Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 23 tháng 11 năm 2024  
Thứ năm, ngày 26 tháng 5 năm 2022 | 15:3

Mô hình cảnh quan cà phê “chinh phục” và giúp hơn 7.000 nông dân Việt hưởng lợi

Hơn 7.000 nông dân trồng cà phê tại các tỉnh trọng điểm cà phê ở Tây Nguyên được hưởng lợi từ các Dự án cảnh quan cà phê bền vững. Dự án đã mang lại những giải pháp cho người nông dân nhằm thích ứng với BĐKH và hướng đến nền nông nghiệp tái sinh, bền vững

 

283891744_377758957745078_5923847468497104576_n.jpg
Đại diện nông dân các tỉnh Tây Nguyên thăm mô hình cảnh quan cà phê trong vùng Dự án.

 

Tiềm năng phát triển cảnh quan cà phê bền vững

Công ty Louis Dreyfus Việt Nam (LDC), Công ty JDE Peet’s, Tổ chức Sáng kiến Thương mại bền vững (IDH) và Công ty Syngenta Việt Nam vừa tổ chức hội thảo tổng kết Dự án cảnh quan cà phê bền vững tại các tỉnh trọng điểm về cà phê tại Tây Nguyên là Đắk Lắk, Đắk Nông và Gia Lai.

Dự án được thực hiện từ năm 2018 tới tháng 6/2022 với mục tiêu ứng dụng các phương pháp trồng trọt mới, hiệu quả vào thực tiễn canh tác cà phê của nông dân, hướng dẫn người dân trong vùng sản xuất thuận tự nhiên, giảm các yếu tố đầu vào, tiết kiệm nhân công; sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật, phân bón một cách minh bạch, an toàn và có trách nhiệm, nâng cao chất lượng sản phẩm, hướng đến một mô hình sản xuất cà phê bền vững cho nông dân. Mục tiêu lâu dài của dự án nhằm giảm suy thoái đất, bảo tồn nguồn nước tưới và nâng cao khả năng ứng phó với biến đổi khí hậu.

Dự án có sự tham gia của các tập đoàn hàng đầu trong lĩnh vực nông nghiệp và tổ chức phá triển gồm: Tổ chức IDH, Tập đoàn hàng đầu thế giới về trà và cà phê - JDE Peet’s, Louis Dreyfus – tập đoàn hàng đầu thế giới về thương mại các sản phẩm nông sản và Syngenta – tập đoàn hàng đầu thế giới về các giải pháp trong nông nghiệp với tổng số vốn đầu tư hơn 1 triệu USD, được thực hiện trong 3 năm.

Thông qua việc xây dựng cụm cảnh quan 30ha ở Krongana và 30 mô hình cảnh quan cà phê (mỗi mô hình 1-2ha), áp dụng kỹ thuật xen canh cà phê với cây ăn quả, áp dụng kỹ thuật mới về quản lý dịch hại, quản lý đất và phân bón, sử dụng các sản phẩm bảo vệ thực vật an toàn và hiệu quả, và hệ thống tưới tiết kiệm nước tưới trong hoạt động canh tác cà phê.

Ngoài ra, nông dân tham gia dự án cũng được tập huấn an toàn lao động như đánh giá rủi ro môi trường và cây trồng, cách sử dụng các thiết bị bảo hộ theo tiêu chuẩn an toàn.

Nhờ được tập huấn hướng dẫn kỹ thuật canh tác, ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý dịch hại tổng hợp và an toàn lao động, nông dân giảm độc canh, áp dụng kỹ thuật canh tác hiện đại để nâng cao năng suất và chất lượng cà phê, nâng cao thu nhập bằng việc áp dụng các kỹ thuật xen canh cây cà phê với cây ăn quả, sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực an toàn, hiệu quả để đảm bảo sức khỏe cũng như bảo vệ môi trường.

Bà Trần Thị Quỳnh Chi – Giám đốc châu Á, Chương trình Cảnh quan Bền vững, Tổ chức IDH cho biết: Sau gần 6 năm triển khai, các chương trình, dự án cảnh quan bền vững đã đạt được nhiều kết quả tích cực đối với viêc thúc đẩy sản xuất cà phê và cây trồng xen bền vững và có trách nhiệm nhằm bảo vệ môi trường (tài nguyên đất, nước), nâng cao sinh kế cho hàng ngàn nông hộ trên địa bàn 3 tỉnh. Đây là dấu mốc quan trọng, thể hiện sự thành công và tiềm năng của các biện pháp can thiệp theo hướng cảnh quan, trong đó sự tham gia, hợp tác chặt chẽ của các bên liên quan cùng sự kết nối, hỗ trợ kĩ thuật của IDH là một yếu tố quyết định.

