Ít ai biết, sau khi cổ phần hóa từ ngày 9/10/2018 đến 31/12/2018, Tổng Công ty Lương thực miền Nam - Công ty cổ phần (Vinafood 2 - Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp) kinh doanh thu lỗ trên 1.814 tỷ đồng.
Trong báo cáo khẩn về tình hình kinh doanh sau cổ phần hóa Tổng Công ty Lương thực miền Nam ngày 11/4/2019, gửi Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp cho biết, ngày 9/10/2018, Tổng Công ty Lương thực miền Nam chính thức chuyển thành công ty cổ phần. Tuy nhiên, tình hình tài chính ngày một xấu đi, dự kiến trong quý 2/2019 sẽ mất khả năng thanh toán và có thể lâm vào tình trạng ngừng hoạt động.
Với vai trò là người đại diện phần vốn nhà nước tại Tổng Công ty Lương thực miền Nam - Công ty cổ phần (gọi tắt là Tổng công ty) trước nguy cơ không thực hiện được các mục tiêu, nhiệm vụ theo phương án cổ phần được Thủ tướng phê duyệt và không bảo toàn phát triển vốn nhà nước được giao quản lý. Tổ đại diện vốn nhà nước tại Tổng công ty xin báo cáo một số nội dung quan trọng.
Công tác xử lý tài chính, quyết toán vốn nhà nước thời điểm chính thức chuyển thành công ty cổ phần đến nay còn nhiều vấn đề chưa được xử lý.
Tài sản tồn đọng lớn, không cần dùng, chờ thanh lý, tại thời điểm 31/3/2015 chưa đủ điều kiện loại trừ ra khỏi giá trị doanh nghiệp với giá trị còn lại là 507.571.538.185 đồng, đến nay công ty cổ phần tiếp tục gánh chịu các khoản định phí.
Vinafood 2 phải trích lập dự phòng phải thu và tài sản thiếu chờ xử lý gần 1.200 tỷ đồng ngay khi chuyển sang công ty cổ phần.
Các khoản nợ tồn đọng, thiếu hụt hàng tồn kho làm ảnh hưởng lớn đến nguồn vốn lưu động của Tổng công ty trước và sau khi chuyển thành công ty cổ phần với giá trị 1.330.879.448.494 đồng.
Các khoản đầu tư tài chính dài hạn tại thời điểm chính thức chuyển thành công ty cổ phần (9/10/2018) được xác định lại giá trị đầu tư tài chính là 1.280.585.978.521 đồng, nhưng các đơn vị kinh doanh thu lỗ làm giảm vốn Tổng công ty tại các đơn vị này dẫn đến khi chuyển sang công ty cổ phần phải trích lập dự phòng giảm giá đầu tư tài chính dài hạn 420.222.242.668 đồng. Trong đó, có 10 công ty cổ phần đã mất hết vốn với giá trị 328.547.309.951 đồng.
Do từ thời điểm 1/4/2015 đến thời điểm 8/10/2018 (thời điểm chính thức chuyển thành công ty cổ phần), Tổng công ty không trích lập các khoản dự phòng nên khi chính thức chuyển thành công ty cổ phần phải trích lập cho các giai đoạn trước đó với số trích lập là 1.722.640.712.105 đồng, làm ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh của Công ty cổ phần phải gánh chịu thêm khoản lỗ này.
Kết quả kinh doanh sau cổ phần hóa từ 9/10/2018 đến 31/12/2018 lỗ 1.814.155.431.740 đồng (chiếm tỷ lệ 36,28% vốn điều lệ 5.000 tỷ đồng).
Với tình hình kinh doanh không hiệu quả như hiện nay, Tổng Công ty Lương thực miền Nam vẫn chưa tìm được nguồn để cân đối trả nợ và đã có báo cáo gửi Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp để xin ý kiến.
Bạn đọc cho rằng, để xảy ra tình trạng mất cân đối nêu trên, một phần nguyên nhân là do công tác tổ chức cán bộ trong nhiều năm liền không được coi trọng và nội bộ mất đoàn kết trong ban lãnh đạo của Tổng Công ty Lương thực miền Nam.
Cũng theo bạn đọc, trước đây khi chưa cổ phần hóa toàn bộ 14 đơn vị hạch toán phụ thuộc Tổng Công ty, từ năm 2015 - 2018, nhiều đơn vị kinh doanh nghiều năm không có lãi như: Công ty lương thực Đồng Tháp, Công ty lương thực An Giang, Công ty lương Sóc Trăng, Công ty Lương thực Tiền Giang nhưng không được thay đổi nhân sự chủ chốt tại các chi nhánh.
Tối 22/11, tại Bảo tàng tỉnh Phú Yên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Bến Vũng Rô và hoạt động tiếp nhận chi viện từ những chuyến Tàu Không số”. Hoạt động nhằm hướng đến kỷ niệm 60 năm Bến Vũng Rô tiếp nhận chuyến hàng đầu tiên của Tàu Không số (28/11/1964 – 28/11/2024).
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.