Năm 2021, tình hình buôn lậu đường cát qua biên giới giảm mạnh bởi các biện pháp kiểm soát dịch bệnh, ngược lại, sang năm 2022 lại có dấu hiệu tăng trở lại... Nhiều giải pháp ngăn chặt được đưa ra trong các tháng cuối năm.
Đường cát nhập lậu tăng trở lại
Nếu như năm 2021, tình hình buôn lậu đường cát qua biên giới giảm mạnh bởi các biện pháp kiểm soát dịch bệnh thì sang năm 2022 lại có dấu hiệu tăng trở lại.
Ông Nguyễn Văn Lộc, Tổng thư ký Hiệp hội Mía đường Việt Nam (VSSA), cho biết: So với năm 2021 thì lượng đường nhập lậu vào Việt Nam được chúng tôi đánh giá đã tăng gấp đôi, gây nhiều khó khăn cho hoạt động đường trong nước.
Cụ thể, số liệu được VSSA công bố ngày 13/9 vừa qua cho thấy, trong 7 tháng đầu năm 2022 đã có 441.219 tấn đường nhập lậu từ Campuchia và Lào vào Việt Nam, tăng gần gấp đôi so với năm ngoái. Và đường nhập lậu đều là đường sản xuất tại Thái Lan nhưng được đi vòng qua Campuchia hoặc Lào, sau đó tuồn qua biên giới vào Việt Nam.
Số liệu của tháng 8/2022, tình hình buôn lậu đường về Việt Nam vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp khi nhiều vụ việc gian lận thương mại đường nhập lậu bị phát hiện tại khắp các địa phương. Đơn cử như vụ việc tại Phú Yên, lực lượng chức năng kiểm tra, phát hiện 79 tấn đường cát vận chuyển trên hai xe ô tô là loại đường được đóng bao loại 50 kg/bao, trên bao bì có in chữ nước ngoài, ghi được sản xuất tại Buriram Sugar Factory Co.,Ltd có địa chỉ tại 237 Moo 2, Hinlekfai, Khumuang, Buriram 31190, Thailand.
Tiếp đến là vụ việc do Đội Quản lý thị trường số 1 phối hợp với Trạm cảnh sát giao thông Tam Điệp - Phòng cảnh sát giao thông công an tỉnh Ninh Bình dừng và khám phương tiện vận tải mang biển kiểm soát 73C-034.05 đang lưu thông từ Quảng Bình ra Hà Nội. Qua kiểm tra phát hiện trên xe đang vận chuyển 20 tấn đường kính (400 bao loại 50kg/bao gồm 260 bao mang nhãn hiệu Golden Cane Sugar và 140 bao mang nhãn hiệu Refined Sugar) do nước ngoài sản xuất, trên bao bì sản phẩm không ghi đủ các nội dung bắt buộc theo quy định về ghi nhãn hàng hóa.
Ngăn chặn hơn 110 bao đường cát nhập lậu
Thông tin từ Tổng Cục Quản lý thị trường (QLTT) cho biết, lực lượng QLTT tỉnh Long An vừa kiểm tra, ngăn chặn kịp thời xe ô tô tải vận chuyển hơn 5 tấn đường cát do nước ngoài sản xuất, có dấu hiệu nhập lậu.
Đoàn công tác Đội QLTT số 2, tiến hành kiểm tra xe ô tô tải biển kiểm soát 62H-027.42 đâu ven quốc lộ 62, thuộc địa bàn xã Tân Lập, huyện Mộc Hóa do đối tượng Nguyễn Thanh Nhàn là tài xế trông coi.
.
Qua kiểm tra, trên phương tiện có nhiều bao đường cát có nhãn bằng tiếng nước ngoài nhưng tài xế Nguyễn Thanh Nhàn không xuất trình được hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc hàng hóa.
Qua làm việc và kiểm tra thực tế tại hiện trường, số lượng đường cát trên phương tiện biển kiểm soát 62H-027.42 là 110 bao (loại 50kg/bao), tương đương 5.500 kg. Đoàn công tác Đội QLTT số 2 lập quyết định tạm giữ phương tiện, tang vật đưa về trụ sở Đội để tiếp tục xác minh, xử lý theo quy định pháp luật.
Tính từ đầu năm 2022 đến nay, Đội QLTT số 2, Cục QLTT Long An đã phát hiện, xử lý 3 trường hợp vận chuyển đường cát do nước ngoài sản xuất nhập lậu. Xử phạt vi phạm hành chính với số tiền là 130 triệu đồng và tịch thu 9.950 kg đường cát.
Cũng liên quan đến vấn nạn buôn lậu đường cát, tại tỉnh Tiền Giang, Đội QLTT số 1 phối hợp với Đội Cảnh sát giao thông Công an thành phố Mỹ Tho chặn dừng và tiến hành khám 01 phương tiện ô tô tải do nghi vấn phương tiện này đang vận chuyển hàng hóa có dấu hiệu vi phạm.
