Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 23 tháng 11 năm 2024  
Thứ năm, ngày 17 tháng 1 năm 2019 | 15:49

Kon Tum: Hỗ trợ đồng bào làm kinh tế vườn hiệu quả

Sa Thầy (Kon Tum) là huyện miền núi, biên giới, hộ nghèo chiếm 57%, do đó, huyện đã có nhiều chính sách hỗ trợ, nhất là giúp bà con làm kinh tế vườn hiệu quả.

Huyện Sa Thầy chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS); đời sống người dân khó khăn, hộ nghèo cao. Vì vậy, cùng với sự đầu tư của Nhà nước, huyện đã có nhiều chính sách hỗ trợ hộ đồng bào thoát nghèo, phát triển kinh tế, nâng cao đời sống.

 

ca-fee-66666.jpg

 Ông A Nuih xã Hơ Moong đang chăm sóc vườn cà phê sau thu hoạch. Ảnh: Trang Nhung

 

 Theo đó, một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng  ĐBDTTS rơi vào hộ nghèo là do thiếu kiến thức, kinh nghiệm sản xuất. Vì vậy, huyện đã có nhiều giải pháp giúp hộ nghèo phát triển như: phát triển kinh tế vườn, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa.

 Đồng thời, tăng cường mở các lớp tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật cho người dân. Từ năm 2016 đến nay, toàn huyện đã có hơn 10.000 lượt hộ nghèo ĐBDTTS được hưởng lợi từ các chương trình đầu tư của nhà nước.

Anh A Khom, làng Kram, xã Rờ Kơi, huyện Sa Thầy thuộc hộ nghèo, đang loay hoay không biết trồng cây gì cho hiệu quả cao, thì được Trạm Khuyến nông huyện chọn tham gia mô hình trồng cây cà phê vối.

A Khom chia sẻ: Khi được tham gia mô hình, tôi đã chuyển 0,5ha lúa rẫy kém hiệu quả sang trồng cà phê vối. Được Nhà nước hỗ trợ giống và hướng dẫn kỹ thuật nên tôi rất yên tâm. Sau này chúng tôi cố gắng chăm sóc để cây phát triển tốt.

Với phương châm “Trao cần câu và hướng dẫn cách câu”, đồng thời phát huy tính tự lực của hộ dân, giúp họ thay đổi phương thức sản xuất, đồng thời tiếp cận với các loại cây, con giống cho hiệu quả kinh tế cao, bền vững. Đặc biệt, phát huy tối đa chương trình Khuyến nông - Khuyến lâm để hỗ trợ đồng bào chuyển diện tích đất vườn tạp sản xuất kém hiệu quả, sang trồng các loại cây có giá trị  kinh tế cao, theo hướng thâm canh, đa canh.

Bà Tạ Thị Diệu - Phó Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Sa Thầy cho biết: Những năm qua, từ nguồn vốn Khuyến nông – Khuyến lâm, chúng tôi tập trung những mô hình  vườn ao chuồng- rừng, thí điểm cho bà con như: thâm canh cây cà phê vối; hỗ trợ ngư cụ khai thác đánh bắt cá lòng hồ thủy điện; chăn nuôi bò, phát triển cây dược liệu dưới tán rừng.

Ban đầu, việc triển khai gặp rất nhiều khó khăn, do người dân chưa có kỹ thuật trồng cà phê. Trạm Khuyến nông huyện phải hỗ trợ bà con theo hướng cầm tay chỉ việc. Đến nay, 5 ha cà phê, của 10 hộ dân làng Đăk Wớt Yốp, xã Hơ Moong, tham gia làm thí điểm đã cho hiệu quả cao.

 Bình quân, 1 ha cho thu hoạch 10 - 15 tấn quả tươi. Từ hiệu quả của mô hình trên, bà con Đăk Wớt Yốp đã cùng nhau đẩy mạnh kinh tế vườn, mỗi gia đình bình quân khoảng 1ha cà phê.

 Đang tất bật tưới vườn cà phê sau thu hoạch, ông A Nuih, cho biết, gia đình đã được huyện hỗ trợ cải tiến ngư cụ đánh bắt thủy sản tại lòng hồ thuỷ điện Plei Krông, mỗi ngày thu nhập khoảng 200.000 đồng.  Làng Đăk Wớt Yốp được như hôm nay là nhờ Nhà nước đã có nhiều chính sách hỗ trợ  

“Hiện, làng chúng tôi có 78/80 hộ đã có nguồn thu nhập từ cây cà phê vối. So với trước đây, cuộc sống bà con tốt hơn, tiến bộ hơn nhiều rồi” – Ông A Nuih chia sẻ.

