Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 23 tháng 11 năm 2024  
Chủ nhật, ngày 8 tháng 12 năm 2019 | 8:44

Minh Hóa: Trên 1.500 hộ nông dân đạt danh hiệu sản xuất giỏi

Huyện Minh Hóa (Quảng Bình) tích cực tuyên truyền, vận động nông dân thực hiện hiệu quả phong trào "Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững".

mô-hình-chăn-nuôi-của-một-gia-đình-hội-viên.jpg
Một mô hình chăn nuôi của nông dân làm kinh tế giỏi tại Minh Hóa

 

Đến nay, toàn huyện có trên 1.500 hộ đạt danh hiệu "Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi" các cấp, trong đó có trên 150 hộ có thu nhập từ 100 triệu đồng đến hơn 1 tỷ đồng/năm. Nhiều nông dân đã mạnh dạn đầu tư xây dựng các mô hình phát triển kinh tế hiệu quả.

Đã xuất hiện nhiều mô hình chăn nuôi, trồng trọt tiêu biểu. Đó là những điển hình cho tinh thần lao động sáng tạo, có ý chí, khát vọng làm giàu, là lực lượng nòng cốt tham gia xây dựng nông thôn mới.

 

Kỳ Sơn (Nghệ A) xuất hiện băng giá
 
Theo thông tin từ chính quyền xã Mường Lống (huyện Kỳ Sơn), từ sáng 5/12 đến  nay, tại địa bàn xuất hiện tình trạng băng giá, nhiệt độ đo được vào lúc 5-6 giờ sáng là 1 độ C.
 
Ông Và Nỏ Vừ, Chủ tịch UBND xã Mường Lống cho biết, sáng 7/12 là thời điểm băng xuất hiện nhiều nhất, đặc biệt là ở 2 bản Mường Lống 1 và Mường Lống 2. Băng bám dày và trắng xóa trên các sườn đồi, cây cỏ và thung lũng thấp không có gió.
 
Mặc dù hiện tượng băng tuyết này xuất hiện ở đây, nhưng chính quyền cho rằng không ảnh hưởng nhiều đến sản xuất và chăn nuôi bởi người dân đã nuôi nhốt gia súc, gia cầm, trong chuồng trại và được che chắn, ir ấm cho đàn trâu, bò.
 
Tuy nhiên, hiện tượng thời tiết cực đoan như thế này đối với các vùng núi cao sẽ làm ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của người dân và vật nuôi. Chính vì vậy, chính quyền cần tuyên truyền và đôn đốc kiểm tra việc phòng chống rét cho nhân dân và vật nuôi để bảo đảm an toàn sức khỏe cho người và động vật.
 
 
Thạch Hà giảm đàn lợn, tăng đàn trâu bò và gà
 
Thạch Hà trở thành địa phương đầu tiên ở Hà Tĩnh ban hành đề án tái cơ cấu ngành chăn nuôi trong điều kiện dịch dịch tả lợn châu Phi đang diễn biến phức tạp.
 
Kể từ khi dịch tả lợn châu Phi xuất hiện, lây lan trên diện tích rộng (ngày 5/7/2019), tổng đàn lợn trên địa bàn Thạch Hà giảm mạnh, chỉ đạt khoảng 39 nghìn con, bằng 54,6% so với cùng kỳ năm ngoái; giảm gần 1,6 hộ nuôi so; giảm 18 cơ sở chăn nuôi tập trung.
 
chuyển-đổi-mô-hình-chăn-nuôi-sang-gà.jpg
Thạch Hà có chủ trương chuyển đổi từ chăn nuôi lợn sang chăn nuôi gia cầm

 

Trong khi đó, tổng đàn trâu, bò và gia cầm tăng nhẹ; trong đó, trâu bò đạt hơn 29 nghìn con, bằng 103,2% cùng kỳ; gà gần 1 triệu con, bằng 105,5% so với năm 2018.
 
Dự báo sau dịch tả lợn châu Phi, trong vòng 2 - 3 năm tới, chăn nuôi lợn khó phục hồi và phát triển, huyện Thạch Hà đã ban hành đề án chuyển đổi tái cơ cấu chăn nuôi.
 
Theo đó, đến cuối năm 2020, tổng đàn lợn duy trì hơn 35 nghìn con, giảm 9,6% so với năm 2019; tổng đàn trâu bò 32,3 nghìn con, tăng 11,3%; tổng đàn gia cầm 1,7 triệu con, tăng 24,2%.
 
