Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 23 tháng 11 năm 2024  
Thứ hai, ngày 7 tháng 6 năm 2021 | 14:37

Làm việc tại nhà mùa Covid-19

Vào lúc dịch hoành hành, việc ứng dụng, sử dụng công nghệ thông tin trong công tác chỉ đạo, điều hành, làm việc tại nhà được nhiều cơ quan, doanh nghiệp lựa chọn.

Đây được xem là biện pháp an toàn, vừa bảo đảm hiệu quả công việc, vừa góp phần giảm nguy cơ lây nhiễm Covid-19 trong cộng đồng.

Bà nội trợ chuộng mua sắm online

Ngại ra chợ do dịch Covid-19, nhiều chị em ở Hà Tĩnh đã chọn cách mua sắm online thay vì đi chợ mua bán như thông thường.

 

t13.jpg
Nhiều bà nội trợ đã chọn mua đồ trên mạng và chuyển khoản online.

Dịch Covid-19 làm thay đổi thói quen của nhiều người, trong đó có thói quen mua sắm của các bà nội trợ. Với chị em công sở, đầu giờ tan tầm, ghé chợ gần nhà mua đồ ăn và ít hoa quả là thói quen khó thay đổi. Thế nhưng, đợt dịch này khiến nhiều người đã dừng hẳn việc ra chợ, thay vào đó, họ mua đồ qua mạng, ship tận nhà để yên tâm chống dịch.

Chị Trần Thị Nghĩa (phường Tân Giang - TP. Hà Tĩnh) cho biết, khi Hà Tĩnh có 2 ca tái dương tính với Covid-19, khu vực nhà chị cũng chưa có thông báo cách ly, tuy nhiên, tâm lý lo xa nên chị quyết định bỏ thói quen đi chợ gần nhà, thay vào đó, chị mua đồ trên mạng và thanh toán online.

“Cách này khá tiện dụng, bình thường tôi cũng có thói quen mua sắm online, tuy nhiên, chỉ là mua quần áo, còn đồ ăn thì hơn tháng nay tôi chọn cách mua sắm online với các món đồ khô từ những nguồn uy tín, thân quen. Vận chuyển tận nhà, thậm chí để an toàn cho shipper và gia đình, tôi đề nghị shipper treo đồ ở cổng rồi gọi tôi ra lấy. Phòng dịch cẩn thận cho an toàn”, chị Nghĩa chia sẻ.

Nắm bắt được tâm lí các bà nội trợ tranh thủ mua sắm online để phòng dịch, nhiều siêu thị, trung tâm mua sắm cũng sẵn sàng đáp ứng tối đa nhu cầu của khách bằng việc ship tận nhà, chỉ cần vào trang web mua hàng của siêu thị và chọn đồ vào giỏ.

 

t13a.jpg
Nhiều bà nội trợ đã chọn mua đồ trên mạng và chuyển khoản online.

 

Chị Bình, nhân viên bán hàng tại Siêu thị Coopmart Hà Tĩnh, cho biết: “Từ ngày có ca tái dương tính với Covid-19 ở Thạch Hà và thông tin tình hình dịch đang diễn biến phức tạp trên cả nước, lượng khách mua sắm trực tiếp tại siêu thị giảm hẳn, tuy nhiên, lượng khách mua online lại tăng. Siêu thị từ trước tới nay đã có dịch vụ ship đồ miễn phí tận nhà, thời điểm này siêu thị vẫn đáp ứng được các nhu cầu của khách từ online đến mua trực tiếp”.

Nghỉ dịch vẫn hoàn thành công việc

Ông Nguyễn Văn Tuyến, Giám đốc Công ty CP Xây dựng Xuyên Hà, cho biết, hơn một tháng nay, gần như 100% nhân viên của công ty làm việc tại nhà để bảo đảm an toàn. Công ty vẫn trả lương cùng các chính sách phúc lợi đầy đủ dù doanh thu ít nhiều bị sụt giảm do các dự án bị hủy.

Bên cạnh đó, do tình hình dịch bệnh, nhiều doanh nghiệp bị ảnh hưởng đến  sản xuất, kinh doanh. Có công ty buộc phải cắt giảm nhân sự, cắt giảm lương vì đang gặp khó khăn, khiến cho người lao động bị ảnh hưởng theo.

Theo ông Tuyến, công ty thấy được tình trạng đó nên cố gắng không làm ảnh hưởng  đến người lao động. Không cắt nhân sự, không giảm lương, duy trì mức thu nhập của người lao động như trước đây mặc dù doanh thu của công ty bị ảnh hưởng khá nhiều. “Tôi nghĩ đó là cách để giữ ổn định, tạo cho người lao động yên tâm làm việc”, ông  Tuyến nhấn mạnh.

Bà Phạm Quỳnh Chi, đại diện một công ty chuyên về cung cấp bảo hộ lao động ở thị xã Kỳ Anh cho biết, một tuần nay, công ty đã thực hiện việc chia nhóm và cho người lao động làm việc tại nhà. Cách làm việc tại nhà này rất phù hợp trong tình hình dịch bệnh như hiện nay. Như vậy, chỉ có 50% số người lao động có mặt tại công ty, giúp giữ được khoảng cách của người lao động trong một không gian làm việc, hạn chế tỷ lệ tiếp xúc lẫn nhau. Ngoài ra, công ty còn thực hiện rất tốt việc khử trùng, sát khuẩn toàn bộ khuôn viên, trang bị khẩu trang, nước rửa tay cho ca kíp làm việc.