“Trong thời gian tới, IDH sẽ tiếp tục cùng đồng hành với LDC, JDE và các công ty, chính quyền địa phương các cấp thúc đẩy hình thành các Vùng nguyên liệu quy mô lớn bền vững được xác nhận, tạo đà thu hút nhà mua hàng có trách nhiệm cũng như các nguồn đầu tư, hỗ trợ phát triển trong và ngoài nước", Giám đốc Trần Thị Quỳnh Chi nhấn mạnh.

Giải pháp thích ứng BĐKH và hướng đến nền nông nghiệp tái sinh, bền vững

Đại diện nông dân tham gia dự án, ông Vũ Minh Đãi (ngụ buôn Êa Câm, Thị trấn Buôn Trấp, huyện Krông Ana) chia sẻ: Khi tham gia dự án, tôi được các chuyên gia hướng dẫn những kỹ thuật canh tác mới để áp dụng vào sản xuất, nhờ đó năng suất và chất lượng cà phê tăng lên rõ rệt. Tôi còn được hướng dẫn kỹ thuật xen canh cà phê với cây ăn quả, vừa góp phần nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống vừa giảm xói mòn đất, góp phần vào việc canh tác bền vững trên chính mảnh vườn của mình.

 

280757909_425531089043996_8808445487021299832_n.jpg
Ông Vũ Minh Đãi (áo xanh) trao đổi kinh nghiệm về cách canh tác cảnh quan cà phê.

 

Ông Đãi cho biết, 3 năm trước cà phê già cỗi, năng suất thấp nên có ý định phá bỏ toàn bộ vườn để trồng lại. Nhưng rất may Dự án chọn địa phương triển khai và ông Đãi được tham gia. Khi tham gia Dự án, các chuyên gia đã giúp ông Đãi cải tạo vườn cà phê của gia đình theo hướng cảnh quan bền vững.

“Các chuyên gia cũng khuyến nghị các loại phân bón và thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) thân thiện, hiệu quả mà nông dân nên sử dụng. Không chỉ vậy, tôi được tập huấn các vấn đề an toàn lao động như đánh giá rủi ro môi trường và cây trồng, sử dụng trang thiết bị bảo hộ lao động đạt tiêu chuẩn... để yên tâm canh tác, bảo vệ sức khỏe của bản thân và môi trường xung quanh”, ông Vũ Minh Đãi vui mừng cho biết.

Giám đốc chương trình cà phê bền vững, Công ty LDC Việt Nam - Nguyễn Tấn Được, cho hay: “Dự án đã mang lại những giải pháp có ý nghĩa cho người nông dân nhằm thích ứng và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu tại các vùng sản xuất cà phê trọng điểm của Tây Nguyên. Nông dân cũng nhận được sự hỗ trợ để áp dụng phương pháp quản lý hóa chất nông nghiệp an toàn và có trách nhiệm nhằm giảm thiểu tác động đến hệ sinh thái cà phê đồng thời cải thiện sức khỏe và an toàn của nông dân. Nhờ sự đóng góp của các đối tác JDE, IDH và Syngenta, hơn 7.000 hộ trồng cà phê đã nhận được hỗ trợ về trồng xen canh, bảo tồn đất và nước, cũng như thực hành quản lý hóa chất nông nghiệp có trách nhiệm. Dự án góp phần nâng cao sản lượng cà phê có trách nhiệm tại Việt Nam”.

Đồng quan điểm, bà Lê Thị Hồng Nhi- Giám đốc Đối ngoại và Phát triển bền vững – Công ty Syngenta Việt Nam cho biết: "Syngenta rất vui mừng với kết quả đạt được hôm nay. Dự án đã tác động rất lớn đến nâng cao nhận thức và kỹ năng của nông dân về sản xuất nông nghiệp bền vững.  Là một đối tác tham gia dự án, Syngenta đã giúp bà con nông dân áp dụng các giải pháp bền vững trong hoạt động canh tác cà phê, hướng dẫn bà con sử dụng thuốc BVTV an toàn và hiệu quả để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm mà vẫn bảo vệ sức khỏe con người và giữ gìn môi trường, cảnh quan. Chúng tôi mong rằng dự án này sẽ được nhân rộng tại nhiều khu vực khác nhau trên cả nước để hướng đến một nền nông nghiệp tái sinh, bền vững".

 

283906655_394489902706939_3167374858335349026_n.jpg
Vườn cà phê thực hiện mô hình cảnh quan cà phê tại Đắk Lắk.

