Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 20 tháng 4 năm 2024  
Thứ tư, ngày 9 tháng 6 năm 2021 | 10:20

Lựa chọn cây trồng phù hợp với miền Trung

Với hình thái khí hậu thời tiết khắc nghiệt, nắng nóng nhiều, nhiệt độ lên cao, hạn hạn thường xuyên, nông dân ở một số tỉnh miền Trung đã lựa chọn giống cây phù hợp thổ nhưỡng để trồng.

Vì vậy, giá trị kinh tế mang lại từ những cây trồng ở đây cho nông dân tương đối cao, nhiều gia đình nông dân đã thoát nghèo.
 
Nhiều giống cây cho năng suất, giá trị cao
 
Mạnh dạn đưa giống nho không hạt (nho Hạ Đen) được trồng ở Bắc Giang có hiệu quả và giá trị kinh tế cao, mang về trồng tại quê mình. Anh Lê Văn Chúc ở làng Mới Lập, xã Nghĩa Yên (Nghĩa Đàn) đưa 400 gốc nho đem về trồng thử nghiệm.
 
bna_image_2309577_662021.jpg
Vườn nho Hạ Đen của gia đình anh Chúc
Sau hơn 1 năm trồng, cây nho Hạ Đen thích nghi tốt với điều kiện khí hậu khô nóng cũng như thổ nhưỡng của địa phương, đến nay giống nho này phát triển rất tốt trên vùng đất mới, theo như dự kiến của anh Chúc, vụ đầu cho thu hoạch khoảng trên 1 tấn với giá được xuất bán vào các siêu thị, cửa hàng hoa quả sạch với giá từ 130.000 - 150.000 đồng/kg.
 
Cây nho Hạ Đen có chu kỳ sinh trưởng kéo dài từ 15 - 20 năm. Mỗi năm, cây cho thu hoạch 2 vụ vào tháng 3 và tháng 6. Vì vậy, dù vốn đầu tư ban đầu khá cao nhưng hiệu quả kinh tế kéo dài, càng về sau càng tiết kiệm chi phí. Theo tính toán của anh, chi phí 1 cây cho đến khi thu hoạch vào khoảng 500.000 đồng. Với 400 gốc nho hiện tại, số vốn anh bỏ ra đã lên đến gần 200 triệu đồng.
 
Anh Lê Văn Chúc cho biết: “Trước đây trồng nhiều loại hoa màu nhưng không hiệu quả, thấy cây nho Hạ Đen phát triển tốt, đầu ra được Trường Đại học Nông lâm Bắc Giang bao tiêu nên mạnh dạn trồng thử nghiệm đến nay thật sự đã thành công".
 
Nhận thấy trên vùng đồi của xã Thanh Nho còn nhiều diện tích đất bỏ hoang, phù hợp với dự định trồng cây ăn quả của gia đình, tôi liền đăng ký thuê đất để trồng cây. Gia đình ông Võ Văn Kỷ (xã Thanh Nho, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An) mạnh dạn thuê 6 ha đất lâm nghiệp của xã Thanh Nho, đầu tư khoảng 1 tỷ đồng để làm trang trại.
 
Hiện nay, gia đình ông trồng hơn 2.000 gốc cam (gồm cam Xã  Đoài, cam Vân Du, cam V2), 500 gốc quýt đỏ, 300 gốc bưởi (bưởi Diễn và bưởi da xanh), 300 gốc trám đen, 2 ha trồng chè, 5.000m2 trồng rễ hương... đều phát triển xanh tốt, mang lại nguồn thu nhập ổn định cho gia đình.
 
ông-kỷ.jpg
Vườn cây ăn trái của ông Võ Văn Kỷ
Ông Võ Văn Kỷ cho biết, trước khi quyết định trồng, tôi đã tìm hiểu kỹ về khí hậu cũng như thổ nhưỡng nơi đây. Sau đó, tôi vào miền Nam học hỏi kinh nghiệm trồng cây, cách phòng bệnh của họ để về áp dụng cho mô hình của mình.
 
Hơn 2.000 gốc cam, thời tiết thuận lợi cho sản lượng trên 25 tấn/ năm, giá thương lái thu mua tại vườn là 25.000 – 30.000 đồng/kg, gia đình ông Kỷ thu về khoảng nửa tỷ đồng, sau khi trừ hết chi phí.
 
Trang trại của ông Lưu Đình Liên (SN 1951) và bà Võ Thị Sâm (SN 1951) ở xóm 3, xã Diễn Liên, huyện Diễn Châu (tỉnh Nghệ An) trồng hơn 600 gốc thanh long ruột đỏ Bình Thuận, 200 gốc đu đủ, hơn 100 gốc đinh lăng, 80 gốc ổi Đài Loan, 60 gốc mít ruột đỏ Malaysia, 60 gốc bưởi (gồm bưởi da xanh và bưởi tiến vua), 20 gốc vải thiều… đều phát triển xanh tốt, mang lại nguồn thu nhập ổn định cho gia đình.
 
Bà Sâm cho biết, vùng đất này trước đây là khu vực trồng hoa màu nhưng được gia đình chúng tôi thuê lại để trồng lúa. Do đất khô cằn, sỏi đá không thích hợp trồng lúa nên gia đình chúng tôi đã chuyển sang trồng cây ăn quả".
 