“Làm việc tại nhà chính là cách mà công ty lo cho người lao động, tạo sự yên tâm hơn trong mùa dịch này và cũng giữ được  năng suất làm việc. Bên cạnh đó, có thể trao đổi với mọi người trong nhóm bằng Skype, họp online, hoặc là nhắn tin qua Zalo thì công việc vẫn bình thường, không bị ảnh hưởng nhiều”, bà Chi chia sẻ.

 

t13b.jpg

Nhiều cơ quan, công ty đã chọn phương án cho nhân viên ở nhà làm việc để đảm bảo công tác phòng dịch.

 

Chị Nguyễn Thị Minh Tâm (TP. Hà Tĩnh) chia sẻ.“Vừa làm tròn vai trò và trách nhiệm của người làm mẹ, lại vừa hoàn thành tốt các công việc ở công ty thực sự là một thử thách với những người phụ nữ, đặc biệt là trong thời kỳ đại dịch, cũng may giờ có internet nên mọi thứ dễ dàng hơn, làm việc ở nhà có cái lợi là mọi người sẽ ít bị rủi ro về lây nhiễm dịch bệnh, giảm thời gian đi lại”.

Còn với phóng viên làm việc ở nhà giữa mùa dịch như tôi cũng có nhiều kỷ niệm. Đầu tháng 5, Hà Tĩnh có 2 ca tái dương tính, con gái tôi là F2 khi tiếp xúc với bạn học cùng lớp, tôi vô tình trở thành F3 và mẹ con tôi quyết định cách ly tại nhà. Việc đầu tiên tôi đã nhanh chóng báo cáo với lãnh đạo trực tiếp phụ trách và Ban biên tập để được áp dụng cơ chế làm việc tại nhà.

Với đặc thù công việc của phóng viên thường xuyên phải di chuyển, những ngày đầu ở nhà tôi hơi lo lắng khi bao kế hoạch bị gián đoạn, bài vở còn chưa hoàn thành. Làm sao duy trì công việc trong bối cảnh phải cách ly tại nhà mà tin, bài trên địa bàn vẫn phải lên sóng đầy đủ, cập nhật và trọn vẹn khi không được ra ngoài.

Sau khi hít một hơi dài lấy lại tinh thần, tôi nghĩ đây chỉ là một điều không may, cần phải vững tâm và thích nghi với hoàn cảnh để đối mặt với thực tại, cần có tư tưởng thoải mái, thay vì lo lắng thì cố gắng sắp xếp để thời gian quý giá đó làm những việc có ích.

Hàng ngày tôi cập nhật các thông tin trong tỉnh, nhờ mạng internet và sự hỗ trợ của các đồng nghiệp, nguồn tin cuối cùng tôi cũng đã hoàn thành công việc, có nhiều tác phẩm ý nghĩa, ngoài ra tôi còn kêu gọi cộng đồng mạng hỗ trợ cho một hoàn cảnh khó khăn ở Thạch Hà không may bị mất khi đang đi làm với số tiền hơn 30 triệu đồng.

Và trong những tôi ngày làm việc ở nhà, nhiều đồng nghiệp nhắn tin, gọi điện động viên, hỏi thăm và chia sẻ. Cũng có những người bạn khi biết tôi phải cách ly đã gửi cả rau, thịt, gạo và sữa đến. Điều này đã làm tôi thấy ấm lòng.

Dịch bệnh, những ngày làm việc ở nhà giúp tôi nhận ra nhiều giá trị cuộc sống, mỗi người cũng phải thay đổi cách sống, cách làm việc và suy nghĩ của mình. Tôi nghĩ sau đại dịch mọi thứ sẽ tốt lên ở mọi mặt. Sự thay đổi nhất là ý thức của mỗi người với bản thân và cộng đồng khi biết giữ vệ sinh chung hơn, biết quan tâm đến sức khoẻ bản thân hơn. Mỗi người sẽ biết vì người khác, vì lợi ích chung nhiều hơn.

 

 (Bài viết tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ) 

 

Trà Giang
Ý kiến bạn đọc
  • Phú Yên trưng bày nhiều hiện vật từ những chuyến Tàu Không số

    Phú Yên trưng bày nhiều hiện vật từ những chuyến Tàu Không số

    Tối 22/11, tại Bảo tàng tỉnh Phú Yên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Bến Vũng Rô và hoạt động tiếp nhận chi viện từ những chuyến Tàu Không số”. Hoạt động nhằm hướng đến kỷ niệm 60 năm Bến Vũng Rô tiếp nhận chuyến hàng đầu tiên của Tàu Không số (28/11/1964 – 28/11/2024).

  • Kỷ niệm 555 năm danh xưng Duy Tiên

    Kỷ niệm 555 năm danh xưng Duy Tiên

    Sáng 22/11, Thị ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ thị xã Duy Tiên long trọng tổ chức Kỷ niệm 555 năm danh xưng Duy Tiên (1469 - 2024) và 95 năm thành lập Chi bộ Đông Dương Cộng sản Đảng Duy Tiên (11/1929 - 11/2024).

  • Hào hứng xem đua vỏ lãi ở cửa biển Sông Đốc

    Hào hứng xem đua vỏ lãi ở cửa biển Sông Đốc

    Hàng ngàn người đổ về thị trấn Sông Đốc (Trần Văn Thời - Cà Mau) để xem cuộc đua vỏ lãi kỳ thú. Thị trấn ven biển này cũng là nơi 70 năm trước diễn ra sự kiện tập kết ra Bắc lịch sử.

Top