Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 25 tháng 4 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 5 tháng 7 năm 2019 | 14:34

Kiểm lâm Quảng Bình: Giữ bình yên cho những cánh rừng

Quảng Bình có diện tích rừng tự nhiên rộng lớn với độ che phủ rừng đứng thứ hai cả nước (67,4%). Xác định công tác bảo vệ và phát triển rừng là nhiệm vụ quan trọng, Kiểm lâm Quảng Bình đã có nhiều nỗ lực để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

kl-qb.jpg
Lực lượng kiểm lâm kiểm tra công tác xử lý thực bì trước mùa khô.

 

Bảo vệ rừng là nhiệm vụ số 1

Ông Phạm Hồng Thái, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Quảng Bình, cho biết, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, Bộ Nông nghiệp và PTNT, Cục Kiểm lâm..., Kiểm lâm Quảng Bình đã không ngừng lớn mạnh, có nhiều tiến bộ đáng kể về chất lượng đội ngũ công chức, về nghiệp vụ kỹ thuật quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, về trang thiết bị cơ sở vật chất kỹ thuật... Đây là những điều kiện thuận lợi giúp lực lượng kiểm lâm triển khai thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, đồng thời đẩy mạnh thực hiện những giải pháp mạnh hơn để bảo vệ vốn quý thiên nhiên trao tặng, giữ bình yên trên những cánh rừng.

Thời gian qua, lực lượng kiểm lâm luôn chú trọng và liên tục thực hiện công tác tuyên truyền giáo dục, vận động quần chúng bằng nhiều hình thức truyền thông phong phú, đa dạng. Nhờ đó, quần chúng nhân dân đã tham gia đấu tranh, tố giác hàng trăm vụ vi phạm liên quan đến bảo vệ rừng.

Năm 2018, lực lượng Kiểm lâm Quảng Bình và các ngành chức năng đã lập biên bản và xử lý 904 vụ vi phạm (có 9 vụ từ ngoại tỉnh đến), giảm 15,4% số vụ so với cùng kỳ năm 2017. Trong đó, vi phạm quy định chung về quản lý bảo vệ rừng 16 vụ; phá rừng, lấn chiếm đất lâm nghiệp trái pháp luật 37 vụ; khai thác rừng trái phép 8 vụ; vi phạm về quy định PCCCR 1 vụ; mua bán, vận chuyển, cất giữ lâm sản trái pháp luật 225 vụ; vi phạm thủ tục hành chính 19 vụ. Tịch thu 956,293m3 gỗ các loại, 2 xe ô tô, 14 xe môtô 2 bánh, 23 máy cưa xăng xách tay, 3 thuyền gỗ và một số phương tiện khác.

Chú trọng phòng cháy, chữa cháy rừng

Ngay từ trước mùa khô năm 2018, Chi cục Kiểm lâm đã tham mưu UBND tỉnh Quảng Bình, Sở Nông nghiệp và PTNT chỉ đạo các địa phương, đơn vị chủ rừng triển khai công tác phòng cháy chữa cháy (PCCCR)  như: vệ sinh rừng, xử lý thực bì trước mùa khô; tu sửa, làm mới các công trình PCCCR; mua sắm thêm các phương tiện, dụng cụ chữa cháy; củng cố các tổ, đội xung kích PCCCR ở cơ sở. Xây dựng phương án bảo vệ rừng và PCCCR của các cấp và các đơn vị chủ rừng theo phương châm 4 tại chỗ để đối phó với biến đổi khí hậu và nguy cơ cháy rừng xảy ra.

Đặc biệt, nhằm khai thác vốn quý từ rừng phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội, trong thời kỳ chuyển dần lâm nghiệp truyền thống sang lâm nghiệp xã hội, lực lượng kiểm lâm đã tham mưu cho chính quyền địa phương thực hiện giao đất, giao rừng cho  hợp tác xã, các tổ chức, hộ gia đình… Hiện nay, các địa phương, đơn vị đã thực hiện giao khoán bảo vệ rừng và hỗ trợ bảo vệ rừng 337.244 ha. Trong đó, hỗ trợ bảo vệ rừng phòng hộ  81.281ha; hỗ trợ bảo vệ rừng đặc dụng 116.280ha; hỗ trợ bảo vệ rừng sản xuất 139.683ha.

Trong mùa khô, Chi cục Kiểm lâm và Hạt Kiểm lâm các huyện, thành phố, thị xã, Đội Kiểm lâm cơ động thường xuyên tổ chức trực cháy. Những ngày nắng nóng cao điểm, tổ chức trực 24/24 giờ để phát hiện và huy động lực lượng dập tắt kịp thời khi có cháy rừng xảy ra. Thường xuyên quan sát, kiểm tra, giám sát lửa rừng, nghiêm cấm các hành vi đốt xử lý thực bì trong những ngày nắng nóng dễ xảy ra cháy rừng.

Tuy nhiên, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, tình hình thời tiết năm 2018 diễn biến bất thường, không theo quy luật đã ảnh hưởng lớn tới công tác PCCCR. Trong năm 2018, trên địa bàn tỉnh xảy ra 17 vụ cháy rừng, gây thiệt hại 152,38ha (bao gồm 148,28ha rừng trồng; 4,1ha rừng tự nhiên). Số vụ cháy tăng so với cùng kỳ năm 2017  9 vụ, diện tích rừng bị thiệt hại tăng 113,72ha.

 

 

Đức Sơn
Ý kiến bạn đọc
  • Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Theo vòng quay của thời gian, lại một tháng Tư nữa lại về! Tháng Tư về, nhiều khoảnh khắc thiên nhiên tươi đẹp đọng lại trong mỗi người khi mùa Xuân sắp qua đi, nhường chỗ cho mùa Hè tràn ngập ánh vàng lấp lánh của nắng, sắc trắng mong manh của hoa loa kèn có mặt ở mọi nẻo đường, nhiều góc phố Thủ đô yêu dấu.

  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

Top