Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa có Công văn số 433/BTNMT – TCQLĐĐ gửi Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để rà soát, thống kê, phân loại các trường hợp tồn đọng chưa cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) lần đầu theo từng loại đất. Cùng với đó sẽ thành lập đoàn kiểm tra để kiểm tra việc cấp GCNQSDĐ lần đầu tại hai thành phố lớn Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.
Trước đó, qua kiểm tra việc giải quyết các trường hợp tồn đọng trong cấp GCNQSDĐ mới chỉ đạt 25%. Việc giải quyết còn chậm được cho là do quy định của pháp luật đất đai thì người sử dụng đất được cấp GCNQSDĐ khi đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính về đất đai. Tuy nhiên, tiền sử dụng đất phải thu đối với các trường hợp này theo giá đất hiện nay là quá lớn, đặc biệt là quy định về việc người sử dụng đất chỉ được hưởng một lần hạn mức công nhận đất ở, diện tích còn lại phải nộp tiền nên nhiều hộ dân không đủ kinh tế để thực hiện. Các trường hợp giao đất trái thẩm quyền, đất lấn chiếm cũng là nguyên nhân gây tồn đọng trong việc cấp GCNQSDĐ. Bên cạnh đó, các trường hợp không đủ điều kiện cấp GCNQSDĐ như, đất không có giấy tờ theo quy định và hiện đang có tranh chấp, đất không có giấy tờ về quyền sử dụng đất và mua bán bằng giấy tờ viết tay từ ngày 01/01/2008 trở về sau hoặc hiện trạng sử dụng không phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, đất đang trong khu vực có thông báo hoặc quyết định thu hồi đất. Đất của người dân trong khu vực đất nông, lâm trường nhưng chưa thực hiện xong việc đo đạc, cắm mốc nông lâm trường để bàn giao cho địa phương thực hiện cấp GCNQSDĐ. Cá biệt có những dự án, công trình được thông báo, có quyết định thu hồi đất nhưng nhiều năm không thực hiện, địa phương không tiến hành điều chỉnh hoặc huỷ bỏ quy hoạch cũng là lý do gây khó khăn trong việc cấp GCNQSDĐ.
Trong thời gian tới, Bộ Tài nguyên - Môi trường sẽ thành lập đoàn kiểm tra việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh
Sắp tới, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ chỉ đạo việc cấp GCNQSDĐ cho các trường hợp đủ điều kiện và có nhu cầu (hoàn thành nghĩa vụ về tài chính). Đối với các trường hợp khác không đủ điều kiện cấp GCNQSDĐ thì địa phương cần chỉ đạo việc đăng ký đất đai theo quy định của Luật Đất đai. Bên cạnh đó, cũng phối hợp với Bộ Tài chính để sửa đổi quy định về xác định hạn mức đất ở đối với trường hợp người dân đang sử dụng nhiều thửa đất theo hướng xác định hạn mức đất ở để tính tiền sử dụng đất được thực hiện đối với từng thửa đất và giá đất áp dụng là giá do UBND cấp tỉnh quy định. Đối với các trường hợp giao đất trái thẩm quyền trước ngày 15/10/1993 thì không phải đóng tiền sử dụng đất. Các trường hợp khác đang sử dụng đất khi tính tiền sử dụng đất thì áp dụng giá đất do UBND cấp tỉnh quy định./.
Mạnh Tiến
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy khẳng định, dù thực hiện theo Luật Đất đai hay theo cơ chế thí điểm của Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất, tất cả các dự án đó đều phải tuân thủ quy hoạch, bảo đảm việc giữ ổn định 3,5 triệu ha đất lúa, bảo đảm độ che phủ rừng...
Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản sẽ hiệu lực từ ngày 1/8, sớm 5 tháng so với thời điểm đã được Quốc hội quyết định trước đó (1/1/2025), sẽ giúp khơi thông nguồn lực đất đai, tạo điều kiện cho nền kinh tế đất nước phát triển và đảm bảo các chính sách an sinh xã hội cho người dân.