Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 20 tháng 4 năm 2024  
Thứ năm, ngày 12 tháng 11 năm 2020 | 18:47

Kinh tế hợp tác hợp sức ứng phó với biến đổi khí hậu

Ngày 12/11 tại Hà Nội, Liên minh HTX Việt Nam đã tổ chức Hội thảo “Vai trò của HTX trong thực hiện kế hoạch Quốc gia thích ứng với biến đổi khí hậu”.

Biến đổi khí hậu (BĐKH) đang là vấn đề toàn cầu, diễn ra ngày càng nhanh với tần suất mạnh tại nhiều quốc gia, gây ra nhiều hiện tượng biến đổi tự nhiên, khiến cho thời tiết, khí hậu ngày càng cực đoan, diễn biến bất thường trên toàn thế giới.

 

img_3745-11.JPG

Hội thảo vai trò của HTX thực hiện kế hoạch Quốc gia thích ứng với BĐKH.

 

Việt Nam là quốc gia đứng thứ 3 trên thế giới sau Indonesia và Philippin, chịu tác động nặng nề của BĐKH, vì vậy, cần phải tập huấn cho cư dân vùng biển, cách phòng tránh thiên tai, bão, lốc xoáy trên biển; trang bị cho bà con phao cứu sinh, máy định vị từ xa. Trụ sở các tỉnh ven biển phải xây 2 tầng để tránh thiên tai…

Tập huấn cho người dân sản xuất trên đất dốc để bảo vệ rừng, đồng thời phải trang bị hệ thống cảnh báo, phòng chống cháy rừng.

Ông Đồng Mạnh Cường, Chủ tịch LMHTX Tuyên Quang cho biết, chính sách cho người bảo vệ rừng (BVR) chưa đảm bảo, người dân chưa sống được dưới tán rừng, không những họ không giữ rừng mà còn phá rừng để kiếm sống.

Chúng tôi đề xuất, nên tổ chức sản xuất dưới tán rừng, song, chính sách phải minh bạch, để BVR chỉ riêng người dân chưa đủ, cần phải có HTX tham gia.   

Vậy, có nên giảm thuế cho doanh nghiệp, để họ cùng với người dân, HTX tham gia BVR không? Nếu chính sách BVR chưa ổn, sẽ tham mưu cho Chính phủ như thế nào? Đây là những vấn đề phải làm rõ trước khi bàn đến chuyện BVR bền vững.

Chủ tịch LMHTX Cà Mau, ông Đỗ Văn Sơ, cho biết, bà con nhận đất rừng phòng hộ trồng tràm không hiệu quả, trồng 1 cây tràm 10 năm, cây cao 5m, bán được 50.000 đồng.

Nay trồng keo lai phải đổ đất cao hơn 1m cây mới sống được, sau 5 năm keo đã bán được, nếu cộng thêm 3 năm nữa, giá sẽ tăng gấp đôi. Nhưng nếu dân không có vốn đầu tư, nhà nước phải cho vay để trồng rừng, chống sạt lở đê biển, giữ được rừng phòng hộ U Minh.

Phó Chủ tịch Liên minh HTX Việt Nam, ông Nguyễn Văn Thịnh, cho biết: “Biến đổi khí hậu ngày càng diễn biến phức tạp, 30 Tết Canh tý 2020 đã có mưa đá. Chỉ tính trong 2 tháng 9- 10 đã có gần 10 cơn bão. Chúng ta đã có nhiều giải pháp chủ động ứng phó BĐKH, đặt trong mối quan hệ toàn cầu bền vững.

Giảm nhẹ thiên tai, chủ động phòng tránh thiên tai, gắn phát triển bền vững của tự nhiên và xã hội. Đảm bảo hài hoà lợi ích huy động nguồn vốn từ nhiều kênh: cộng đồng quốc tế, nhà nước, nỗ lực của Liên Minh Việt Nam, tất cả cùng chung tay, cùng hành động vì BĐKH ở Việt Nam”.

Ông Nguyễn Văn Tiến, Vụ trưởng Vụ Nông nghiệp – PTNT, Ban Kinh tế Trung ương, cho biết: “Cần thiết phải tổ chức trồng rừng, hình thành liên kết doanh nghiệp chế biến gỗ, đầu tư vốn, kỹ thuật trồng rừng gỗ lớn; chú trọng trồng cây bản địa thời kỳ khai thác dài để giữ nước, giữ rừng tốt. Xây dựng mô hình rau củ quả trong nhà lưới; sấy khô mắm bằng pin năng lượng mặt trời…

Mặt khác, chình quyền địa phương cần hỗ trợ khu vực kinh tế hợp tác triển khai các mô hình nông nghiệp thông minh thích ứng BĐKH. Cung cấp nguồn giống ngắn ngày tránh ảnh hưởng thời tiết, triều cường.

Sử dụng phân bón hữu cơ, đưa tiến bộ khoa học vào sản xuất, tập trung sản phẩm chủ lực, tăng quy mô HTX, nguồn vốn để áp dụng khoa học kỹ thuật. Các tỉnh làm điểm mô hình HTX thích ứng BĐKH, đưa HTX sản xuất nhỏ lên HTX sản xuất lớn và siêu lớn để thích ứng BĐKH”.  

 

Yên Như
Ý kiến bạn đọc
  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Thời gian qua, NHCSXH huyện Quỳ Châu (Nghệ An) đã đồng hành thực hiện các mục tiêu mà nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội địa phương đề ra.

  • Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    A Lưới - một trong 74 huyện nghèo của cả nước, một trong những nút thắt lớn nhất của Thừa Thiên - Huế trên chặng đường đưa tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2025, đang chuyển mình mạnh mẽ.

  • Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sau gần 6 năm thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), những sản phẩm đặc trưng mang tính vùng miền của tỉnh Đắk Lắk đã dần xây dựng được thương hiệu và có chỗ đứng trên thị trường. Hành trình đưa nông sản địa phương từ “ao làng” vươn ra “biển lớn” vẫn đang được tỉnh Đắk Lắk tích cực thực hiện.

  • Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân tỉnh Thanh Hóa, sự đồng lòng hiến đất, đóng góp từ sức người, tài sản đã lan tỏa khắp từ thành thị đến các xã, huyện miền núi và những con em xa quê hương.

  • Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Từ ngày 26/4 đến ngày 1/5, tại Cung Quy hoạch, Hội chợ và Triển lãm tỉnh Quảng Ninh sẽ diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024.

Top