Hôm nay (25/11), UBND tỉnh Lào Cai tổ chức Hội nghị Đánh giá tác động chính sách và giải pháp chuyển đổi số trong du lịch ứng phó với dịch bệnh Covid-19.
Năm 2020, du lịch Lào Cai gặp rất nhiều khó khăn do dịch Covid-19. Tổng lượng khách quốc tế đến Lào Cai sụt giảm mạnh, ước chỉ đạt 15%, lượng khách nội địa chỉ đạt 38% so với cùng kỳ năm 2019 và dự kiến thị trường khách quốc tế khó có khả năng được mở lại trong năm 2020.
Tổng thu từ khách du lịch đạt khoảng 6.200 tỷ đồng, giảm 69% so với luỹ kế cùng kỳ 2019, đạt 79% so với Kế hoạch điều chỉnh.
Chuyển đổi số trong du lịch là một trong những giải pháp để ứng phó với dịch Covid-19 cùng với việc xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện hàng loạt các hoạt động xúc tiến, kích cầu du lịch nội địa để thu hút khách du lịch đến với Lào Cai. Xu hướng và yêu cầu chuyển đổi số, phát triển du lịch thông minh càng trở nên rõ nét và cấp bách để hỗ trợ các doanh nghiệp du lịch tiếp cận những thay đổi của thị trường khách du lịch, nâng cao hiệu quả kinh doanh với chi phí hợp lý nhất.
Hội nghị Đánh giá tác động chính sách và giải pháp chuyển đổi số trong du lịch ứng phó với dịch bệnh Covid-19 là dịp nâng cao nhận thức, thúc đẩy hành động của lãnh đạo của các cơ quan quản lý nhà nước; lãnh đạo các doanh nghiệp du lịch; người làm dịch vụ du lịch. Tại đây, các chuyên gia sẽ cung cấp, giới thiệu các thông tin, kiến thức cập nhật về chuyển đổi số, ứng dụng chuyển đổi số trong lĩnh vực du lịch. Các đại biểu được chủ động trao đổi, thảo luận và đề xuất các giải pháp ứng dụng chuyển đổi số trong hoạt động du lịch; đồng thời, đóng góp ý kiến về các nội dung trong dự thảo chính sách hỗ trợ phát triển du lịch tỉnh Lào Cai, cũng như đề xuất các giải pháp hỗ trợ các doanh nghiệp du lịch tháo gỡ khó khăn do tác động của dịch Covid-19.
Theo đại diện VNPT Lào Cai, du lịch thông minh là một thành phần trong đô thị thông minh, sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông để hình thành hệ sinh thái du lịch và tạo lợi ích tương hỗ giữa 3 đối tượng du khách, chính quyền, doanh nghiệp; xây dựng ngành du lịch chất lượng cao phục vụ du khách, thúc đẩy, đóng góp vào việc phát triển kinh tế bền vững. Lào Cai xây dựng hệ sinh thái du lịch thông minh để cung cấp các tiện ích thông minh cho người dân, du khách thông qua: Cổng thông tin du lịch, các tính năng cho thiết bị di động, tìm kiếm xung quanh (Near by), dẫn đường, tìm kiếm bằng giọng nói, chuyển đổi ngôn ngữ, thông báo tin theo thời gian thực, cảnh báo tới du khách, phản ánh thông tin (cùng hình ảnh, vị trí) và các tính năng cấp cao: ảnh 360, thăm quan 3D, thực tại tăng cường (AR), nhận diện điểm đến xung quanh...
Ông Nguyễn Hoàng Dương, CEO Công ty TNHH công nghệ ezCloud toàn cầu, cho biết: Hiện chúng tôi đang cung cấp Nền tảng quản lý và kinh doanh du lịch rất tiện ích và dễ dàng sử dụng. Với chi phí tiết kiệm tối đa, gói rẻ nhất là 1.024.000 đồng/năm (chưa đến 100.00đồng/tháng) cho các đơn vị kinh doanh, homestay dưới 10 phòng. Khách sạn quy mô 100 phòng thì chi phí cũng chỉ 40-50 triệu đồng/năm (gần 4 triệu đồng/tháng). Phần mềm dùng trên điện thoại bằng cả tiếng Việt và tiếng Anh, không cần hướng dẫn quá nhiều bởi sử dụng như một ứng dụng trên điện thoại. Theo đó, chủ doanh nghiệp chỉ cần thao tác cài đặt thông tin dịch vụ du lịch một lần, phần mềm sẽ tự động quản lý kho phòng để cung cấp lên mạng, thay vì chờ khách hàng tìm đến như cách kinh doanh truyền thống; hỗ trợ thanh toán; kiểm soát nguồn thu tránh được thất thoát bởi mỗi thao tác thu tiền hoặc giảm giá cho sản phẩm dịch vụ của nhân viên sẽ được nhắn đến máy chủ, nên chủ doanh nghiệp dễ dàng kiểm soát được số tiền vào, ra của đơn vị mình hàng ngày. Bằng ứng dụng trả lời khách, bán hàng tự động..., phần mềm cũng giúp doanh nghiệp tiết kiệm được nguồn nhân công đáng kể”.
Theo ông Tô Mạnh Tiến, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Lào Cai, việc hình thành các sàn giao dịch điện tử, ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động thương mại đã góp phần cung cấp một lượng lớn sản vật địa phương Lào Cai tới tay du khách thời gian qua. Ở thời điểm du lịch đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch Covid-19, các hoạt động tạo sự kết nối, tương tác với du khách cần được Lào Cai chú trọng hơn nữa để mối liên hệ không bị "đứt gãy". Đây chính là ưu điểm nổi bật mà du lịch thông minh đem lại. Do đó, trong thời gian tới, Lào Cai sẽ đẩy mạnh phát triển du lịch thông minh nhằm tạo điều kiện giúp cơ quan quản lý thuận lợi hơn trong việc nắm bắt thông tin, đồng thời doanh nghiệp du lịch có thể tận dụng ưu thế của công nghệ để thiết kế các sản phẩm theo hướng gia tăng giá trị trải nghiệm cũng như quảng bá sản phẩm tới du khách.
Được biết, tỉnh Lào Cai đã chủ động đề ra nhiều chủ trương, chính sách và tích cực triển khai thực hiện các giải pháp như: Tập trung triển khai phát triển các ứng dụng kết nối liên thông hệ thống thông tin phục vụ điều hành, quản lý nhà nước về du lịch đến các địa phương, doanh nghiệp; xây dựng Đề án Đô thị thông minh; xây dựng Cổng Du lịch thông minh; các phần mềm quản lý lưu trú; hình thành kho dữ liệu, các Trang thông tin điện tử để quảng bá, xúc tiến du lịch... Đồng thời, các doanh nghiệp du lịch đã và đang tích cực chuyển đổi, phát triển du lịch thông minh trên nền tảng số để tạo ra những chuyển biến đột phá, nhằm tiết kiệm chi phí, tăng cường hiệu quả quản lý, tăng mức độ và phạm vi tương tác với khách hàng.
Tối 22/11, tại Bảo tàng tỉnh Phú Yên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Bến Vũng Rô và hoạt động tiếp nhận chi viện từ những chuyến Tàu Không số”. Hoạt động nhằm hướng đến kỷ niệm 60 năm Bến Vũng Rô tiếp nhận chuyến hàng đầu tiên của Tàu Không số (28/11/1964 – 28/11/2024).
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.