Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Chủ nhật, ngày 24 tháng 11 năm 2024  
Thứ năm, ngày 11 tháng 8 năm 2016 | 7:36

Mẫu bằng công nhận đạt chuẩn NTM cấp huyện, tỉnh

Thủ tướng Chính phủ vừa có Quyết định 1572/QĐ-TTg ban hành mẫu bằng công nhận đạt chuẩn nông thôn mới đối với cấp huyện, tỉnh.

Đối tượng cấp bằng công nhận là huyện đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận đạt chuẩn nông thôn mới; thị xã, thành phố (trực thuộc tỉnh) và tỉnh, thành phố (trực thuộc Trung ương) đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận hoàn thành xây dựng nông thôn mới.

Về hình thức bằng công nhận, chính giữa phía trên là Quốc huy Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam; đường diềm, bên ngoài đường diềm được trang trí bằng các họa tiết hoa văn.

Dòng thứ nhất bằng công nhận viết Quốc hiệu: “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM” được trình bày bằng chữ in hoa, phông chữ “Times New Roman”, cỡ chữ 15, kiểu chữ đứng, đậm, màu đen.

Dòng thứ hai viết tiêu ngữ: “Độc lập - Tự do - Hạnh phúc” được trình bày bằng chữ in thường, phông chữ “Times New Roman”, cỡ chữ 16, kiểu chữ đứng, đậm, màu đen và ở liền phía dưới Quốc hiệu; chữ cái đầu của các cụm từ được viết hoa, giữa các cụm từ có gạch nối, có cách chữ; phía dưới có đường kẻ ngang, nét liền, có độ dài bằng độ dài của dòng chữ.

 Dòng thứ ba, thứ tư ghi tách làm 2 dòng “THỦ TƯỚNG” và “CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM”; chữ in hoa, phông chữ “Times New Roman”, cỡ chữ 26 cho dòng trên và cỡ chữ 20 cho dòng dưới, kiểu chữ đứng, đậm, màu đỏ.

Dòng thứ năm viết “CÔNG NHẬN”; chữ in hoa, phông chữ “Times New Roman”, cỡ chữ 24, kiểu chữ đứng, đậm, màu đen.

Dòng thứ sáu ghi tên HUYỆN, THỊ XÃ, TỈNH, THÀNH PHỐ; chữ in hoa, phông chữ “Times New Roman”, cỡ chữ căn chỉnh cho phù hợp, kiểu chữ đứng đậm, màu đen.

Dòng thứ bảy viết “ Đạt chuẩn Nông thôn mới năm…” (đối với huyện);  “ Hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới năm…” (Đối với thị xã, thành phố (trực thuộc tỉnh) và tỉnh, thành phố (trực thuộc Trung ương)). Chữ in thường, phông chữ “Times New Roman”, cỡ chữ căn chỉnh cho phù hợp, kiểu chữ nghiêng, đậm, màu đen.

Phía dưới bên phải in hai dòng chữ: “Hà Nội, ngày….tháng….năm….”; chữ in thường, phông chữ “Times New Roman”, cỡ chữ 15, kiểu chữ nghiêng, đậm, màu đen; “THỦ TƯỚNG”;  chữ in hoa, phông chữ “Times New Roman”, cỡ chữ 14, kiểu chữ đứng, đậm, màu đen.

Phía dưới bên trái in hai dòng chữ: “Quyết định số ………./QĐ-TTg”; “Ngày….tháng….năm….”. Ghi theo số, ngày, tháng, năm ban hành quyết định; chữ của hai dòng in thường; phông chữ “Times New Roman”, cỡ chữ 14, kiểu chữ nghiêng, đậm, màu đen.

Bằng được in trên giấy trắng định lượng 150-250 gram/m2; kích thước dài 420mm, rộng 297mm, đường trang trí hoa văn dài 360mm, rộng 237 mm; đối với Bằng công nhận cấp huyện, thị xã, thành phố (trực thuộc tỉnh), hình nền sử dụng họa tiết vân mây, chính giữa là hình cánh sen cách điệu, viền xanh, khung đỏ vàng; đối với Bằng công nhận cấp tỉnh, thành phố (trực thuộc Trung ương), hình nền sử dụng họa tiết vân mây, viền và khung đỏ đậm.

P.V

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.

  • “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.

  • Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.

Top