Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), lượng xe hàng hóa tồn trên các cửa khẩu biên giới phía Bắc đang giảm rõ rệt.
Theo thống kê của Cục Xuất nhập khẩu, trong ngày 7/5, tổng số xe xuất nhập khẩu thống kê là 1.723 xe hàng hóa, trong đó bao gồm 912 xe xuất khẩu, 811 xe nhập khẩu. Lượng xe tồn hiện còn trên các cửa khẩu biên giới phía Bắc là 741 xe.
Tại Lạng Sơn, trước đó, từ ngày 1/5/2020, phía Quảng Tây đã khôi phục thời gian thông quan bình thường tại đường thông quan chuyên dụng Tân Thanh – Pò Chài và điều chỉnh thời gian thông quan: Buổi sáng từ 09:00 – 12:00, buổi chiều từ 13:00 – 17:00 (giờ Bắc Kinh) kể cả cuối tuần và ngày lễ.
Theo đó, hiện tổng số xe xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn (bao gồm các loại hình xuất kinh doanh biên giới, xuất kinh doanh, xuất gia công, quá cảnh) là 942 xe trong đó 482 xe xuất khẩu; 460 xe nhập khẩu; tồn 633 xe và toa hàng.
Cửa khẩu Hữu Nghị xuất khẩu 299 xe (nông sản, hoa quả, linh kiện điện tử, máy móc: bao gồm các loại hình xuất kinh doanh biên giới, xuất kinh doanh, xuất gia công, quá cảnh); nhập khẩu 410 xe (linh kiện điện tử, máy móc, hàng may mặc, nông sản, giấy, sơ mi rơ móc, phụ tùng ô tô...bao gồm các loại hình: nhập kinh doanh, nhập gia công sản xuất...); tồn 193 xe xuất khẩu gồm nông sản, linh kiện điện tử; Cửa khẩu Tân Thanh xuất khẩu 73 xe (thanh long, dưa hấu, xoài, chuối...); nhập khẩu 38 xe (nông sản, tạp hóa); tồn 135 xe nông sản, hoa quả chờ xuất khẩu; Cửa khẩu Cốc Nam xuất khẩu 61 xe (mít, xoài); tồn 4 xe (da bò, thức ăn vật nuôi tạm nhập tái xuất); Cửa khẩu Chi Ma xuất khẩu 49 xe (tinh bột sắn, hạt tiêu, hải sản các loại); nhập 12 xe (tạp hóa, máy móc...); tồn 301 xe đang chờ xuất khẩu.
Đối với Lào Cai, tại Cửa khẩu quốc tế đường bộ xuất khẩu 166 xe (thanh long, dưa hấu, xoài, các mặt hàng khác, gỗ ván lạng) với tổng khối lượng 2.129 tấn, trị giá 1.090 nghìn USD; nhập khẩu 200 xe (rau củ quả, các mặt hàng khác, than cốc, thuốc lá miễn thuế, thiết bị điện tử) với tổng khối lượng 2.964 tấn, trị giá 1.483 nghìn USD; Cửa khẩu quốc tế đường sắt, xuất khẩu 1.404 tấn (lưu huỳnh quá cảnh, phốt pho vàng) trị giá 1.943 nghìn USD; nhập khẩu 1.815 tấn (phân DAP) trị giá 635 nghìn USD.
Tại tỉnh Quảng Ninh, tổng số xe xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh là 180 xe, trong đó: 98 xe xuất khẩu, 82 xe nhập khẩu và 95 xe tồn (không tính hàng đông lạnh). Cụ thể, cửa khẩu quốc tế Móng Cái xuất khẩu: 36 xe, 417 tấn hàng (sợi, hoa quả khô); nhập khẩu 59 xe, 1.843 tấn (hàng tạp hóa, sợi, cá). Số xe tồn 277 cont (200 cont hàng thực phẩm đông lạnh và 77 cont hàng khô các loại); Tại Cửa khẩu Ka Long, Bắc Phong Sinh, Vạn Gia, lối mở Pò Hèn; các điểm xuất hàng Đại Vai, Lục Chắn, Lục Lầm, Mốc 1342+300, Mốc 1306, Đồng Văn: Chưa phát sinh hoạt động xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh; Tại cửa khẩu cảng biển Hòn Gai và Cẩm Phả, hoạt động xuất nhập cảnh, xuất nhập khẩu có diễn ra, nhưng thủ tục kiểm dịch y tế chặt chẽ.
Tỉnh Hà Giang, xuất khẩu: 68 xe (thanh long, ván, chuối, tinh bột sắn, dưa hấu, ớt khô, bánh tráng) tổng khối lượng 1.409 tấn trị giá 542 nghìn USD.
Tỉnh Cao Bằng xuất khẩu 22 xe tổng khối lượng 623 tấn (hoa quả, tôm thẻ); nhập khẩu 1 xe tổng khối lượng 20 tấn (vải dệt); tồn 13 xe (hoa quả)
Đối với các tỉnh giáp Lào, Cửa khẩu Cầu Treo (Hà Tĩnh), số phương tiện vận tải nhập cảnh là 40 lượt, số phương tiện vận tải xuất cảnh là 80 lượt, quá cảnh 0; hàng hóa nhập khẩu là 178,96 tấn và hàng hóa xuất khẩu là 2.522,28 tấn.
Tỉnh Quảng Bình, tại cửa khẩu Cha Lo xuất khẩu 314 xe (hàng tiêu dùng, vật liệu xây dựng); nhập 271 xe (trái cây, phân kali, bò sống, thạch cao).
Để tiếp tục các giải pháp gỡ khó đối với một số cửa giáp biên giới Trung Quốc, chiều ngày 4/5/2020, Bộ Công Thương tiếp tục có văn bản gửi Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam và các Hiệp hội, doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Trung Quốc.
Cụ thể, để tránh tình trạng ùn ứ hàng hóa, phương tiện tại các cửa khẩu biên giới phía Bắc, đặc biệt là tại địa bàn tỉnh Lạng Sơn, Bộ Công Thương đề nghị Ủy ban, Hiệp hội, doanh nghiệp tiếp tục phối hợp triển khai thực hiện các khuyến cáo trước đây của Bộ Công Thương (như tại văn bản số 2532/BCT-XNK ngày 9/4/2020), trong đó chủ động cân nhắc, điều chỉnh tiến độ đưa hàng lên biên giới phù hợp với năng lực thông quan của các cửa khẩu và đa dạng hóa hình thức vận chuyển - giao nhận hàng hóa, khai thác tối đa tuyến vận tải đường sắt liên vận để giảm áp lực cho các cửa khẩu đường bộ.
Bên cạnh đó, Bộ Công Thương cũng đề nghị địa phương và doanh nghiệp tiếp tục theo dõi sát sao, cập nhật tình hình xuất nhập khẩu, vận chuyển hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới để kịp thời trao đổi với Bộ Công Thương và các cơ quan liên quan cùng phối hợp xử lý các vấn đề phát sinh.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…