Cùng đó là chuyển đổi 260 hộ chăn nuôi lợn nhỏ lẻ sang chăn nuôi gà thả vườn tại Thạch Văn, Thạch Lạc, Thạch Trị... với quy mô từ 500-2.000 con/lứa; chuyển đổi 160 hộ nuôi lợn nhỏ lẻ sang nuôi trâu bò với quy mô 3 - 5 con/lứa.
 
“Nhằm nâng cao hiệu quả đề án, sắp tới, Thạch Hà tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền; đẩy mạnh ứng dụng chuyển giao khoa học công nghệ, công tác khuyến nông trong sản xuất chăn nuôi; tổ chức sản xuất theo hướng chăn nuôi liên kết và có chính sách, cơ chế hỗ trợ cho người dân”, Trưởng phòng NN&PTNT Thạch Hà Nguyễn Văn Sáu khẳng định. 
 
 
Chuyển đổi chăn nuôi sau dịch tả lợn Châu Phi ở Hướng Hóa
 
Thời gian qua, huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) bị ảnh hưởng không nhỏ do dịch tả lợn châu Phi gây ra. Trước tình hình đó, ngoài tăng cường các biện pháp phòng chống dịch, huyện đã đẩy mạnh các giải pháp giúp người dân chuyển đổi chăn nuôi phù hợp mang lại hiệu quả, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.
 
Trong năm 2019, ngành chăn nuôi ở Hướng Hóa gặp nhiều khó khăn. Dịch tả lợn Châu Phi xảy ra trên địa bàn huyện và diễn biến phức tạp, ảnh hưởng nặng nề về kinh tế đối với các hộ chăn nuôi. Tính đến ngày 13/11/2019 tổng số lợn mắc bệnh và tiêu hủy 595 con/10 xã, thị trấn với tổng trọng lượng 20.972 kg.
 
Trước tình hình đó, UBND huyện tập trung chỉ đạo các đơn vị, địa phương tăng cường các biện pháp phòng chống dịch bệnh, nhất là dịch tả lợn Châu Phi; chỉ đạo phun hóa chất tiêu độc khử trùng chuồng trại, môi trường xung quanh và các khu vực lân cận; chỉ đạo các địa phương cấp vôi cho hộ bị thiệt hại và các hộ khác để xử lí môi trường, tiêu diệt mầm bệnh tránh lây lan ra diện rộng. Bên cạnh đó, công tác tiêm phòng gia súc, gia cầm được tập trung chỉ đạo thực hiện; công tác kiểm tra, kiểm soát giết mổ gia súc được quản lí chặt chẽ.
 
Chủ trương của huyện hiện nay là là dừng tái đàn lợn trong thời điểm dịch bệnh vẫn chưa được kiểm soát hoàn toàn. Dịch tả lợn Châu Phi đã gây thiệt hại nặng nề về kinh tế cho người chăn nuôi lợn, vì thế huyện đã chỉ đạo các cơ quan chức năng, địa phương tăng cường tuyên truyền, vận động nhân dân tập trung phát triển sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi sau dịch tả lợn Châu Phi, duy trì các vùng chuyên canh tập trung gắn với công nghiệp chế biến và tiêu thụ; tăng cường liên doanh, liên kết trong sản xuất, kinh doanh. Các xã, thị trấn vùng dịch bệnh cũng đã có nhiều giải pháp tích cực trong việc giúp người chăn nuôi bị thiệt hại yên tâm lao động, sản xuất.
 
Hiện nay, huyện Hướng Hóa đang hoàn tất hồ sơ thủ tục để báo cáo tỉnh hỗ trợ những hộ bị thiệt hại do dịch tả lợn châu Phi theo quy định.
 
 
Thừa Thiên - Huế: Sớm xây dựng bản đồ vùng nguyên liệu nông sản
 
Liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản có vai trò rất quan trọng trong phát triển nông nghiệp, góp phần tăng quy mô sản xuất hàng hóa, áp dụng các quy trình sản xuất hiện đại và nâng cao năng lực quản lý, điều hành, tổ chức sản xuất theo hợp đồng tránh tình trạng "được mùa, mất giá" là khẳng định của Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế  Phan Ngọc Thọ tại hội nghị đồng hành cùng nông dântrong phát triển chuỗi giá trị các sản phẩm chủ lực ngày 7/12.
chủ-tịch-tỉnh-thừa-thiên-huế.JPG
Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tham gia hội thảo
 
Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ thông tin, năm 2019 Thừa Thiên - Huế đạt mức tăng trưởng kinh tế xã hội 7,18% cao hơn mức bình quân chung của cả nước (6,8%). Trong đó, nông nghiệp chiếm tỷ trọng thấp chỉ đạt 11,4% và mức tăng trưởng chậm 4,13%. Mặc dù vậy, nông nghiệp vẫn là ngành có vai trò vị trí quan trọng trong đảm bảo an ninh, an sinh, chính trị xã hội.
 