ông-liên.jpg
Vườn thanh long nhà ông Liên cho giá trị cao

 

"Để có vườn đẹp như ngày hôm nay, chúng tôi đã phải đổ rất nhiều mồ hôi, công sức vào đây mới có được. Đất ở đây rất khô cằn, địa hình không bằng phẳng nên gia đình tôi cải tạo lại rất nhiều mới có thể trồng cây ở đây được" - bà Sâm cho biết.
 
Với hơn 600 gốc thanh long ruột đỏ Bình Thuận, mỗi năm cho thu hoạch từ tháng 3 đến tháng 8 (Al), sản lượng hơn 3-3,5 tấn quả/năm, trừ chi phí, gia đình ông Liên thu về gần 150 - 160 triệu/năm.
 
Đây chỉ là một số rất ít mô hình phát triển kinh tế trang trại cho thu nhập và lợi nhuận cao, nhờ vào việc lựa chọn được đúng giống cây trồng phù hợp thổ nhưỡng, khí hậu khắc nghiệt nơi đây.
 
Lựa chọn giống mới để nâng cao giá trị
 
Tìm hiểu những giống cây ăn quả để trồng sao cho phù hợp với thổ nhưỡng và những điều kiện khí hậu, là một trong những yêu cầu đầu tiên của phát triển kinh tế vườn. Điều này quyết định lên sự thành bại của người nông dân.
 
Không ít những cá nhân, hộ gia đình ở các tỉnh Nghệ An, do không tìm hiểu kỹ điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, để rồi đầu tư tương đối lớn cho những cây trồng không phù hợp,dẫn đến hiệu quả kinh tế không cao, thậm chí còn bị thiệt hại.
 
Đưa giống nho Hạ Đen từ Bắc Giang về trồng tại vùng đất Yên Thành của anh Chúc được Ông Hoàng Văn Chuân - Phó Chủ tịch UBND xã Nghĩa Yên cho biết là hướng đi mới. Do những năm qua, trên địa bàn xã Nghĩa Yên nông dân chuyển đổi cây trồng ồ ạt trong đó có cây cam, quýt phát triển mạnh dẫn đến cung vượt cầu. Nhiều hộ mạnh dạn tìm hướng đi mới, trong đó có anh Lê Văn Chúc đã thành công.
 
Cách đây 5 năm, UBND tỉnh Nghệ An đã ký quyết định số 3079/QĐ-UBND.NN ngày 3/7/2014 về việc phê duyệt đề án "Phát triển cây, con chủ yếu gắn với việc quản lý đất đai, tạo vùng nguyên liệu cho chế biến phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Nghệ An đến năm 2020".
 
Theo đó, có 21 loại cây, con chủ lực được lựa chọn để đầu tư phát triển gắn với các chỉ tiêu cụ thể về sản lượng, gồm có các cây con: Lúa, ngô, sắn, lạc, mía, chanh leo, cam, chè búp tươi, cao su, cây thức ăn chăn nuôi, rừng nguyên liệu, cây dược liệu, con trâu, con bò, con lợn, gia cầm các loại, bò sữa, tôm, cá nước ngọt, con hươu.
 
Tuy nhiên sự lựa chọn 21 loại cây, con được cho là chủ lực của tỉnh Nghệ An thì hầu như là toàn bộ những cây, con hiện có của tỉnh. Trong số những loại cây, con này có những loại cây, con không phát triển được hiệu quả kinh tế trong thời gian vừa qua. Do vậy cần phải lựa chọn xác định cây, con chủ lực là những cây con gì đúng nghĩa chủ lực. Chủ lực ở đây phải ở vị trí chủ yếu không thể không có và phải được đầu tư thích đáng vì sự sống còn và phát triển kinh tế xã hội cho hôm nay và cả trong tương lai xa hơn.
 
Do đó, việc tìm hiểu đưa những giống cây mới có tiềm năng kinh tế và giá trị cao trồng trên đất có điều kiện khí hậu khắc nghiệt như Nghệ An là một việc rất quan trọng và cần thiết. Ngoài trách nhiệm của các ngành chức năng, người dân cũng cần chủ động tìm hiểu giống cây, con cho chính mình để phát triển kinh tế.
 
 
 
Ngọc Thủy (Tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc
  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Thời gian qua, NHCSXH huyện Quỳ Châu (Nghệ An) đã đồng hành thực hiện các mục tiêu mà nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội địa phương đề ra.

  • Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    A Lưới - một trong 74 huyện nghèo của cả nước, một trong những nút thắt lớn nhất của Thừa Thiên - Huế trên chặng đường đưa tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2025, đang chuyển mình mạnh mẽ.

  • Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sau gần 6 năm thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), những sản phẩm đặc trưng mang tính vùng miền của tỉnh Đắk Lắk đã dần xây dựng được thương hiệu và có chỗ đứng trên thị trường. Hành trình đưa nông sản địa phương từ “ao làng” vươn ra “biển lớn” vẫn đang được tỉnh Đắk Lắk tích cực thực hiện.

  • Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân tỉnh Thanh Hóa, sự đồng lòng hiến đất, đóng góp từ sức người, tài sản đã lan tỏa khắp từ thành thị đến các xã, huyện miền núi và những con em xa quê hương.

  • Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Từ ngày 26/4 đến ngày 1/5, tại Cung Quy hoạch, Hội chợ và Triển lãm tỉnh Quảng Ninh sẽ diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024.

Top