Vụ ngộ độc xảy ra vào trưa ngày 2/10 tại thôn Hát Tình, xã Chiềng Ken (Văn Bàn, Lào Cai) khi nhóm học sinh trên đường đi học về.
Khoảng 12h ngày 2/10 trên đường đi học về một nhóm học sinh thấy cây rừng ven đường có nhiều quả chín và rủ nhau hái ăn. Đến khoảng 14h cùng ngày, các cháu có biểu hiện đau bụng, buồn nôn và nôn, tiêu chảy, được đưa đến BVĐK huyện Văn Bàn cấp cứu và điều trị.
Đến 23h30 ngày 3/10, tổng cộng có 17 học sinh phải nhập viện, trong đó có: 7 học sinh Trường PTDTBT THCS Chiềng Ken, 9 học sinh Trường Tiểu học số 1 Chiềng Ken, 1 trẻ Trường Mầm non Chiềng Ken. Quá trình điều trị có 1 trường hợp diễn biến nặng, hôn mê được chuyển lên BVĐK tỉnh Lào Cai và đã tử vong tại bệnh viện ngay trong ngày. 8 bệnh nhân được hội chẩn và chuyển bệnh viện Nhi Trung ương với chẩn đoán: Suy gan cấp và rối loạn điện giải do ngộ độc quả Hồng Châu. 8 trường hợp còn lại đang điều trị tại BVĐK huyện Văn Bàn, hiện tỉnh táo, sức khỏe ổn định và đang dần hồi phục.
Cây Hồng châu là loại cây thường mọc ở khu vực miền núi, cây leo, thân có màu xanh nhạt, có gai nhọn, cứng. Quả tròn to gần bằng quả trứng gà, vỏ nhẵn mượt không có lông, khi quả non vỏ có màu xanh nhạt, chín chuyển thành màu tím. Bên trong quả có lớp vỏ màu hồng, có từ 4 - 6 hạt, các hạt có một lớp cùi màu trắng đục, nhiều nước và mềm bao bọc, bên trong cùi có một hạt to bằng hạt ngô có màu tím và hơi dẹp.
Quả Hồng châu chín rộ vào các tháng 6, 7, 8 hàng năm. Vì thế, đây cũng là các tháng trong năm thường ghi nhận các vụ ngộ độc do ăn phải quả Hồng châu và chủ yếu là trẻ em, tập trung ở độ tuổi từ 6 – 12 tuổi.
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.