 

Giám đốc Phát triển Bền vững của JDE Peet’s khu vực Châu Á Thái Bình Dương - Đỗ Ngọc Sỹ, nhấn mạnh: “Thực hiện dự này với mong muốn đẩy mạnh phát triển các chương trình cà phê bền vững ở khu vực Tây Nguyên. Chúng tôi đánh giá cao những nỗ lực tuyệt vời từ tất cả các đối tác nhằm mang lại lợi ích cho hơn 7.000 nông dân trồng cà phê. Sự hợp tác này sẽ giúp chúng tôi thực hiện cam kết hướng tới 100% cà phê có nguồn gốc có trách nhiệm vào năm 2025 và hỗ trợ sinh kế cho các nông hộ nhỏ”.

 

Theo kết kết quả đánh giá đầu năm 2022, 98% nông dân dự án ở Đắk Lắk, Đắk Nông và Gia Lai đã áp dụng kiến thức đã tập huấn vào vườn cà phê.

Qua 3 năm thực hiện, dự án đã tiếp cận được gần 4.000 nông dân. Các kỹ thuật thành công đã được nhân rộng tại các trang trại cà phê với tổng diện tích gần 6.000 ha và sản xuất được gần 18.000 tấn cà phê theo mô hình canh tác bền vững.

Trước đó, IDH, LDC, JDE Peet’s và Syngenta cũng thực hiện dự án tương tự tại Lâm Đồng từ năm 2016 đến tháng 6/2022. Dự án tại Lâm Đồng với số vốn đầu tư hơn 1,5 triệu USD cũng giúp gần 3.800 nông dân canh tác cà phê theo mô hình cảnh quan bền vững trên diện tích 4.500 ha.

Thông qua hai dự án này, đã “chinh phục” hơn 7.000 nông dân với trên 10.500ha cà phê ở 4 tỉnh trọng điểm cà phê của cả nước như Lâm Đồng, Đắk Lắk, Đắk Nông và Gia Lai được hưởng lợi từ mô hình cảnh quan cà phê bền vững.

Thanh Tâm
Ý kiến bạn đọc
  • Kết nối chuỗi cung ứng tiến tới xây dựng hệ sinh thái nông nghiệp bền vững

    Kết nối chuỗi cung ứng tiến tới xây dựng hệ sinh thái nông nghiệp bền vững

    Chương trình “Kết nối chuỗi cung ứng và đáp ứng nhu cầu thị trường” là cầu nối giúp cho nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp và cơ quan quản lý tại Việt Nam có điều kiện kết nối với các đối tác Nhật Bản trong việc tham gia chuỗi cung ứng nông sản cho thị trường.

  • Sâm Ngọc Linh gặp khó khi trồng ngoài núi Ngọc Linh

    Sâm Ngọc Linh gặp khó khi trồng ngoài núi Ngọc Linh

    Những năm qua, việc thực hiện trồng thử nghiệm dưới tán rừng tại các huyện Bắc Trà My, Tây Giang, Đông Giang, Nam Giang, Phước Sơn, Núi Thành và Tiên Phước, cây sâm Ngọc Linh đều không thích ứng, sinh trưởng và phát triển kém.

  • Hà Nội thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển bền vững

    Hà Nội thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển bền vững

    Kế hoạch này nhằm triển khai thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các Đề án: Phát triển công nghiệp sản xuất giống; công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi; giết mổ, chế biến và thị trường sản phẩm chăn nuôi; đẩy mạnh hoạt động khoa học công nghệ ngành chăn nuôi đến năm 2030 trên địa bàn thành phố Hà Nội.

  • Xây dựng mô hình sản xuất cây ăn quả VietGAP

    Xây dựng mô hình sản xuất cây ăn quả VietGAP

    Thời gian qua, Trung tâm Khuyến nông và Tư vấn dịch vụ nông nghiệp tỉnh Bến Tre (Trung tâm) đã triển khai thực hiện nhiều mô hình, dự án khuyến nông hỗ trợ nhà nông sản xuất các loại nông sản chủ lực, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

  • Khởi nghiệp xanh từ phân trùn quế

    Khởi nghiệp xanh từ phân trùn quế

    Anh Lê Minh Vương ở thôn Tân Sơn 1, xã Thành Hải (TP. Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận) là một trong 85 doanh nông nhận được thư khen của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan với dự án khởi nghiệp xanh tạo ra những sản phẩm phân bón hữu cơ từ trùn (giun) quế.

  • Nông dân Bảo Yên tham quan học tập kinh nghiệm nuôi trùn quế

    Nông dân Bảo Yên tham quan học tập kinh nghiệm nuôi trùn quế

    Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.

Top