Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 29 tháng 3 năm 2024  
Thứ bảy, ngày 2 tháng 7 năm 2022 | 19:56

Lạng Sơn: Kinh tế tăng trưởng trong 6 tháng đầu năm

Theo báo của UBND tỉnh Lạng Sơn, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) 6 tháng đầu năm ước tăng 6,51% so với cùng kỳ. Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,3%, công nghiệp và xây dựng tăng 11,31%, dịch vụ tăng 6,06%.

Thúc đẩy khôi phục thông quan

Do phía Trung Quốc tiếp tục thực hiện chính sách "Zero Covid", hoạt động xuất nhập khẩu trong 6 tháng đầu năm gặp nhiều khó khăn, giảm mạnh so với cùng kỳ. Theo đó, phái nước bạn liên tục thắt chặt các biện pháp phòng, chống dịch, nhất là khu vực biên giới và các cửa khẩu; các hoạt động chủ yếu tập trung tại cửa khẩu Hữu Nghị, Ga đường sắt Đồng Đăng và cửa khẩu Tân Thanh (cửa khẩu Chi Ma hoạt động trở lại từ ngày 20/4/2022).

Trước tình hình trên, UBND tỉnh Lạng Sơn chỉ đạo các cơ quan, đơn vị thường xuyên tổ chức hội đàm, trao đổi với phía Trung Quốc để phối hợp giải quyết, vừa đảm bảo phòng chống dịch bệnh, vừa đảm bảo cho hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa; đã ban hành Phương án về thiết lập "vùng xanh" đảm bảo phòng, chống dịch Covid-19 phục vụ hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa khu vực các cửa khẩu: Hữu Nghị, Tân Thanh và Chi Ma; ban hành Nội quy cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị, Nội quy cửa khẩu chính Chi Ma.

Từ tháng 5/2022, năng lực thông quan tại các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh đã được nâng cao so với thời gian trước. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu qua địa bàn ước thực hiện 1,2 tỷ USD, đạt 21,8% kế hoạch, giảm 38,8% so với cùng kỳ, trong đó xuất khẩu 425 triệu USD, đạt 19,9% kế hoạch, giảm 38,4%, nhập khẩu 775 triệu USD, đạt 23,1% kế hoạch, giảm 39%. Hàng địa phương xuất khẩu ước 58 triệu USD, đạt 40,8% kế hoạch, giảm 4,9% so với cùng kỳ.

 

ls.jpg
Lạng Sơn là tỉnh đầu tiên xây dựng "cửa khẩu số"

 

Cùng với đó, để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, nhà đầu tư dễ dàng tiếp cận các thủ tục hành chính trong lĩnh vực đầu tư, Ban triển khai thí điểm nền tảng cửa khẩu số tại cửa khẩu Hữu Nghị và cửa khẩu Tân Thanh; Thành lập Tổ công tác liên ngành hỗ trợ công tác quản lý, điều hành hoạt động xuất nhập khẩu tại các cửa khẩu và tổ chức các đoàn kiểm tra về tiến độ thực hiện các dự án đăng ký đầu tư trong địa bàn Khu kinh tế cửa khẩu; phối hợp với Sở Tài chính tham mưu UBND tỉnh ban hành các quyết định giảm giá dịch vụ, hỗ trợ các doanh nghiệp giảm chi phí sản xuất kinh doanh, các khoản phí, lệ phí, gia hạn thời gian nộp thuế...

Về công tác ây dựng cơ sở vật chất và kết cấu hạ tầng, thời gian qua, Lạng Sơn tiếp tục tập trung huy động các nguồn lực đầu tư, xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng và phát triển sản xuất kinh doanh tại khu vực cửa khẩu; đẩy nhanh tiến độ các dự án đầu tư công; đôn đốc, hỗ trợ các nhà đầu tư thực hiện các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng các khu chức năng (Khu trung chuyển hàng hóa, Khu chế xuất 1, Khu phi thuế quan và một số dự án khác).

Tỉnh cũng tổ chức triển khai lập các quy hoạch điều chỉnh, mở rộng Quy hoạch chi tiết xây dựng khu vực cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị, tỷ lệ 1/500; Điều chỉnh tổng thể quy hoạch chi tiết xây dựng khu vực cửa khẩu Chi Ma, huyện Lộc Bình, tỷ lệ 1/500.

Nông nghiệp duy trì sự ổn định

Theo báo của UBND tỉnh Lạng Sơn, 6 tháng đầu năm tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) ước tăng 6,51% so với cùng kỳ. Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,3%, công nghiệp và xây dựng tăng 11,31%, dịch vụ tăng 6,06%, thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 3,18%.