Tại thời điểm khám, phát hiện trên phương tiện có 200 bao đường tinh luyện cao cấp loại 50 kg/bao, tương đương 10 tấn xuất xứ Indonexia có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài nhưng có nhãn phụ không ghi đủ nội dung bắt buộc phải thể hiện theo tính chất hàng hóa (không ghi thông tin cảnh báo).
Qua làm việc, xác định chủ lô hàng này là 01 doanh nghiệp tại huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang. Đội QLTT số 1 lập biên bản vi phạm hành chính đối với doanh nghiệp vi phạm về hành vi buôn bán hàng hóa có nhãn phụ không ghi đủ nội dung bắt buộc phải thể hiện theo tính chất hàng hóa, trị giá tang vật vi phạm gần 190 triệu đồng. Cục trưởng Cục QLTT tỉnh Tiền Giang đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với doanh nghiệp này về hành vi vi phạm nêu trên với số tiền 55 triệu đồng. Đồng thời, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc thu hồi 10 tấn đường cát vi phạm và buộc ghi nhãn phụ đúng quy định trước khi tiếp tục lưu thông.
Trong thời gian qua, hoạt động buôn bán, vận chuyển đường cát nhập lậu tiếp tục diễn biến phức tạp trên nhiều địa bàn. Cụ thể, đường lậu chủ yếu tập trung ở những tỉnh có đường biên như An Giang, Long An, Tây Ninh, Đồng Tháp, Quảng Trị. Khi vào Việt Nam, đường lậu được phối với đường trong nước hoặc đổi bao bì, nhãn mác nhằm biến thành đường nội địa.
Bên cạnh hình thức này, đường nhập lậu được đưa vào tiêu thụ thông qua việc quay vòng hồ sơ đấu giá đường nhập lậu. Ngoài ra, các đối tượng buôn lậu còn dùng thủ đoạn đưa bao bì in nhãn hiệu đường trong nước ra nước ngoài (thường là Campuchia, Thái Lan) và đóng bao đường với bao bì này. Như vậy đường nhập lậu đã có nhãn mác Việt Nam trước khi được nhập về Việt Nam.
Nhằm ngăn chặn tình trạng đường cát có dấu hiệu nhập lậu vào thị trường ngày càng nhiều cũng như kiểm soát lượng đường cát nhập lậu, Bộ Tài chính đã đề xuất Chính phủ gắn tem điện tử truy xuất nguồn gốc. Tem điện tử sử dụng công nghệ RFID có chứa đựng các thông tin về chủng loại đường; tên/địa chỉ cơ sở sản xuất; nguồn gốc xuất xứ; số tờ khai hải quan; thời điểm nhập khẩu; đồng thời truy xuất được nguồn gốc sản phẩm.
Đường nhập khẩu đã gắn tem điện tử sử dụng công nghệ RFID sau khi thông quan thay đổi quy cách đóng gói hoặc chia thành các gói nhỏ để bán lẻ tại thị trường trong nước đã đảm bảo đáp ứng đầy đủ tính năng truy xuất nguồn gốc theo mã QR Code. Việc dán tem đường nhập khẩu do doanh nghiệp tự thực hiện ngay tại khu vực cửa khẩu, dưới sự giám sát của cơ quan hải quan và trước khi thông quan hàng hóa.
Đẩy mạnh công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại
Theo đánh giá của lực lượng quản lý thị trường, phương thức, thủ đoạn của các đối tượng buôn lậu đường là lợi dụng sơ hở của lực lượng chức năng khi tuần tra, kiểm soát, thuê một số cư dân địa phương mang, vác hàng hóa qua biên giới, sau đó nhanh chóng tập kết đưa lên xe ôtô vận chuyển vào nội địa tiêu thụ.
Quá trình vận chuyển, đối tượng thuê người canh đường, cảnh giới rất chặt chẽ. Người dân khu vực biên giới còn hạn chế về trình độ và nhận thức, đời sống khó khăn, cơ hội việc làm ít, thu nhập từ sản xuất nông nghiệp truyền thống không cao, từ đó dễ dàng bị lôi kéo, lợi dụng để tham gia, tiếp tay cho các đối tượng buôn lậu.
Ông Nguyễn Văn Lộc, Tổng thư ký VSSA, nhìn nhận rằng, tình trạng buôn lậu đường không chỉ vi phạm pháp luật, làm ảnh hưởng tới nguồn thu ngân sách của nhà nước mà còn khiến cho đường sản xuất trong nước khó tiêu thụ, lượng tồn kho, chi phí tài chính tăng đến mức doanh nghiệp phải bán dưới giá thành.
