Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 23 tháng 11 năm 2024  
Thứ ba, ngày 26 tháng 5 năm 2020 | 14:49

Mắc ca bội thu, nhờ giống “chuẩn” của Anh Quân Đắk Lắk

Đắk Lắk hiện có 2 vườn ươm cây giống mắc ca được Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh chứng nhận cây đầu dòng và Bộ Nông nghiệp PTNT thường xuyên thanh, kiểm tra.

Đó là vườn cây giống Anh Quân (TP. Buôn Ma Thuột) và Vinamaca.

Từ hai vườn ươm này, chỉ sau vài năm, bà con ở các vùng, miền đã có những mùa quả bội thu.

Ở miền Bắc

Ông Phạm Văn Hồ, ở xã Thành Vân, huyện Thạch Thành (Thanh Hoá), nguyên là kỹ sư lâm nghiệp, cho biết, ông mua trên 2.000 cây giống mắc ca tại vườn ươm Anh Quân vào những năm 2014 – 2015. Năm 2019, ông mua thêm 2.000 cây, trồng trên đất đồi rừng 30ha. Theo đó, 2.000 cây trồng năm 2014 - 2015, sau 3 năm đã có quả.

 

t42.JPG

Ông Hồ bên vườn mắc ca trĩu quả của gia đình.

 

Song, cách trồng, chăm sóc mắc ca của ông cũng khác, 3 - 4 năm đầu, chỉ để vài chùm hoa/cây để theo dõi quả, nếu để nhiều, cây sẽ “chột”, không lớn được. Từ năm 2017 – 2018 đến nay, để cây ra hoa tự nhiên, có cây đạt 10kg quả/cây. Dự kiến, từ năm thứ 10 trở đi, sẽ cho sản lượng ổn định, khoảng 4 tấn quả/ha. Năm 2017 – 2018, thu được 1 tấn quả/năm, bán cho bà con Sơn La để làm giống, giá 80.000 đồng/kg (cả vỏ xanh). Năm 2019, đạt 2 tấn hạt (đã tách vỏ xanh), bán cho bà con Nghệ An để làm giống, với giá 120.000 đồng/kg. 

Mặt khác, theo ông Hồ, để có vườn mắc ca 30ha phải đầu tư 100 triệu đồng/ha, nhưng ông chỉ hết 70 triệu đồng/ha. Ông Hồ cho biết, mức đầu tư thấp là do ông vào tận Đắk Lắk mua cây giống tại vườn Anh Quân, chăm sóc cây bằng nguồn phân chuồng tự ủ, vì gia đình có trang trại lớn và chăn nuôi nhiều bò. Hơn nữa, nhờ vườn đồi rộng, ông sản xuất nông - lâm kết hợp, trồng xen mía, dứa, bơ, chuối, chanh, xoài trong diện tích mắc ca, đồng thời kết hợp nuôi ong, lấy cây ngắn ngày nuôi cây mắc ca.

 

t43.JPG
Vườn mắc ca của ông Hồ, tháng 10 sẽ cho thu hoạch.

 

Mùa quả năm 2020, dự kiến tháng 10 sẽ thu hoạch, nay đã đậu quả khá đều. Tuy nhiên, do khí hậu miền Bắc nên gia đình không thu được mắc ca trái vụ. 

Khu vực Tây Nguyên

Cùng mua giống mắc ca của Anh Quân, ông Phạm Thế Hưng ở phường An Bình, thị xã Buôn Hồ (Đắk Lắk), cho biết, ông mua 500 cây mắc ca, tại cơ sở giống Anh Quân, trồng xen trong vườn sầu riêng. Hiện, cây đã cho trái mùa thứ 2, vụ thứ nhất thu được 1,2 tấn hạt, giá bán buôn bình quân 98 triệu đồng/tấn. Vụ thứ 2, dự kiến thu hoạch vào tháng 7 – 8 âm lịch năm 2020; vụ trái mùa, đang chuẩn bị thu hoạch.

Các giống ông Hưng mua của Anh Quân là: OC (150 cây), vỏ mỏng, nhân to, nhưng có nhược điểm là ít trái. Do vậy, ông mua thêm 2 loại giống khác nhau, có đặc điểm quả sai, nhưng hạt nhỏ hơn OC, để bù trừ cho nhau. Mỗi loại  giống được trồng riêng theo từng khu vực, để khi thu mua không bị lẫn lộn, vì vỏ mỏng, vỏ dày phải được xát tách vỏ và sấy khô riêng.