Như vậy là, nhờ thực hiện chính sách phát triển kinh tế vườn một cách thiết thực, cụ thể đến các hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số, từ năm 2016 đến nay, toàn huyện đã có gần 2.000 hộ nghèo ĐBDTTS thoát nghèo.

Tính đến cuối năm 2018, số hộ nghèo ĐBDTTS Sa Thầy còn hơn 2.400 hộ, góp phần nâng cao đời sống cho hộ đồng bào thiểu số, giảm khoảng cách giàu nghèo giữa các địa phương trên địa bàn huyện.                       

Lâm Đồng: Dọn vườn sau ngập lụt do xả lũ hồ Đa Nhim

 Tranh thủ thời tiết thuận lợi sau những ngày ngập lụt do xả lũ hồ Ða Nhim, người dân huyện Ðơn Dương đang khẩn trương dọn dẹp vườn tược, làm đất, xống giống... với hy vọng sẽ có một mùa vụ mới tươi tốt hơn.

 

rau-xa-lu-9999.jpg

 Bà con xuống gống cho vụ mới. Ảnh: T.Hiền

 

Đơn Dương được xem là “thủ phủ” trồng rau lớn nhất Lâm Đồng, nơi cung cấp nguồn rau chất lượng cao cho thị trường cả nước và xuất khẩu.

Vậy mà, chỉ sau 2 ngày bị ngập úng do nước từ hồ Đa Nhim xả ra, khiến cho hàng trăm diện tích rau, hoa màu bị tàn phá, ước thiệt hại ban đầu 210 ha.

Chăm bẵm chờ vụ Tết, nhưng nay người làm vườn ở nhiều xã trên địa bàn Đơn Dương như: Lạc Xuân, Lạc Lâm, Thạch Mỹ, Ka Đơn,... lại khóc ròng khi hầu hết vụ rau bán Tết bị ngập lụt, gây thiệt hại hàng chục tỷ đồng.

Con đường đất đỏ dọc theo các vườn rau, cà chua, hành tây, bí Nhật của huyện Đơn Dương, và các thôn ven sông Đa Nhim phủ đầy bùn, cát. Mặt khác, nắng đột ngột xuất hiện sau lũ, đã làm cho những luống rau “sống sót” bị tàn úa, héo dần.

Dừng chân trước vựa rau xã Ka Đơn, chúng tôi không khỏi xót xa, người dân vẫn chưa hết bàng hoàng, trong 2 ngày xả lũ, hoa màu, nhà lưới ngập chìm trong nước.

Ông Mai Phước Chương, xã Ka Đơn, chia sẻ: “Nước lên quá nhanh, gia đình tôi không kịp trở tay. Cả chiều nắng và khô ráo là thế, đến tối thì tất cả vườn rau đều ngập lụt. Tôi không kịp thu dọn gì, phân bón, máy móc bị ướt, hư hỏng và bị cuốn trôi hết, nhà có 2 mẫu bí Nhật, giờ đây mất trắng, khoảng 100 triệu đồng chứ không phải ít”.

  Tương tự, trông mong vào vụ rau Tết, chị Vũ Phương Giao Linh, xã Lạc Lâm, đầu tư gần 80 triệu đồng sản xuất 1 mẫu hành tây, nhưng giờ coi như mất trắng. “Năm nay làm gì có Tết nữa, bao nhiêu vốn liếng, công sức đều dồn hết vào đây, nay nước ngập úng 2 ngày liền khiến cho đám hành tây chết hàng loạt” - chị Linh tâm sự.

 Hiện, huyện Đơn Dương đang nhanh chóng hỗ trợ cho người dân vùng thiệt hại 200.000 đồng/sào.

 Cũng dang dọn dẹp vườn rau, bơm nước, xới đất, người làm vườn ở vùng chuyên rau, màu Thị trấn Mỹ Thành, ông Nguyễn Đa nói: “Đa phần diện tích của gia đình tôi sử dụng trồng khoai tây để kịp bán Tết Nguyên Đán 2019, nhưng đã ngập úng hết. Hiện, tôi đang gấp rút dọn dẹp chuẩn bị trồng một số cây ngắn ngày, hy vọng vớt vát phần nào thiệt hại”.

 Cũng như ông Đa, vựa hành tây của anh Nguyễn Lê Khoa, cũng bị ngập úng, gần như mất trắng. “Thực ra, người dân ở đây chủ yếu là chuyên canh rau, củ, hoa màu,... nay không trồng rau thì biết làm gì bây giờ. Đùng một cái mất hết. Bà con đành phải trồng rau ngắn ngày như xà lách để bán trong dịp Tết” - anh Khoa nói.