UBND tỉnh đã ban hành danh mục sản phẩm chủ lực tỉnh Thừa Thiên - Huế giai đoạn 2019 - 2020 và giải pháp phát triển sản phẩm chủ lực trên địa bàn Thừa Thiên Huế giai đoạn 2019 - 2020 với 16 sản phẩm. Các địa phương tích cực lồng ghép nhiều chương trình chính sách hỗ trợ, như: khuyến công, khuyến nông, xây dựng nông thôn mới, chương trình OCOP… mang lại hiệu quả thiết thực.
 
Để ngành nông nghiệp phát triển mạnh hơn trong thời gian tới cần có sự chung tay, chung sức của “5 nhà” (Nhà nước, nhà nông, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp, ngân hàng) chứ không chỉ 1 mình doanh nghiệp và nông dân hay sở ngành như hiện nay. Mỗi nhà cần phát huy vai trò chủ động, sáng tạo của mình; phối hợp, liên kết chặt chẽ và nhịp nhàng với 4 nhà còn lại tạo nên sức mạnh tổng hợp, hỗ trợ xây dựng chuỗi giá trị trong sản xuất nông nghiệp và kết nối cung cầu để nâng cao giá trị, tăng sức cạnh tranh cho các sản phẩm nông nghiệp, cần khẩn trương xây dựng bản đồ vùng nguyên liệu nông sản. Có như vậy, ngành nông nghiệp mới thực sự phát triển bền vững; các mặt hàng nông sản mang thương hiệu sẽ có cơ hội tham gia, hội nhập với thị trường.
 
Cùng với đó, các sở ngành, doanh nghiệp cần tăng cường liên kết phối hợp với nhau trong hỗ trợ xây dựng các chuỗi liên kết. Người nông dân cũng cần tự định hình sản phẩm của mình theo hướng chất lượng, cải tiến mẫu mã, trên cơ sở đó thành lập các HTX, tổ hợp tác làm “đầu tàu” liên kết với các doanh nghiệp đưa sản phẩm nông nghiệp đi xa. Đồng thời, kêu gọi sự tham gia của các nhà nghiên cứu, nhà khoa học trong phục tráng những giống cây trồng đặc sản địa phương nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất.
 
 
Ngọc Thủy (Tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc
  • Hội thi pháo đất Vĩnh Bảo - bảo tồn nét đẹp truyền thống

    Hội thi pháo đất  Vĩnh Bảo - bảo tồn nét đẹp truyền thống

    Sáng 23/11, tại nhà thi đấu thể dục thể thao huyện, UBND huyện Vĩnh Bảo (Hải Phòng) tổ chức Hội thi pháo đất năm 2024 nhằm bảo tồn và phát huy giá trị trò chơi dân gian truyền thống.

  • Phú Yên trưng bày nhiều hiện vật từ những chuyến Tàu Không số

    Phú Yên trưng bày nhiều hiện vật từ những chuyến Tàu Không số

    Tối 22/11, tại Bảo tàng tỉnh Phú Yên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Bến Vũng Rô và hoạt động tiếp nhận chi viện từ những chuyến Tàu Không số”. Hoạt động nhằm hướng đến kỷ niệm 60 năm Bến Vũng Rô tiếp nhận chuyến hàng đầu tiên của Tàu Không số (28/11/1964 – 28/11/2024).

  • Kỷ niệm 555 năm danh xưng Duy Tiên

    Kỷ niệm 555 năm danh xưng Duy Tiên

    Sáng 22/11, Thị ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ thị xã Duy Tiên long trọng tổ chức Kỷ niệm 555 năm danh xưng Duy Tiên (1469 - 2024) và 95 năm thành lập Chi bộ Đông Dương Cộng sản Đảng Duy Tiên (11/1929 - 11/2024).

Top