Một nông dân Hưng Yên vào Nam lập nghiệp, với truyền thống ghép cây cảnh ở quê nhà, đã ghép thành công cây mắc ca với cây bố mẹ đạt 1tạ quả/cây.
Ông Trần Xuân Vịnh, thôn 10, xã Đắc Hrin, huyện Đắc Hà (Kon Tum), cho biết, ông quê ở Hưng Yên, vào đây từ năm 1999. Hiện, gia đình có 40 ha đất đồi rừng, mua góp từ năm 1999 đến nay, nhiều diện tích đã chuyển sang trồng mắc ca.
Ông Vịnh bên cây mắc ca giống hoa tím 1 tạ quả
Từ khi đến vùng đất mới, ông Vịnh chủ yếu vẫn trồng cà phê, cao su như bà con nơi đây. Cách đây 2 năm, thấy cà phê già cỗi, thu nhập kém, cao su cũng không mấy sáng sủa, ông đang tìm cây để thay thế.
Từ ý định trên, ông hay xem ti vi, và thấy cây mắc ca vừa nhàn, vừa dễ trồng, lại ít rủi ro. Chỉ có hạn chế ban đầu, phải chờ dài ngày, 3 năm sau mới có quả, do vậy, ông quyết định chuyển sang trồng mắc ca.
Thực ra, ngược dòng thời gian, ông Vịnh đã biết về cây mắc ca cách đây 12 năm. Theo đó, năm 2007, một lần về quê tìm cây giống đưa vào Kon Tum trồng, ông đã đến cơ sở cây giống Ba Vì (Hà Nội), đơn vị được Bộ Nông nghiệp – PTNT cấp phép, để tìm hiểu. Sau khi nghe giới thiệu về cây mắc ca, ông đã mua 20 cây đưa vào trồng thử.
Rất may, 4 năm sau, trong số 20 cây mắc ca nói trên, đã có 13 cây cho quả, 7 cây phải chặt bỏ, do không có quả. Trong 13 cây cho quả, có 11 cây thuộc giống hoa tím, rất sai, quả to và đều, có cây lên tới 1 tạ quả; 2 cây còn lại thuộc giống OC đạt 30 – 40kg/cây.
Từ thực tế trên, ông Vịnh quyết định thay thế vườn cà phê, cao su đến kỳ phá bỏ, bằng cây mắc ca. Sau đó, ông đến Viện Eakmat Tây Nguyên, T.p Buôn Ma Thuột mua 6.000 cây mắc ca về trồng, trong đó có cả cây thực sinh và cây đã ghép.
Tuy nhiên, những cây ghép của Viện Eakmat không đẹp, lá xoăn và nhỏ, mặt khác, không biết là giống gì, nên ông Vịnh đã cắt bỏ, và ghép với dòng cây bố mẹ hoa tím đạt 1 tạ quả/cây của gia đình.
Những chùm mắc ca, giống hoa tím tại vườn ông Vịnh
Hiện, ông Vịnh có 2 khu vườn trồng mắc ca, đầu năm 2019, với kinh nghiệm ghép hoa, cây cảnh ở quê nhà, ông Vịnh đã ghép thử ở vườn thứ nhất 1.000 cây thực sinh với giống hoa tím, trong đó đã có 600 cây sống khoẻ mạnh.
“Từ thành công trên, tôi tiếp tục áp dụng vào khu vườn thứ 2, với 5.000 cây thực sinh còn lại, và đã ghép thành công 100 cây, với giống hoa tím, lúc này cũng đã hết mùa xuân, nên tôi đang dừng lại.
Dự kiến, sau Tết Nguyên đán 2020, tôi sẽ ghép tiếp những cây mắc ca còn lại, tất cả đều bằng giống hoa tím, vì đây là giống thích hợp nhất, quả to đều và sai. Đặc biệt, đã được kiểm nghiệm sau nhiều năm theo dõi của gia đình”- ông Vịnh chia sẻ.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…