Năm 2021, dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, thế nhưng, Đắk Nông vẫn hoàn thành và vượt tất cả 13 chỉ tiêu mà nghị quyết đề ra. Trong đó, có 7 chỉ tiêu vượt và 6 chỉ tiêu đạt.
Cụ thể: Tốc độ tăng trưởng kinh tế GRDP của tỉnh đạt 8,63%, vượt kế hoạch 1,45%. Với kết quả này, năm 2021, Đắk Nông đứng thứ 7/63 tỉnh thành trong cả nước và đứng thứ 2 tại khu vực Tây Nguyên.
Một kết quả vượt trội khác là thu ngân sách Nhà nước. Năm 2021, tình hình dịch bệnh, ảnh hưởng đến nhiều khoản thu. Chưa kể, việc thực hiện nhiều giải pháp hỗ trợ người dân, doanh nghiệp đã làm nhiều khoản thu bị hụt so với dự toán ban đầu.
Vậy nhưng, bằng nhiều giải pháp, đến hết năm 2021, toàn tỉnh thực hiện đạt trên 3.200 tỷ đồng, vượt 450 tỷ đồng dự toán HĐND tỉnh giao.
Về giải ngân vốn đầu tư công, Đắk Nông đã vượt lên khó khăn, đạt kết quả ngoạn mục. Vào thời điểm 30/6/2021, tỷ lệ giải ngân toàn tỉnh mới chỉ đạt hơn 35%, nhưng đến cuối năm 2021, con số này đã nâng lên 97,7%.
Với kết quả này, Đắk Nông đứng tốp 20 tỉnh, thành có tỷ lệ giải ngân tốt nhất toàn quốc. Đây là một lĩnh vực có sự bứt phá ấn tượng, trong bối cảnh nhiều tỉnh, thành, cơ quan ngang bộ phải trả lại vốn cho Trung ương vì giải ngân không đạt.
Một kết quả vượt trội và có sự chuyển biến tích cực nữa là về cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. Với sự vào cuộc quyết liệt từ tỉnh đến cơ sở đã góp phần kêu gọi, thu hút đầu tư, cũng như giải quyết khó khăn kịp thời cho doanh nghiệp, nhà đầu tư.
Trong năm 2021, Đắk Nông thu hút được 14 dự án, với tổng vốn đăng ký trên 2.611 tỷ đồng. Trong đó, có 10 dự án thuộc lĩnh vực nông nghiệp, 1 dự án lĩnh vực y tế, 1 dự án hạ tầng, 1 dự án công nghiệp và 1 dự án lĩnh vực giáo dục…
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…