Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 18 tháng 4 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 23 tháng 8 năm 2019 | 14:3

Mê Linh phấn đấu đến năm 2020 đạt huyện NTM

Xây dựng nông thôn mới (XDNTM) từ xuất phát điểm thấp, nhưng sau 10 năm, Mê Linh (Hà Nội) đã đạt được nhiều kết quả khả quan, 14/16 xã đạt chuẩn NTM. Huyện phấn đấu đến hết năm 2019, 100% số xã về đích.

me-linh-xay-dung-ntm.jpg
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội  Ngô Thị Thanh Hằng kiểm tra Chương trình XDNTM tại huyện Mê Linh. Ảnh: Thiện Tâm

 

14/16 xã đạt chuẩn NTM

Ông Đoàn Văn Trọng, Chủ tịch UBND huyện Mê Linh, cho biết, trước khi thực hiện Chương trình 02 của Thành ủy Hà Nội về phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân (năm 2010), qua khảo sát 19 tiêu chí trên địa bàn các xã, toàn huyện chỉ đạt 1/19 tiêu chí (an ninh trật tự).

Sau 10 năm thực hiện Chương trình số 02, Mê Linh đã đầu tư làm hơn 430km đường giao thông liên xã, liên thôn, đường ngõ xóm và trục chính nội đồng với tổng kinh phí hơn 1.158 tỷ đồng, nâng tỷ lệ đường giao thông được cứng hóa toàn huyện đạt 95%.

Xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo hàng chục trường học với tổng kinh phí hơn 2.261 tỷ đồng, nâng số trường đạt chuẩn toàn huyện lên 50/73 trường.

Nhà văn hóa, công trình thủy lợi, điện... cũng được đầu tư, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Đến cuối năm 2018, thu nhập bình quân trên địa bàn huyện đạt hơn 41,4 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo còn 1,41%.

Đến nay, 14/16 xã được thành phố công nhận đạt chuẩn NTM; dồn điền đổi thửa được 3.280ha, đạt 100% kế hoạch.

Huyện đã hình thành một số vùng sản xuất chuyên canh tập trung như: sản xuất hoa, cây cảnh quy mô từ 20ha trở lên tại các xã Mê Linh, Văn Khê, Đại Thịnh…;  sản xuất cây ăn quả tập trung có giá trị kinh tế cao, quy mô từ 20 ha trở lên. Mê Linh trở thành vựa rau, hoa của Thủ đô với khoảng 500ha hoa và 2.000ha rau màu.

Trong 10 năm qua, Mê Linh đã huy động nguồn lực gần 3.000 tỷ đồng đầu tư cho Chương trình 02. Từ nay đến cuối năm, huyện tập trung đầu tư cho 2 xã còn lại (Tam Đồng, Tự Lập ) để đến cuối năm 2019 này, 100% số xã về đích NTM và phấn đấu đến năm 2020 đạt đủ tiêu chí huyện NTM.

Tập trung xây dựng hạ tầng

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị Tổng kết 10 năm thực hiện Chương trình 02 huyện Mê Linh mới đây, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng nhận xét: Triển khai Chương trình 02, Mê Linh đã nỗ lực vượt khó, đạt được những kết quả toàn diện.

Huyện đã huy động nhân dân chung sức XDNTM bằng những việc làm thiết thực như: hiến đất mở đường, đóng góp ngày công cùng hàng nghìn tỷ đồng để tổ chức thực hiện.

Đến nay, hạ tầng nông thôn có nhiều khởi sắc, đường giao thông, thủy lợi, điện, trường học, nhà văn hóa... được đầu tư xây dựng khang trang. “Nhờ XDNTM mà đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao, càng củng cố niềm tin của nhân dân với sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước”, bà Hằng nhấn mạnh.

Nhấn mạnh một số nhiệm vụ trong thời gian tới, bà Hằng đề nghị Mê Linh tập trung xây dựng hạ tầng thiết yếu nông thôn theo quy hoạch đã được phê duyệt. Trước mắt là đầu tư cho hạ tầng giao thông, chiếu sáng, thoát nước, cảnh quan môi trường sáng - xanh - sạch đẹp.

Cùng với đó, huyện cần quan tâm hơn nữa đến phát triển sản xuất nông nghiệp, hình thành các mô hình sản xuất chuyên canh, tập trung, ứng dụng công nghệ cao, sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP... để những nông sản của huyện không chỉ phục vụ thị trường Thủ đô mà còn xuất khẩu.

Bà Hằng cũng yêu cầu Mê Linh nâng cao chất lượng văn hóa, giáo dục, y tế, môi trường; làm tốt công tác chăm lo sức khỏe nhân dân và bảo tồn, phát huy các công trình lịch sử, văn hóa gắn với du lịch. Đồng thời, phát huy vai trò của người dân tham gia xây dựng môi trường sạch đẹp và tăng cường đưa nước sạch về nông thôn.

Bên cạnh đó, tiếp tục thu hút nguồn lực XDNTM và khai thác các nguồn vốn từ đấu giá quyền sử dụng đất để đầu tư cho hạ tầng kỹ thuật, sản xuất để góp phần nâng cao đời sống người dân.

 

 

P.V
Ý kiến bạn đọc
  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

  • Giải pháp tiếp đà tăng tốc

    Giải pháp tiếp đà tăng tốc

    Năm 2023 để lại nhiều dấu ấn trong cả sản xuất, chế biến và xuất khẩu nông sản, nhất là đối với hai mặt hàng lúa gạo và rau quả.

Top