Sau gần 10 năm thực hiện theo Luật Hợp tác xã (HTX), nhiều HTX ở huyện Krông Nô (Đắk Nông) đã từng bước phát triển ổn định, có hiệu quả. Các HTX đã hình thành được các vùng nguyên liệu sản xuất, tạo ra các sản phẩm có chất lượng.
Tăng HTX, tăng thu nhập
Trước khi Luật HTX năm 2012 được ban hành, trên địa bàn huyện Krông Nô có 27 HTX Nông nghiệp thì có tới 15 HTX ngừng hoạt động. Các HTX hoạt động sản xuất kinh doanh manh mún, thụ động, thiếu bền vững, hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp.
Luật HTX ra đời, huyện Krông Nô đã bắt đầu triển khai, hướng dẫn các HTX tổ chức lại sản xuất. Trong đó, huyện kiện toàn 13 HTX theo Luật HTX năm 2012.
Các HTX đã tổ chức sản xuất theo hướng hàng hóa, gắn với thị trường tiêu thụ. Một số HTX chủ động tự đổi mới phương thức sản xuất kinh doanh, tổ chức lại hoạt động.
Có những HTX còn mạnh dạn liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Nhờ những thay đổi đó, các HTX đã tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập cho người dân.
Tính đến tháng 8/2021, toàn huyện Krông Nô có 28 HTX nông nghiệp, với gần 500 thành viên. Tổng vốn điều lệ của các HTX hơn 56,3 tỷ đồng. Doanh thu bình quân của mỗi HTX đạt hơn 100 triệu đồng/tháng. Thu nhập bình quân của lao động làm việc thường xuyên trong HTX đạt từ 4-5 triệu đồng/tháng.
Nhiều chương trình hỗ trợ HTX
Sau khi Luật HTX năm 2012 được ban hành, huyện Krông Nô đã có những chính sách khuyến khích phát triển kinh tế hợp tác. Trong đó, huyện chú trọng khâu liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.
Huyện đẩy mạnh hỗ trợ về hạ tầng, đất đai cho các HTX trên địa bàn. Cụ thể, các chương trình đã hỗ trợ cho HTX Phát triển nông nghiệp công bằng Thanh Thái, HTX Nông nghiệp Krông Nô, HTX Tín True coffee tổng cộng hơn 4,1 tỷ đồng.
Các HTX đã mua sắm thiết bị gồm 7 máy chế biến cà phê quả tươi, 9 máy sấy, 2 dây chuyền chế biến cà phê quả tươi, 1 máy sấy tĩnh đơn chiều, 2 máy rang xay cà phê, 1 máy chế biến ca cao, đầu tư công nghệ tưới nước nhỏ giọt...
Hằng năm, từ nguồn ngân sách, huyện đã hỗ trợ các HTX gần 100 triệu đồng để tập huấn, tuyên truyền... Huyện đã xây dựng quầy trưng bày giới thiệu sản phẩm của các HTX.
Ông Vũ Văn Nghĩa, Giám đốc HTX Nông nghiệp Krông Nô cho biết, các HTX thường thiếu vốn để thực hiện các khâu sản xuất. Do đó, việc hỗ trợ kịp thời, đúng nhu cầu đã giúp HTX tiến nhanh hơn tới việc nâng cao chất lượng sản xuất, hoạt động có hiệu quả hơn.
Nhờ hỗ trợ, nhiều HTX ngày càng được củng cố, hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả. Nhiều sản phẩm của các HTX đưa ra thị trường đã trở thành đặc trưng của địa phương như: lúa gạo Buôn Choáh, ca cao bột, socola… Một số sản phẩm của HTX như lúa gạo Krông Nô, cà phê bột… đã đạt tiêu chuẩn OCOP hạng từ 3 – 4 sao.
Ông Doãn Gia Lộc, Trưởng Phòng Nông nghiệp - PTNT huyện Krông Nô cho biết, Luật HTX năm 2012 đã làm thay đổi cơ bản cách tổ chức sản xuất, mang lại nhiều lợi ích cho các thành viên và các HTX.
Các quy định của pháp luật góp phần thu hút nhiều người dân tham gia HTX. Huyện có nhiều hỗ trợ, tạo đà để các HTX phát triển hiệu quả, khai thác tiềm năng, lợi thế hiện có.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…