Để ngăn chặn đường lậu, Tổng cục Quản lý thị trường đã chỉ đạo lực lượng quản lý thị trường các tỉnh, đặc biệt là các tỉnh phía Nam tiếp tục tăng cường phối hợp với các cơ quan chức năng đẩy mạnh công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại trên các lĩnh vực quản lý; đặc biệt là công tác chống buôn bán, vận chuyển mặt hàng đường cát nhập lậu nhằm ổn định thị trường, bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp kinh doanh chân chính và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Về phía Ban chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban Chỉ đạo 389), đã chỉ đạo Ban Chỉ đạo 389 các địa phương xác định rõ các đối tượng, tuyến, địa bàn, mặt hàng trọng điểm cần tập trung theo dõi, phát hiện đấu tranh. Đặc biệt, kịp thời phát hiện và xử lý dứt điểm, triệt để các vụ việc vi phạm, không để kéo dài hoặc hình thành đường dây, ổ nhóm phức tạp.
Riêng ngành hải quan, đã và đang triển khai nhiều giải pháp để đấu tranh, trong đó đề xuất việc dán tem truy xuất nguồn gốc. Đáng chú ý, Tổng cục Hải quan cũng đã có nhiều văn bản chỉ đạo về tăng cường công tác kiểm tra đối với mặt hàng mía đường. Thời gian tới, cơ quan hải quan địa phương sẽ tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra kiểm tra đối với mặt hàng đường mía, kiểm soát ngăn chặn, phát hiện các hành vi quay vòng tờ khai nhập khẩu.
Trước thực trạng đường nhập lậu, Trung tá Nguyễn Văn Hội, Đồn trưởng Biên phòng Sông Trăng (huyện Tân Hưng, Long An) cho biết, UBND các cấp, bộ đội biên phòng, hải quan, công an, quản lý thị trường sẽ phối hợp, thực hiện đồng bộ các biện pháp quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia; tập trung vào các biện pháp mang tính đặc thù như nghiệp vụ, kinh tế, khoa học-kỹ thuật…
Phát động phong trào quần chúng tham gia tố giác tội phạm, cam kết không bao che, tiếp tay cho các đối tượng vận chuyển đường, thuốc lá ngoại nhập lậu. Bên cạnh đó, tăng cường hợp tác quốc tế giữa Bộ đội Biên phòng Việt Nam với lực lượng bảo vệ biên giới các nước trong việc phòng, chống buôn lậu đường và thuốc lá qua biên giới.
Mới đây, Văn phòng Chính phủ đã văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh, Trưởng Ban Chỉ đạo 389 quốc gia về việc tăng cường công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại đối với mặt hàng đường cát.
Theo đó, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an, Ban Chỉ đạo 389 các tỉnh, thành phố làm rõ những thông tin phản ánh của Hiệp hội Mía đường Việt Nam, đấu tranh triệt phá các đường dây buôn lậu, vận chuyển trái phép mặt hàng đường cát qua biên giới để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật. Đồng thời, Phó Thủ tướng yêu cầu tăng cường tuần tra, kiểm soát khu vực biên giới cửa khẩu, thị trường nội địa để kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại đối với mặt hàng này
Theo luật sư Nguyễn Minh Khánh,Công ty Luật Khởi Minh (TP Đà Nẵng), việc nhập lậu đường cát qua biên giới là vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, tùy theo số lượng, giá trị của số đường cát được mua bán, tàng trữ và vận chuyển trái phép qua biên giới mà người vi phạm có thể bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
Về xử phạt hành chính thì căn cứ Nghị định 128/2020/NÐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan; Nghị định số 98/2020/NÐ-CP ngày 26/8/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Về xử lý hình sự thì căn cứ các Ðiều 188, Ðiều 189 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) để xử lý theo quy định.
Mới đây, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá Lê Đức Giang ký quyết định xử phạt hơn 400 triệu đồng đối với Công ty TNHH Thương mại Song Dương (gọi tắt Công ty Song Đương) do trang trại lợn của công ty này vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường.
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Ngày 22/10/2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 135/2024/NĐ-CP quy định cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ.
Gỗ xử lý tịch thu không còn hợp pháp là một trong những điều chỉnh được quy định tại Nghị định 120/NĐ-CP vừa được Chính phủ ban hành hôm 30/9 khi sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 102/2020/NĐ-CP.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.
Ông Lê Đức Giang, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ký văn bản chấn chỉnh thực hiện dự án nạo vét lòng hồ Khe Trầu (phường Trúc Lâm, TX Nghi Sơn), sau phản ánh của Tạp chí Kinh tế nông thôn.
Liên quan đến trang trại tổng hợp gây ô nhiễm môi trường ở xã Thăng Bình, UBND huyện Nông Cống (Thanh Hoá) yêu cầu chủ trang trại dừng nuôi lợn, hoàn thiện hồ sơ cấp phép môi trường và hoàn thiện các hạng mục, công trình xây dựng phục vụ hoạt động sản xuất theo đúng quy định.