Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 19 tháng 4 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 28 tháng 6 năm 2019 | 14:27

Làm vườn, thúc đẩy làm giàu

Đến những vùng đất nghèo, cằn cỗi ở bất kỳ địa phương nào của Nghệ An, từ thành thị đến vùng sâu, vùng xa, đều thấy người dân bám vườn sản xuất. Nhờ vậy, bà con không chỉ xoá nghèo mà còn làm giàu chính đáng ngay trên đất bạc màu.

tr4d.JPG
Chăm sóc vườn thanh long sắp thu hoạch.

 

Cây trái nở hoa trên đất bạc màu

Ông Nguyễn Văn Hữu ở xóm Vạn Xuân (xã Giai Xuân, huyện Tân Kỳ) cho biết, năm 2017, ông bắt đầu thử nghiệm trồng 1,7 mẫu thanh long trên đất đồi bạc màu. Năm 2018, vụ thanh long đầu tiên  cho thu hoạch 6 tấn quả, với giá bán buôn tại nhà cho thương lái,  22.000 - 23.000 đồng/kg, doanh thu đạt trên 120 triệu đồng.

Dự kiến, năm 2019, ông Hữu thu hoạch 10 tấn, giá bán bình quân 30.000 đồng/kg, doanh thu khoảng 200 - 250 triệu đồng.

Do thời tiết khắc nghiệt, nguồn nước tưới khan hiếm, địa phương ít người trồng thanh long nên loại trái cây này thường “cháy” hàng, nhất là ngày Rằm, mùng một. Mặt khác, một số thương lái còn đem hàng bán tại Hà Nội, Thừa Thiên - Huế.

Nhờ đầu ra của trái thanh long đang rộng mở, ông Hữu trồng bổ sung thêm 800m2, trong đó có 600m2 được đầu tư cột trụ bằng ống tuýp thay bằng xi măng, tiết kiệm được nhiều diện tích đất.  Năm nay diện tích này sẽ cho quả  bói và sang năm 2020 sẽ cho thu hoạch ổn định.

Đặc biệt, ông Hữu còn đầu tư hệ thống tưới nhỏ giọt tự động, do ông tự thiết kế, bằng cách xây bể trên cao, dùng máy đẩy nước lên bể. Sau đó, nước từ bể xả xuống các ống nước (ống nhựa), bình quân 110m/ống, mỗi ống tưới cho 1 hàng cây. Hiện,  80% diện tích thanh long mới trồng, tương đương với  23/25 hàng, được tưới nước tiết kiệm. Thanh long rất cần nước tưới, nhất là khi đậu quả, nếu cung cấp đủ nước, năng suất sẽ tăng cao.

Ngoài ra, trang trại của ông Hữu còn có 0,1ha cam, 0,7ha quýt. Vài năm trở lại đây, cam, quýt không được mùa, không được giá, đầu ra bấp bênh, doanh thu không đáng kể. Nếu tiếp tục không được giá, ông Hữu sẽ chuyển dần sang trồng thanh long.  

Không riêng Tân Kỳ, nhà vườn ở huyện Thanh Chương cũng năng nổ không kém. Ông Đinh Viết Mạo ở xóm Liên Thượng (xã Thanh Liên) cho biết, vùng đất đồi quê ông có cây trám đen, vừa là món ăn sạch, bổ dưỡng, vừa là vị thuốc quý, nên thương lái tìm mua ngày càng nhiều.

Trong vườn của ông Mạo có 4 cây trám đen, trên 40 năm tuổi,  cho trái ổn định. Năm 2018, giá trám đen thương lái đến mua tại vườn 70.000 đồng/kg, bình quân 1 cây trám cho thu hoạch 3-3,5 tạ, ông có thu nhập 8-10 triệu đồng/năm/4 cây. Nhờ thu nhập từ cây trám cao, lại không phải chăm sóc nhiều, ông Mạo trồng thêm 20 cây, từ 5 -7 năm tuổi. Trám đen thuộc loại cây cổ thụ, đến năm thứ 8 - 9 thì cho thu hoạch quả; bình quân 1 cây trám chiếm khoảng 8-9m2.

Do người dân Thanh Chương và vùng lân cận trồng trám đen ngày một nhiều nên ông Mạo đầu tư làm vườn ươm cây giống, bán với giá bình quân 25.000 - 30.000 đồng/cây.

Thanh Chương hiện có khá nhiều hộ trồng trám đen. Vì vậy, Hội Làm vườn huyện  Thanh Chương đã có đề án phát triển cây trám đen theo quy hoạch của huyện.

Chung tay cùng hội viên

Thời gian gần đây, Hội Làm vườn tỉnh Nghệ An đã có nhiều nỗ lực trong việc phối hợp với cơ sở, bám sát địa phương để hướng dẫn bà con khoa học kỹ thuật; tạo điều kiện cho phong trào của Hội các cấp ngày càng phát triển, theo kịp đà tăng trưởng chung của tỉnh và xu thế thời đại.

Đặc biệt, trong thời điểm hiện nay, nhu cầu về thực phẩm sạch ngày càng gia tăng, việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào cây trồng, vật nuôi ngày càng cấp thiết. Nhất là trong quá trình đô thị hóa, diện tích vườn ngày càng thu hẹp, vì vậy, rất cần những khu vườn sinh thái, bắt mắt và hiệu quả, trồng theo quy trình VietGAP....

Ông Nguyễn Thế Thắng, Chủ tịch Hội Làm vườn Nghệ An, cho biết: “Trong 5 năm gần đây, Hội đã trực tiếp chuyển giao công nghệ, khoa học kỹ thuật cho 52.491 lượt hội viên. Đồng thời,  trực tiếp đào tạo nghề VAC và phối kết hợp với các ngành, đoàn thể, các đơn vị liên quan, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho 29.359 lượt người...  Đáng ghi nhận là, Hội đã thiết kế và lắp đặt thành công trên 300 mô hình vườn trên sân thượng cho các hộ dân để trồng rau hữu cơ và rau thủy canh.

Đồng thời, Hội còn vận động hội viên cải tạo được 75% diện tích vườn tạp có hiệu quả. Gần như 100% hội viên đều xây dựng mô hình vườn dinh dưỡng, vừa cung cấp rau củ quả cho gia đình, vừa cung cấp thực phẩm an toàn cho thị trường”.

 

 

Dương An Như
Ý kiến bạn đọc
  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Thời gian qua, NHCSXH huyện Quỳ Châu (Nghệ An) đã đồng hành thực hiện các mục tiêu mà nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội địa phương đề ra.

  • Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    A Lưới - một trong 74 huyện nghèo của cả nước, một trong những nút thắt lớn nhất của Thừa Thiên - Huế trên chặng đường đưa tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2025, đang chuyển mình mạnh mẽ.

  • Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sau gần 6 năm thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), những sản phẩm đặc trưng mang tính vùng miền của tỉnh Đắk Lắk đã dần xây dựng được thương hiệu và có chỗ đứng trên thị trường. Hành trình đưa nông sản địa phương từ “ao làng” vươn ra “biển lớn” vẫn đang được tỉnh Đắk Lắk tích cực thực hiện.

  • Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân tỉnh Thanh Hóa, sự đồng lòng hiến đất, đóng góp từ sức người, tài sản đã lan tỏa khắp từ thành thị đến các xã, huyện miền núi và những con em xa quê hương.

  • Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Từ ngày 26/4 đến ngày 1/5, tại Cung Quy hoạch, Hội chợ và Triển lãm tỉnh Quảng Ninh sẽ diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024.

Top