Cục An toàn thực phẩm đề nghị phía Đài Loan (Trung Quốc) cung cấp tên đầy đủ, chính xác và địa chỉ của các nhà sản xuất 4 mẫu đũa tre có chất độc hại.
Trước thông tin về việc đũa Việt Nam có độc, ngày 12/1, TS. Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cho biết, sau khi Cục An toàn thực phẩm đề nghị, Đài Loan đã cung cấp thông tin liên quan đến 4 lô đũa sử dụng một lần của Việt Nam xuất khẩu sang Đài Loan, Trung Quốc có chất độc hại. 3 sản phẩm không đạt yêu cầu về chất hydrogen peroxide gồm đũa tre của Công ty hữu hạn quốc tế (Wei Ting); đũa vệ sinh của Công ty hữu hạn Tương Thái; đũa tre sạch thiên nhiên của Công ty hữu hạn cổ phần thương mại Mã Nhi Tư (Ma Er Si).
Một mẫu đũa có bao bì dùng một lần của Công ty hữu hạn thực nghiệm đồ tre trúc Quảng Minh (GuangMing) có chất không đạt yêu cầu là biphenyl.
Cục An toàn thực phẩm đang tiếp tục đề nghị phía Đài Loan, Trung Quốc cung cấp tên đầy đủ, chính xác và địa chỉ cụ thể của các nhà sản xuất ra các loại đũa trên ở Việt Nam để có cơ sở tiến hành các biện pháp quản lý cần thiết.
Cục An toàn thực phẩm đã yêu cầu Viện Kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia lấy mẫu các sản phẩm đũa dùng 1 lần trên thị trường để kiểm nghiệm các chất tẩy trắng, kết quả cho thấy 10 mẫu đũa lấy trên thị trường đều âm tính với chất tẩy trắng.
Cũng theo TS. Nguyễn Thanh Phong, năm 2013 trong chương trình giám sát các mối nguy ô nhiễm thực phẩm, Viện Kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia cũng đã lấy 20 mẫu đũa tre dùng một lần và 5 mẫu tăm tre trên thị trường để giám sát các chất bảo quản và tẩy trắng thường dùng. Kết quả giám sát cho thấy các mẫu đũa tre và tăm đều không phát hiện các chất này./.
Tối 22/11, tại Bảo tàng tỉnh Phú Yên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Bến Vũng Rô và hoạt động tiếp nhận chi viện từ những chuyến Tàu Không số”. Hoạt động nhằm hướng đến kỷ niệm 60 năm Bến Vũng Rô tiếp nhận chuyến hàng đầu tiên của Tàu Không số (28/11/1964 – 28/11/2024).
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.