Ngày 4/12, Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Nội, Hội đồng Tư vấn OCOP, kết hợp với Phòng Kinh tế huyện Mê Linh đã tổ chức đánh giá, phân hạng 51 sản phẩm OCOP tại địa phương.
Theo đó, tham dự đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP năm 2020 tại Mê Linh có 51 sản phẩm của 7 đơn vị là những doanh nghiệp, hợp tác xã đóng trên địa bàn.
Hội nghị đánh giá sản phẩm OCOP năm 2020 tại Mê Linh.
Trong đó, nổi trội nhất là Công ty TNHH Vật tư và Giống cây trồng Hà Nội, xã Đại Thịnh, có 3 sản phẩm tham dự gồm: Hoa cúc trắng, vàng; hoa hồng; hoa đồng tiền đều đạt OCOP 4 sao năm 2020.
Tiếp đến là HTX Nông nghiệp Khánh Phong, xã Tiến Thịnh, có 2/4 sản phẩm dự thi đạt 4 sao; HTX Dịch vụ tổng hợp Đông Cao, xã Tráng Việt có 20 sản phẩm dự thi, trong đó có 1 sản phẩm đạt 4 sao, 2 sản phẩm chưa chấm, còn lại 17 sản phẩm đạt OCOP 3 sao.
HTX Sản xuất rau an toàn và Dịch vụ Nông nghiệp Minh Hương (xã Tráng Việt) có 8 sản phẩm dự thi, trong đó có 1 sản phẩm 4 sao, còn lại là 3 sao.
HTX Dịch vụ Nông nghiệp Việt Doanh, xã Đại Thịnh có 14 sản phẩm tham dự, trong đó có 1 sản phẩm 4 sao, 13 sản phẩm 3 sao.
Điều đáng ghi nhận ở đây là, các chủ thể OCOP đa phần là HTX, doanh nghiệp, đóng trên địa bàn địa phương, tạo công ăn việc làm ổn định, đem lại thu nhập cao cho rất nhiều thành viên và người lao động địa phương.
Giám đốc Công ty TNHH Vật tư và Giống cây trồng Hà Nội, anh Nguyễn Xuân Trường, cho biết: “Năm 2014, Công ty của anh đã chủ động trong việc nghiên cứu lai tạo các giống hoa nuôi cấy mô. Năm 2018 đã liên kết với đôí tác Nhật Bản để xuất khẩu hoa cúc.
Đơn hàng thứ nhất xuất thử 300 bông, đơn thứ 2: 3.000 bông; đơn thứ 3: 3.000 bông, và đang chuẩn bị xuất tiếp những đơn hàng mới thì bị dịch Covid – 19 nên đang dừng lại. Hiện, đầu ra trong nước cũng khá ổn định”.
Gian hàng của các chủ thể OCOP tại huyện Mê Linh.
Chủ trì và Phát biểu tại Hội nghị, Phó chánh Văn phòng XDNTM Hà Nội, ông Nguyễn Văn Chí, cho biết: “Các chủ thể OCOP cần phối hợp chặt chẽ với Phòng Kinh tế Mê Linh, để có sản phẩm tốt, chất lượng cao, mẫu mã đẹp.
Đặc biệt, khi đã đạt rồi, càng phải giữ gìn hơn nữa, vì đây chính là thành quả công sức của mình.
Đáng ghi nhận là, các HTX Nông nghiệp tham gia xây dựng sản phẩm OCOP ngày càng nhiều, đạt mức lương khá cao 7 – 9 triệu đồng/người/tháng.
Về phía huyện Mê Linh cần sớm phê duyệt Chương trình Mỗi xã 1 sản phẩm giai đoạn 2021 – 2025. Tiếp tục mua và sử dụng phần mềm chấm điểm sản phẩm dự thi OCOP tại huyện.
Tiếp tục đánh giá, hỗ trợ hoàn thiện hồ sơ, phân hạng sản phẩm OCOP. Phối hợp với Văn phòng Điều phối Chương trình XDNTM Hà Nội triển khai các Chương trình OCOP của Thành phố giai đoạn 2021 – 2025”.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…