Hôm nay (24/12), Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP tỉnh Lào Cai đã đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP lần 1, đợt 3 năm 2020. 14 sản phẩm OCOP của 3 huyện Văn Bàn, Bát Xát và Si Ma Cai được đánh giá xếp hạng sản phẩm đạt tiêu chuẩn 3 sao và 4 sao
Theo đó, những sản phẩm đạt tiêu chuẩn 4 sao gồm: Măng Sặt tươi là sản phẩm của Hợp tác xã Dịch vụ nông lâm nghiệp và xây dựng Quang Vinh; Gạo nếp Khẩu tan đón Thẳm Dương, sản phẩm của HTX Thống Nhất; Miến đao sâm, sản phẩm của Hợp tác xã Minh Phúc.
Sản phẩm đạt tiêu chuẩn 3 sao gồm 11 sản phẩm: Thịt Lợn đen, Lạp sườn lợn đen sấy gác bếp, Thịt ba chỉ lợn đen sấy gác bếp, Thịt nạc lợn đen sấy gác bếp, Đỗ đen xanh lòng, Đỗ xanh nguyên hạt, Lạc nhân đỏ, Gạo nếp dẻo Nậm Xây, Gạo tẻ chăm pét là sản phẩm của HTX Dịch vụ NLN và xây dựng Quang Vinh; Nấm sò Bình Phú sản phẩm của HTX nông nghiệp và dịch vụ Bình Phú; Trà túi lọc Tam thất Si Ma Cai sản phẩm của Hợp tác xã Mản Thẩn.
Đây là những sản phẩm được đánh giá cao đã được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kiểm nghiệm chỉ tiêu an toàn thực phẩm và công bố chất lượng sản phẩm. Theo Hội đồng đánh giá thì: Các chủ thể sản xuất xây dựng hồ sơ theo đúng mẫu của Chương trình OCOP quy định, minh chứng các tiêu chí đầy đủ. Tuy nhiên, Phiếu đăng ký sản phẩm, phương án kinh doanh của một số cơ sở sản xuất còn chưa chặt chẽ, logic, hạch toán kinh doanh chưa phù hợp với thực tế. Về sản phẩm dự thi: Một số nhãn mác bao bì sản phẩm như gạo, đỗ, măng, lạc còn chưa thống nhất với hồ sơ đăng ký nên cần điều chỉnh cho phù hợp.
Đối với sản phẩm Trà túi lọc Tam thất Si Ma Cai, chấm điểm đạt 72 điểm nhưng không đạt sản phẩm 4 sao OCOP do chưa sản xuất quy mô lớn.
Được biết, tỉnh Lào Cai có gần 230 sản phẩm lợi thế thuộc 6 nhóm sản phẩm khu vực nông thôn theo Chương trình OCOP. Thực phẩm có 115 sản phẩm, đồ uống có 36 sản phẩm, thảo dược có 28 sản phẩm, nhóm vải và may mặc có 12 sản phẩm, nhóm dịch vụ du lịch nông thôn có 22 sản phẩm, nhóm lưu niệm-nội thất-trang trí có 9 sản phẩm.
Đến nay, tỉnh Lào Cai đã có 78 sản phẩm đạt OCOP cấp tỉnh, đây là điều kiện tiên quyết để nâng tầm sản phẩm đặc sản đặc hữu, mở rộng thị trường, nâng cao thu nhập cho người sản xuất và xây dựng nông thôn mới bền vững.
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.