 Ông Trương Quang Kiên - Phó Chủ tịch UBND xã Lạc Lâm cho biết, đợt xả lũ vừa qua, riêng xã Lạc Lâm ngập 34,2 ha, ước tính thiệt hại trên 3,4 tỷ đồng. Xả lũ là bắt buộc hằng năm do điều kiện mưa bão, thiên tai nên chính quyền cũng khuyến cáo người dân vào mùa này nên trồng các loại cây ngắn ngày để giảm thiểu tối đa thiệt hại”.

 Đắk Lắk: Diện tích cà phê, hồ tiêu giảm mạnh

Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Đắk Lắk, cho biết, diện tích cà phê, hồ tiêu hiện đang giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2018.

 

c-fe-tieu-giam-666999.JPG

   Bà con Cư M'Ga thu hoach cà phê 

Cụ thể, cà phê hiện còn 204.577 ha, giảm 231 ha so với cùng kỳ năm ngoái; hồ tiêu 38.423 ha, giảm 193 ha. Sở dĩ, diện tích cà phê, hồ tiêu giảm là do năm 2018 giá hai loại nông sản này giảm sâu, nông dân chậm tái canh cà phê và đẩy mạnh chuyển đổi sang trồng các loại cây khác như bơ, mít, sầu riêng, sachi…

Theo đánh giá của ngành Nông nghiệp, bên cạnh tác động tiêu cực do việc chuyển đổi ngoài kế hoạch của nông dân, thì sự biến động về diện tích cà phê, hồ tiêu là một trong những dấu hiệu tích cực, giúp định hình lại vị thế 2 loại cây này. Đồng thời, tạo quỹ đất trống để các cây trồng khác có cơ hội phát triển, góp phần đa dạng hóa cơ cấu nông sản của tỉnh.

 Đà Lạt: Một chậu hoa đào cho thuê 10 - 30 triệu đồng

 Đón Tết Kỷ Hợi 2019, Thung lũng Hoa đào Mười Lời Đà Lạt cho thuê khoảng 450 chậu hoa hồng đào, liễu đào, bích đào, bạch đào…với giá mỗi chậu từ 5 - 30 triệu đồng. 

 

hoa-đao-3333.jpg

 Anh Sang, chủ nhân Thung lũng hoa đào Mười Lời,đang chăm sóc hoa chuẩn bị xuất bán Tết 2019

 

 Tất cả 450 chậu hoa đào cho thuê vừa nêu trên, đã được khách hàng đặt hàng trước trong 3 tháng đầu năm 2018, chiếm 50% khách hàng Đà Lạt và 50%  khách hàng ở T.p Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Đông Nam Bộ. Thời gian chính thức cho thuê trong 30 ngày- từ ngày 15 tháng Chạp năm Mậu Tuất đến hết ngày 15 tháng Giêng năm Kỷ Hợi. 

 Đồng thời Thung lũng Hoa đào cũng chuẩn bị xuất vườn bán 50 gốc hoa đào các loại màu sắc đặc trưng Đà Lạt, giá thỏa thuận trước với khách hang, mỗi chậu từ 10 - 60 triệu đồng.

 Được biết, mỗi năm ở Thung lũng Hoa đào Mười Lời, ghép mới bổ sung trên dưới 100 chậu hoa đào bán ra thị trường. 

 Giúp đồng bào thiểu số làm kinh tế vườn hiệu quả; dọn dẹp vườn tược sau đợt xả lũ thuỷ điện Đa Nhim; diện tích cà phê, hồ tiêu giảm mạnh; giá đào cho thuê 30 triệu đồng/chậu, là tin Tây Nguyên nổi bật tuần qua.

 

 

 

 

An Như (tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc
  • Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.

  • Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Hai bên thống nhất sẽ cùng nghiên cứu, tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách, góp phần vào sự phát triển của quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa ngành ngân hàng nói riêng và hợp tác truyền thống giữa Việt Nam và Cuba nói chung.

  • Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.

  • Phát triển kinh tế hợp tác gắn với chuỗi giá trị

    Phát triển kinh tế hợp tác gắn với chuỗi giá trị

    Từ những cây trồng áp dụng quy trình VietGAP mang hiệu quả kinh tế cao, người dân Thừa Thiên - Huế đã tích cực tham gia hợp tác xã (HTX) để sản xuất theo chuỗi giá trị.

  • Năm 2023 – 2024, Hải Phòng huy động 45.000 tỷ xây dựng NTM kiểu mẫu

    Năm 2023 – 2024, Hải Phòng huy động 45.000 tỷ xây dựng NTM kiểu mẫu

    Ngày 22/11, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. Hải Phòng giám sát chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu tại Văn phòng Điều phối nông thôn mới.

  • HTX nông nghiệp ở Quảng Ngãi “Ăn nên làm ra”

    HTX nông nghiệp ở Quảng Ngãi “Ăn nên làm ra”

    Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…

Top