôn, kỹ thuật canh tác, tiến bộ kỹ thuật, mô hình sản xuất điển hình được chuyển tải, giới thiệu một cách kịp thời, đầy đủ để người dân tham khảo, học tập và làm theo.
Sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp của Hòa Bình những năm gần đây có bước chuyển biến tích cực, nông dân chủ động đầu tư thâm canh, áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, nâng cao giá trị trên một đơn vị diện tích canh tác, nhất là tích cực sản xuất theo quy trình VietGAP, cải tạo vườn tạp, phát triển nuôi cá lồng tại các vùng hồ sông Đà…
Trong kết quả trên, có sự đóng góp quan trọng của công tác khuyến nông. Trong 2 năm 2018 - 2019, TTKN thực hiện các lớp đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ khuyến nông tỉnh, huyện, xã với các nội dung: phương pháp nghiệp vụ khuyến nông gắn với chuyên ngành kỹ thuật chăn nuôi thú y, thủy sản, trồng trọt.
Năm 2018, thực hiện 3 lớp tập huấn cho 90 học viên là cán bộ khuyến nông huyện, xã và nông dân nòng cốt; mở 7 lớp tập huấn ngoài mô hình cho 224 học viên tham gia lớp tập huấn với nội dung về kỹ thuật chăn nuôi và vỗ béo bò thịt, kỹ thuật nuôi ong mật chất lượng cao, kỹ thuật trồng rừng gỗ lớn mọc nhanh… Tổ chức 14 hội nghị hội thảo đầu bờ và tổng kết nhân rộng các mô hình trình diễn với gần 600 lượt hộ nông dân tham gia.
Năm 2019, TTKN tỉnh Hòa Bình đã ký hợp đồng với Trung tâm Khuyến nông Quốc gia tổ chức 5 lớp tập huấn TOT về kỹ thuật nông - lâm - thủy sản cho 150 học viên là cán bộ khuyến nông các cấp và CTV khuyến nông với nội dung cụ thể: kỹ thuật nuôi trồng thủy sản an toàn thực phẩm; kỹ thuật chăm sóc và phòng trị bệnh trên cây có múi; kỹ thuật trồng một số cây dược liệu dưới án rừng…
Xây dựng mô hình khuyến nông
Xây dựng các điểm thực hiện mô hình theo hướng tập trung thành vùng sản xuất hàng hóa ở các xã: Cao Dương, Tân Thành, Long Sơn (huyện Lương Sơn) với mô hình “Cải tạo đàn dê theo hướng chuyên thịt”; phát triển kinh tế nuôi vịt Bầu Bến tại các xã của huyện Tân Lạc, huyện Lạc Thủy; phát triển nuôi cá lồng tại các vùng hồ sông Đà như các xã Bình Thanh, Thung Nai (huyện Cao Phong), Thái Thịnh (TP. Hòa Bình)…; phát triển trồng rau ôn đới hữu cơ trái vụ tại các xã Pù Bin, Noong Luông (huyện Mai Châu)…
Bên cạnh đó, TTKN tỉnh Hòa Bình đã hỗ trợ thúc đẩy nông dân sản xuất liên kết giữa hộ với hộ, nhóm hộ với nhóm hộ; giữa các doanh nghiệp với người tiêu thụ sản phẩm,;xây dựng mô hình gắn với đào tạo nghề lao động nông thôn. Lồng ghép các chương trình dạy nghề vào thực hiện mô hình theo hướng VietGAP.
Trong 2 năm qua, TTKN xây dựng được 19 mô hình khuyến nông thuộc các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, thủy sản. Trong đó có 6 mô hình theo nguồn vốn Trung ương, 13 mô hình thuộc nguồn vốn ngân sách của tỉnh. Các mô hình đã được triển khai thực hiện đúng tiến độ, cho kết quả tốt, đạt mục tiêu, tạo ra sức thuyết phục cao và có khả năng lan rộng tốt.
Đánh giá về các mô hình khuyến nông đang triển khai tại địa phương, ông Đỗ Đức Trường, Phó giám đốc phụ trách TTKN tỉnh Hòa Bình, cho biết: Thông qua các mô hình khuyến nông do TTKN triển khai thực hiện, nhận thức của bà con nông dân về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, áp dụng tiến bộ kỹ thuật được nâng lên rõ rệt. Các mô hình đang triển khai bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế và được bà con hưởng ứng, áp dụng rộng rãi trong sản xuất. Tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế như số lượng mô hình khuyến nông ứng dụng công nghệ cao còn ít (do yêu cầu kinh phí lớn); các mô hình chủ yếu tập trung về trình diễn, chuyển giao kỹ thuật, chưa gắn với liên kết, tiêu thụ sản phẩm.
Thời gian tới, tiếp tục chung tay XDNTM, hệ thống khuyến nông toàn tỉnh Hòa Bình sẽ tích cực phát huy vai trò của mình trong việc giúp địa phương xây dựng và thực hiện có hiệu quả các dự án phát triển sản xuất. Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả. Tổ chức liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm mang tính bền vững, ổn định, góp phần đẩy nhanh tiến trình XDNTM ở địa phương.
Kế hoạch này nhằm triển khai thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các Đề án: Phát triển công nghiệp sản xuất giống; công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi; giết mổ, chế biến và thị trường sản phẩm chăn nuôi; đẩy mạnh hoạt động khoa học công nghệ ngành chăn nuôi đến năm 2030 trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.