Ở Gia Lai, ông Nguyễn Thành Của (làng Đê - rơn 2, xã Đắk drăng, huyện Mang Yang) cho biết, ông có 4ha cà phê, năm 2014, mua 250 cây giống mắc ca của Anh Quân, gồm 3 loại: OC, QN1 và 849 về trồng xen với cà phê. Sau 3 năm, mắc ca cho trái bình quân 20kg hạt tươi/cây. Tuy nhiên, do thời điểm này, ông bận rộn với cà phê, lại thêm có thông tin tiêu cực về cây mắc ca, gia đình cũng bỏ bê, thiếu chăm sóc ban đầu, nên bị chết khoảng một nửa.  Hiện, chỉ còn 120 cây, năm 2019 cho thu hoạch trên 2 tấn hạt tươi, thương lái đến thu mua tại vườn với giá 100.000 đồng/kg, bán tại đại lý 110.000 đồng/kg.

Trồng mắc ca xen trong cà phê hầu như không phải chăm sóc gì, nhưng lãi khá cao. Năm 2019, ông Của thu được 20 tấn cà phê, được 800.000 triệu đồng; 120 cây mắc ca thu 200 triệu đồng.

“Do trồng xen mắc ca thu cao như vậy nên dự kiến sang tháng 6 - 7 dương lịch, tôi trồng xen thêm 2ha, khoảng 400 cây mắc ca, năm 2021, trồng tiếp 2ha còn lại”, ông Của nói.

Giống “chuẩn”, lãi lớn

 

t43a.JPG
Ông Hiển trong vườn cây giống mắc ca.

 

Bên cạnh những vườn mắc ca trĩu quả của các địa phương nói trên, còn có các dự án phát triển cây mắc ca của một số tỉnh như Đắk Nông, Thanh Hóa, Lai Châu… cũng đã sử dụng cây giống của Anh Quân, để cung cấp cho bà con, nhằm phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo.

Ông Nguyễn Hữu Hiển, kỹ sư lâm nghiệp, chủ vườn ươm cây giống mắc ca Anh Quân, xã Hoà Thắng, TP. Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) cho biết: “Vườn giống của gia đình có gần 3ha, trong đó có 600 cây bố mẹ, nhập giống chuẩn của Úc, Trung Quốc, Mỹ từ năm 2009. Bắt đầu cắt cành ghép, cung cấp cho bà con trong cả nước từ năm 2013 đến nay.

Mỗi khách hàng, dù là ở khu vực miền Nam hay miền Bắc, tôi đều điện thoại hỏi thăm, hướng dẫn bà con về kỹ thuật trồng, chăm sóc mắc ca. Hoặc, những sự cố phát sinh trong quá trình trồng, chăm sóc, để đảm bảo cây sinh trưởng khoẻ, năng suất cao. Những hộ trồng từ năm 2011 đến nay, trung bình đạt 25kg hạt tươi/cây.

Năm 2019, Cơ sở xuất bán 100.000 cây giống, chủ yếu đi các tỉnh vùng Tây Bắc và các tỉnh Gia Lai, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Đắk Nông. Từ đầu năm 2020 đế nay đã xuất bán được khoảng 10.000 cây tại khu vực Tây Nguyên, chủ yếu để trồng xen trong vườn cà phê, cây ăn quả. Mặt khác, bà con Tây Nguyên thường trồng mắc ca vào mùa mưa (khoảng tháng 6 - 7), lúc ấy mới xuất bán đồng loạt. Hiện, do đại dịch Covid-19, nên việc trồng mắc ca ở khu vực miền Bắc có chậm lại”.

Anh Hiển cho biết, bí quyết để có cây giống chuẩn, chủ vườn không nên “tham lam”, vừa khai thác quả, vừa khai thác cành ghép, nếu được cái này, sẽ hỏng cái kia. Toàn bộ 600 cây giống của anh Hiển, hàng năm được chăm sóc kỹ lưỡng, chỉ để khai thác cành ghép, hoàn toàn không cho đậu quả, để giữ sức khoẻ cho cây.

 

 

 

Dương An Như
Ý kiến bạn đọc
  • Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.

  • Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Hai bên thống nhất sẽ cùng nghiên cứu, tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách, góp phần vào sự phát triển của quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa ngành ngân hàng nói riêng và hợp tác truyền thống giữa Việt Nam và Cuba nói chung.

  • Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.

  • Phát triển kinh tế hợp tác gắn với chuỗi giá trị

    Phát triển kinh tế hợp tác gắn với chuỗi giá trị

    Từ những cây trồng áp dụng quy trình VietGAP mang hiệu quả kinh tế cao, người dân Thừa Thiên - Huế đã tích cực tham gia hợp tác xã (HTX) để sản xuất theo chuỗi giá trị.

  • Năm 2023 – 2024, Hải Phòng huy động 45.000 tỷ xây dựng NTM kiểu mẫu

    Năm 2023 – 2024, Hải Phòng huy động 45.000 tỷ xây dựng NTM kiểu mẫu

    Ngày 22/11, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. Hải Phòng giám sát chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu tại Văn phòng Điều phối nông thôn mới.

  • HTX nông nghiệp ở Quảng Ngãi “Ăn nên làm ra”

    HTX nông nghiệp ở Quảng Ngãi “Ăn nên làm ra”

    Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…

Top