Cụ thể, vụ đông xuân 2021 - 2022 mặc dù gặp nhiều khó khăn do đầu vụ thời tiết mưa ít, giữa tháng 5 có mưa lớn gây ra lũ quét, ngập úng ở nhiều nơi nhưng sản xuất nông nghiệp cơ bản vẫn giữ được ổn định.

Cơ cấu cây trồng tiếp tục chuyển dịch theo hướng giảm diện tích cây lương thực, tăng diện tích cây trồng có giá trị kinh tế; tổng diện tích gieo trồng ước thực hiện 48.427,8 ha, đạt 98,5% kế hoạch, bằng 99% cùng kỳ.

Công tác phòng chống dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi được quan tâm, kiểm soát chặt chẽ; nguồn giống, vật tư cơ bản đảm bảo phục vụ sản xuất, tuy nhiên giá cả vật tư nông nghiệp tăng so với cùng kỳ. Đàn gia súc, gia cầm phát triển ổn định, trong đó đàn lợn tăng cao so với cùng kỳ do người chăn nuôi tiếp tục đẩy mạnh tái đàn; bệnh dịch tả lợn châu Phi xảy ra nhỏ lẻ, đã thực hiện các biện pháp khống chế, giảm thiệt hại cho người chăn nuôi.

 

logo-dsc0177-16044577037331443722967.jpg
Na Chi Lăng được những người nông dân thu hoạch, tiêu thụ ngay tại địa phương và xuất đi khắp nơi

 

Bên cạnh đó, đề án phát triển lâm nghiệp bền vững đạt kết quả khá: tổng diện tích trồng rừng tập trung ước thực hiện 6.000 ha, đạt 66,7% kế hoạch; trồng cây phân tán 2 triệu cây, đạt 90% kế hoạch; trồng cây ăn quả 650 ha, đạt 130% kế hoạch, tăng 20,9% so với cùng kỳ; trồng cây dược liệu dưới tán rừng 36,7 ha; tiếp tục theo dõi, hỗ trợ chăm sóc mô hình trồng rừng gỗ lớn tại Tràng Định và Lộc Bình. Tỷ lệ dân cư nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh ước đạt 96,5%.

Ngoài ra, Lạng Sơn cũng tiếp tục tổ chức thực hiện hiệu quả chính sách đặc thù khuyến khích đầu tư, phát triển hợp tác, liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh. Đẩy mạnh thực hiện chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), phân hạng, quyết định công nhận sản phẩm OCOP tỉnh Lạng Sơn năm 2022 đợt 1 đối với 26 sản phẩm, nâng tổng số sản phẩm được chứng nhận lên 87 sản phẩm, các sản phẩm tham gia chương trình không ngừng được hoàn thiện và có nhiều chuyển biến tích cực về quy mô, chất lượng, quy trình sản xuất, chế biến cũng như mẫu mã bao bì, truy xuất nguồn gốc.

Tỉnh đã khảo sát, lựa chọn 5 chuỗi sản xuất liên kết, tiêu thụ sản phẩm; tập trung hỗ trợ bao bì, nhãn mác, tổ chức sản xuất theo tiêu chuẩn an toàn, hỗ trợ trang thiết bị sản xuất, bảo quản, chế biến. Tuyên truyền, khảo sát vùng trồng, hướng dẫn hoàn thiện thủ tục đề nghị Cục Bảo vệ thực vật cấp 36 mã số vùng trồng ớt (217,9 ha) và 1 mã số vùng trồng bưởi (15,87 ha) phục vụ xuất khẩu.

Ngoài ra, Công tác chuyển đổi số ngày một được kiện toàn và đạt nhiều kết quả trên tất cả các lĩnh vực. Kinh tế số nông nghiệp nông thôn tiếp tục duy trì và phát triển nhanh trên sàn thương mại điện tử. Đến 30/6/2022 có trên 19.000 sản phẩm trên sàn thương mại điện tử, tăng 60% so với 31/12/2021, đứng thứ 2 toàn quốc; có trên 20.000 giao dịch thành công, tăng 120%, đứng thứ 6 toàn quốc.

Bên cạnh đó, Tỉnh Lạng Sơn cũng tổ chức hội nghị tập huấn các kiến thức căn bản và chuyển đổi số dành cho quản lý doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

 

 

 

Thanh Xuân
Ý kiến bạn đọc
Top