Một sinh viên Đại học Lâm Nghiệp (Hà Nội), sau khi tốt nghiệp, đã quay về sản xuất cây giống đa chủng loại ở quê nhà, không ngờ thắng lớn
Sau khi tốt nghiệp Đại học Lâm nghiệp, Xuân Mai (Hà Nội),anh Hoàng Văn Quyết, Thị trấn Bắc Hà, huyện Bắc Hà (Lào Cai), đã quyết định về quê, và sản xuất cây giống lâm nghiệp; cây giống ăn quả, ngay tại địa phương, từ năm 2010 đến nay, không ngờ được bà con đón nhận và rất đắt hàng.
Hiện, trong vườn anh Quyết luôn có hàng vạn cây giống lâm nghiệp, cây dược liệu, đủ các loại như: dổi, lát, xoan ta, xoan đào, mỡ; hồi, quế, táo mèo, sa nhân, thảo quả; giá bình quân 1.000 – 2.000 đồng/cây. Mỗi chủng loại đều có hàng vạn cây trở lên. Cá biệt, cây giống trà hoa vàng, có giá từ 2.500 – 5.000 đồng/cây.
Đặc biệt, cây giống ăn quả, có giá cao hơn, 17.000 – 30.000 đồng/cây, ví như: hồng giòn, hồng nhân hậu, hồng Nhật Bản; cây lê vàng, lê tai nung; chanh tứ quý, chanh đào; mận tam hoa, mận hậu. Mỗi loại cây ăn quả, đều có từ vài nghìn, đến 1 vạn cây trở lên.
Đầu ra là các địa phương vùng Tây Bắc, và các địa phương trên cả nước. Ví như, năm 2018, Sơn La mua 10 vạn cây ăn quả các loại. Cao Bằng: 10 vạn cây: hồi, quế, thảo quả, trong đó, riêng cây hồi 2,5 vạn quả; thảo quả 3 vạn quả.
Năm 2019, huyện Mường Tè (Lai Châu), mua 12 vạn cây sa nhân; 5.000 cây lê, 4.000 cây mận tam hoa.
Cũng trong năm 2019, các tỉnh như: Sơn La, Lai Châu, Cao Bằng, Điện Biên, Hà Giang, Phú Thọ… bình quân các tỉnh nói trên mua từ 5.000 – 1 vạn cây ăn quả các loại.
Các địa phương nhận cây giống trước khi vận chuyển
“Toàn bộ diện tích các khu vườn ươm nói trên rộng 3 ha, chia làm 2 loại. Trong đó, vườn cây giống lâm nghiệp 1ha, cây ăn quả 2 ha. Nhân công chăm sóc vườn 8- 12 người, trong đó có 1 người chuyên tưới cây, với mức tiền công 180. 000 – 250.000 đồng/ngày, tuỳ từng thời điểm.
Còn lại 6 lao động, bao gồm bố mẹ, và các anh chị em trong gia đình, người thân, với mức lương 6 -7 triệu đồng/người/tháng, còn lại thuê theo thời vụ” - anh Quyết cho biết.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…